Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 54: Hệ Mặt Trời

Hoạt động 6. Tìm hiểu  hệ Mặt Trời (90 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

7.KHTN 1.2 21.PC.TT.1 21.PC.TT.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PPDH Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

KT: Động não, thảo luận nhóm.

* Chuẩn bị: video giới thiệu hệ ngân hà và hệ mặt trời

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

*Khởi động: GV chiếu video clip giới thiệu dải ngân hà và hệ mặt trời

https://www.youtube.com/watch?v=doq_UgkYaK4 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu hệ Mặt Trời

– GV đặt các câu hỏi:

H1. Hệ Mặt Trời bao gồm những gì?

H2. Hãy kể tên tám hành tinh từ gần nhất đến xa Mặt Trời nhất.

H3. Các hành tinh đứng yên hay chuyển động?

H4: Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu trong hệ Mặt Trời?

– GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.

– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập số.

GV nêu thêm: Ngoài các hành tinh, trong hệ Mặt Trời còn có các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch. Sau đó GV yêu cẩu HS rút ra kết luận về cấu trúc của hệ Mặt Trời.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu hỏi Trả lời
Câu 1:Hãy kể tên các hành tinh, vệ tinh xuất hiện trong hình 54.1.
Câu 2: Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu trong hệ Mặt Trời?
Câu 3:  Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời không? So sánh chiều chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu các đặc trưng của tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời

HS đọc nội dung SGK phần II và kết hợp hoạt động nhóm để hoàn thiện các câu hỏi trong SGK

Rút ra so sánh về khoảng cách từ các hành tinh khác nhau đến Mặt Trời và so sánh chu kì chuyển động của chúng quanh Mặt Trời.

Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc SGK và hoạt động nhóm  để hoàn thiện  Phiếu học tập.

Thực hiện: HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất các kiến thức về tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong phiếu học tập 

PHIẾU HỌC TẬP 
Xác định cấu trúc của hệ mặt trời
1. Hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh
2. Hành tinh nào gần Mặt trời nhất
3. Hành tinh nào xa mặt trời nhất
4. Tính từ Mặt trời thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu?
5. Hành tinh nào gần Trái đất nhất, Nó cách Trái Đất bao nhiêu kilômét?
6. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt trời không?
7.So sánh chiều chuyển động của Mặt trời quanh các hành tinh.
8. Trong hệ Mặt trời, khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt trời có bằng nhau không? 
9. Chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh có như nhau không?
10. Chu kì chuyển động của các hành tinh phụ thuộc vào khỏang cách tới Mặt trời như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập

– GV quan sát, hỗ trợ

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung

– GV nhận xét và chốt nội dung về sơ lược cấu tạo hệ Mặt Trời; lý do ta quan sát được Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi; khái niệm chu kì quay, đặc điểm chu kì quay của các hành tinh khác nhau trong hệ Mặt Trời và  ghi chép lại nội dung chính, đáp án câu hỏi trong SGK.

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) gồm Mặt Trời ở trung tâm và tám hành tinh quay quanh là Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Các hành tinh vừa chuyền động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau, Thuỷ tinh gần Mặt Trời nhất, Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.

 

  1. Sản phẩm học tập 

H1. Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời.

H2. Có tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời, theo thứ tự từ gần nhất đến xa Mặt Trời nhất là: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

H3. Các hành tinh vừa chuyển động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó với chu kì riêng.

H4: Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ 3.

 

PHIẾU HỌC TẬP 
Xác định cấu trúc của hệ mặt trời
1. Hệ Mặt trời có bao nhiêu hành tinh 8 hành tinh
2. Hành tinh nào gần Mặt trời nhất Thuỷ tinh gần Mặt Trời nhất
3. Hành tinh nào xa mặt trời nhất Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.
4. Tính từ Mặt trời thì Trái Đất là hành tinh thứ bao nhiêu? Tính từ Mặt Trời ra thì Trái Đất là hành tinh thứ 3
5. Hành tinh nào gần Trái đất nhất, Nó cách Trái Đất bao nhiêu kilômét? – Kim tinh. Cách Trái Đất khoảng 0,28 Au – 42 triệu km.
6. Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt trời không? Các hành tinh có chuyển động quanh Mặt Trời.
7.So sánh chiều chuyển động của Mặt trời quanh các hành tinh. Các hành tinhchuyển động quanh Mặt Trời với cùng một chiều như nhau.
8. Trong hệ Mặt trời, khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt trời có bằng nhau không?  Trong hệ Mặt Trời, khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời không bằng nhau.
9. Chu kì chuyển động quanh Mặt trời của các hành tinh có như nhau không? Chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh không như nhau
10. Chu kì chuyển động của các hành tinh phụ thuộc vào khỏang cách tới Mặt trời như thế nào? Hành tinh càng xa Mặt Trời thì chu kì quay quanh Mặt Trời càng lớn.

 

– Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương hệ) gồm Mặt Trời ở trung tâm và tám hành tinh quay quanh là Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Các hành tinh vừa chuyền động quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục của nó.

Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời là khác nhau, Thuỷ tinh gần Mặt Trời nhất, Hải Vương tinh xa Mặt Trời nhất.

  1. Phương án đánh giá 

* Bảng kiểm

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có biết hệ Mặt trời gồm bao nhiêu hành tinh không?
2. HS có kể tên được các hành tinh trong hệ Mặt trời  không?
3. HS có biết các hành tình khác nhau có khỏang cách với Mặt trời khác nhau không?
4. HS có biết các hành tình khác nhau có chu kì khác nhau không?
5. HS có xác định được hành tinh gần, xa Mặt trời, Trái đất nhất không?
6. HS có xác định được vị trí của Mặt trời, Trái đất trong hệ Mặt trời không?
7. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
8. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
9. HS có đánh giá khách quan sản phẩm của các nhóm không?
10. HS chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của GV giao nhiệm vụ về nhà không?

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *