- MỤC TIÊU
- Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau;
– Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp;
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
- Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được hiện tượng tự nhiên. Trình bày được vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống.
– Tìm hiểu tự nhiên: Nêu được khái niệm của KHTN thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK;
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực chính của KHTN: Sinh học, Hoá học và Vật lí học.
- Phẩm chất
– Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
– Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững;
– Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK;
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
- CHUẨN BỊ
– Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh.
– Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong Hình 1.1 theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | PP, KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá | |
Phương pháp | Công cụ | ||||
HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên (30 phút) | 1.KHTN1.1
5.KHTN 2.4 10.TC.1.1
8.KHTN3.1 10.TC.1.1 12.GQ.4 |
– Phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động trong cuộc sống hằng ngày.
– Phân biệt vật sống và vật không sống
|
PP: Trực quan, gợi mở
KT: Động não, hình thức làm việc nhóm |
Quan sát
Hỏi đáp
|
Câu hỏi, thang đo |
HĐ2: Tìm hiểu Vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống
(15 phút) |
7.KHTN 3.2
10.TC.1.1 |
– Vai trò của khoa học tự nhiên trong công nghệ và đời sống
|
PP: Đàm thoại, gợi mở
KT:Động não hoăc tia chớp |
Hỏi đáp
Viết |
Câu hỏi
Bài tập |
HĐ 3: Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (45 phút) | 2.KHTN 1.2
6.KHTN 2.1 9.KHTN3.2 10.TC.1.1 11.GQ.1 |
– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành
– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp |
PP: Trực quan, bàn tay nặn bột
KT: Động não thảo luận nhóm, mảnh ghép. |
Viết | Câu hỏi, thang đo |
HĐ 4: Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành (45 phút) | 2.KHTN 1.2
6.KHTN 2.1
|
– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
|
PP: Đặt vấn đề,
KT: Khăn trải bàn |
Hỏi đáp
Viết |
Câu hỏi
Bài tập |
Hoạt động 5: Tìm hiểu kính lúp
(45 phút) |
Rubric | – Kính lúp.
– Phiếu học tập – Vài chiếc lá cây dùng làm vật mẫu. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu kính lúp
(45 phút) |
Rubric | – Kính lúp.
– Phiếu học tập – Vài chiếc lá cây dùng làm vật mẫu. |
HĐ6: Tìm hiểu kính hiển vi (45 phút) | 9.KHTN3.2 | – Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên | PP: Trực quan, thảo luận nhóm | Viết
Quan sát, Hỏi đáp
|
Câu hỏi
Thang đo
|
- HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên, vật sống và vật không sống
- Mục tiêu hoạt động
1.KHTN1.1 5.KHTN 2.4 10.TC.1.1
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị hình ảnh hoặc trình chiếu slide.
GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT động não, hình thức làm việc nhóm
GV tổ chức cho HS hoạt động thảo luận nội dung trong SGK.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Khởi động
– GV đặt vấn đề
Em hãy nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hằng ngày ở trên hình trên.
Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào?
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên, vật sống và vật không sống
Thông qua các hiện tượng tự nhiên đơn giản thường gặp trong đời sống và các thí nghiệm dễ làm, hấp dẫn, để giúp HS hiểu thế nào là hiện tượng tự nhiên và nhiệm vụ của KHTN. Cho HS hiểu khái niệm KHTN thông qua nhiệm vụ của nó.
– Hướng dẫn HS hiểu thể nào là hiện tượng tự nhiên
– GV Thông báo đặc điểm của mọi hiện tượng tự nhiên là xảy ra theo những quy luật nhất định số định luật của tự nhiên.
– Vận dụng trả lời các thí nghiệm trong Hình 1.1
Khi đưa hai đầu của hai thanh nam châm đến gần nhau thì khi nào chúng hút nhau, khi nào chúng đẩy nhau? Làm thí nghiêm kiểm tra. | Khi bị đun nóng thì đường có bị biến đổi thành chắt khác không? Làm thí nghiêm đế kiểm tra. |
Nhúng chiếc bút chì vào cốc nước thì thấy bút chì như bị gãy ở mặt nước. Làm thí nghiệm kiểm tra. | Đem cốc thuỷ tinh chụp kín cây thì cây có phát triển bình thường được không? |
Hình 1.1 Một số hiện tượng của khoa học tự nhiên |
– Xác định nhiệm vụ của KHTN.
Em hãy chép Bảng 1.1 vào vở rồi sắp xếp các hiện tượng ở Hình 1.1 vào ba lĩnh vực chính của KHTN bằng cách đánh dấu “X” vào bảng.
HD: Bảng 1.1
Hiện tượng | Lĩnh vực khoa học tự nhiên | ||
Sinh học | Hóa học | Vật lí học | |
a | ? | ? | ? |
b | ? | ? | ? |
c | ? | ? | ? |
d | ? | ? | ? |
– GV yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong đời sống để minh hoạ
– Chỉ cho HS hiểu khái niệm KHTN thông qua nhiệm vụ của nó, không phát biểu định nghĩa KHTN
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Tìm hiểu vật sống và vật không sống
– Yêu cầu HS tự tìm hiểu mục II. Vật sống và vật không sống theo cá nhân và trả lời câu hỏi trong SGK.
– Em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau (sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản). Rút ra, vật nào là vật sống, vật không sống trong các hình sau:
– Dấu hiệu đặc trưng của vật sống?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vật sống và vật không sống
GV yêu câu HS lây thêm ví dụ về vật sổng và vật không sống mà các em gặp trong thực tế.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và tổng kết
- Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
– Con gà: được ấp nở từ quả trứng, khi trưởng thành được sử dụng để cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu có gà trống thụ tinh, gà mái sẽ tiếp tục đẻ trứng và ấp nở thành gà con theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống, …
– Cây cà chua: được trồng từ hạt cà chua, cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Khi cây cà chua ra quả, quả chín và cho hạt có thể được trồng trở lại thành cây cà chua theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống, …
– Đá sỏi: do tự nhiên tạo ra, không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản.
– Máy tính: do con người chế tạo ra để sử dụng trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và cuộc sống hằng ngày. Máỵ tính không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản.
– Vật sống: con gà, cây cà chua;
– Vật không sống: đá sỏi, máy tính.
Vận dụng: Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống, vật nào là vật không sống?
- Con người 2. Trái Đất
- Cái bàn 4. Cây lúa
- Con voi 6. Cây cầu
Vật sống: Có sự trao đổi chất với môi trường bên trong và ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
Vật không sống: Không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản. |
- Sản phẩm học tập
HĐ 1: a) Đầu khác tên hút nhau, cùng tên đẩy nhau,
- b) Có bị biến đổi thành chất khác.
- c) HS làm thí nghiệm và nhận xét.
- d) Cây sẽ héo tàn.
HD: Bảng 1.1
Hiện tượng | Lĩnh vực khoa học tự nhiên | ||
Sinh học | Hóa học | Vật lí học | |
a | X | ||
b | X | ||
c | X | ||
d | X |
Vận dụng:
CH: Vật sống (1,4,5); vật không sống (2, 3, 6).
- Phương án đánh giá
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
||||
Tiếp thu, trao đổi ý kiến
– Mức 1: Chỉ nghe ý kiến – Mức 2: Có ý kiến – Mức 3: Có nhiều ý kiến và ý tưởng |
||||
Kết quả làm bài tập
– Mức 1: Trả lời đúng dưới 4 câu – Mức 2: Trả lời đúng 4-6 câu – Mức 3: Trả lời đúng 7 câu, giải thích đúng |
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểuVai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống
- Mục tiêu hoạt động
7.KHTN 3.2 10.TC.1.1 12.GQ.4
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị: GV chuẩn bị hình ảnh hoặc trình chiếu slide.
GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT động não, hình thức làm việc nhóm
GV tổ chức cho HS hoạt động thảo luận nội dung trong SGK.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Dựa vào việc so sánh các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng xưa và nay để giúp HS thấy được vai trò của KHTN đối với đời sống.
– GV cho HS thực hiện thao luận nhóm cặp đôi, tìm hiểu và trả lời câu hỏi trong SGK
– Câu 1: Dựa vào Hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống trước đây (khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển) và hiện nay. Tìm thêm ví dụ minh hoạ.
Câu 2: Chỉ ra những lợi ích và tác hại của ứng dụng khoa học tự nhiên trong Hình 1.3 đối với con người và môi trường sống
Hình 1.3 Lợi ích và tác hại của các ứng dụng khoa học tự nhiên
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và tổng kết
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu “Em đã biết”
- Sản phẩm học tập
Câu 1:: HS tự trả lời dựa trên Hình 1.2, ví dụ đối với lĩnh vực thông tin liên lạc:
– Khi khoa học và công nghệ chưa phát triển phương tiện truyền thông thô sơ, là dùng loa và di chuyển để đưa tin,
– Hiện nay: dùng điện thoại truy cập internet để đọc tin tức
Câu 2: HS tự trả lời dựa trên Hình 1.3. Lợi ích: công nghiệp phát triển, phương tiện giao thông hiện đại,… Tác hại khí thải, ô nhiễm môi trường…
Nội dung ghi bài
Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. Ba lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là Sinh học, Hoá học và Vật lí học. Các thành tựu của khoa học được áp dụng vào công nghệ, đề chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho đời sống con người. |
- Phương án đánh giá
Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | Hoàn toàn không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | |||||
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động | |||||
Kết quả sản phẩm tốt |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: