Giáo Án Sinh học lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo do tailieukhtn.com soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.

Mục lục Giáo án Sinh học 6 – Chân trời sáng tạo

Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; Tính chất và ứng dụng của chúng

  • Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
  • Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
  • Bài 13: Một số nguyên liệu
  • Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm

Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương pháp tách các chất

  • Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp
  • Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Chủ đề 6: Tế bào – Đơn vị cơ sở của sự sống

  • Bài 17: Tế bào
  • Bài 18: Thực hành quan sát tế bào sinh vật

Chủ đề 7: Từ tế bào đến cơ thể

  • Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
  • Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
  • Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống

  • Bài 22: Phân loại thế giới sống
  • Bài 23: Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân
  • Bài 24: Virus
  • Bài 25: Vi khuẩn
  • Bài 26: Thực hành quan sát vi khuẩn
  • Bài 27: Nguyên sinh vật
  • Bài 28: Nấm
  • Bài 29: Thực vật
  • Bài 30: Thực hành phân loại thực vật
  • Bài 31: Động vật
  • Bài 32: Thực hành quan sát và phân loại thực vật ngoài thiên nhiên
  • Bài 33: Đa dạng sinh học
  • Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

GIÁO ÁN SINH HỌC 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MỞ ĐẦU 

Bảng xác định thành phần năng lực KHTN; YCCĐ; loại nội dung kiến thức; định hướng PP, KTDH

Nội dung dạy học: MỞ ĐẦU 

Thời lượng: 7 tiết

Thành phần năng lực KHTN Yêu cầu cần đạt Loại nội dung kiến thức Định hướng PP, KTDH Định hướng PP, CC KTĐG
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên KHTN1.1 – Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên Khái niệm, thuyết và định luật hóa học cơ bản  PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở 

KT: Khăn trải bàn

PP:Hỏi – đáp

CC: Câu hỏi

KHTN 1. 2–Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành Khái niệm, thuyết và định luật hóa học cơ bản  PP: Bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: quan sát, viết

CC: BT thực nghiệm, thang đo

KHTN 1.2 – Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên Nguyên tố hóa học và chất PP: trực quan

KT: các mảnh ghép

PP: viết

CC: câu hỏi, thang đo

KHTN 2.1– Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: viết

CC: BT thực tiễn, thang đo

Tìm hiểu tự nhiên KHTN 2.4– Tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: quan sát, viết

CC: BT thực nghiệm, thang đo

KHTN 2.1– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não

PP: viết

CC: BT thực tiễn, thang đo

KHTN 2.2–Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống. Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột.

KT: Động não

PP: viết

CC: BT thực tiễn, thang đo

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học KHTN3.1–Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu; Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng. Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột.

KT: Động não

PP: viết

CC: BT thực tiễn, thang đo

KHTN3.2–Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên. Nguyên tố hóa học và chất PP: Nghiên cứu

KT: các mảnh ghép

PP: câu hỏi

CC: BT thực tiễn, thang đo

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MỞ ĐẦU 

Thời lượng: 7 tiết

  • MỤC TIÊU DẠY HỌC 
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ
(STT) Dạng mã hóa
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên –  Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên  (1) 1.KHTN1.1
– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (2) 2.KHTN 1.2
– Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên (3) 3.KHTN 1.2
– Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đối tượng nghiên cứu của chúng là gì (4) 4.KHTN 2.1
Tìm hiểu tự nhiên – Tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK (5) 5.KHTN 2.4
– Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn  (6) 6.KHTN 2.1 
–Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống. (7) 7.KHTN 3.2
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học –Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu; Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng. (8) 8.KHTN3.1
–Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên. (9) 9.KHTN3.2
NĂNG LỰC CHUNGG
Tự chủ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập (10) 10.TC.1.1
Giải quyết

vấn đề 

Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. (11) 11.GQ.1
Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. (12) 12.GQ.4
PHẨM CHẤT
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả thí nghiệm (13) 13 .PC.TT.1
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên (20 phút)
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên (25 phút) Bài tập thực tiễn:Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên

Thang đo 1

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học tự nhiên (45 phút) Bài tập thực nghiệm

Thang đo 2

Bài tập thực nghiệm

Rubric

Phiếu học tập

Dụng cụ-hóa chất: nước vôi trong, hạt đậu nảy mần, quả địa cầu, đèn pin

Hoạt động 4: Phân biệt vật sống và vật không sống  (45 phút) Tranh ảnh

Thang đo 3

Phiếu học tập
Hoạt động 5: Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành (45 phút) – Bản nội quy phòng thực hành

– Thang đo

Phiếu HT 1
Hoạt động 6: Kí hiệu cảnh báo và một số dụng cụ trong phòng thực hành (45 phút) Tranh ảnh

Thang đo  1

Phiếu học tập
Hoạt động 7: Giới thiệu một số dụng cụ đo (45 phút) Rubric  – Các loại thước, ống đong, cân, cốc chia độ…

– Phiếu học tập

Hoạt động 8: Kính lúp và kính hiển vi quang học (45phút) Thang đo 

Rubric

Kính lúp, kính hiển vi.

Phiếu học tập

  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
HĐ1: (20 phút) 1.KHTN1.1

5.KHTN 2.4

10.TC.1.1

– Phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. PP: Trực quan, gợi mở

KT: Động não, hình thức làm việc nhóm

Quan sát

Hỏi đáp

Câu hỏi, thang đo
HĐ2: 

(25 phút)

7.KHTN 3.2

10.TC.1.1

– Vai trò của khoa học tự nhiên trong các lĩnh vực PP: Đàm thoại, gợi mở 

KT:Động não hoăc tia chớp

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

HĐ3:  (45 phút) 3.KHTN 1.2

8.KHTN3.1

10.TC.1.1

12.GQ.4

13 .PC.TT.1

– Thí nghiệm để biết được chúng thuộc các lĩnh vực khoa học nào

– Xác định được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.

PP:Bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm 

KT: Động não kết hợp thảo luận nhóm

Quan sát, viết 

 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

Câu hỏi 

Rubric

HĐ4: Tìm hiểu 3 

(45 phút)

8.KHTN3.1

10.TC.1.1

12.GQ.4

– Phân biệt vật sống và vật không sống PP: trực quan

KT: Động não 

Quan sát

Viết 

Thang đo 

Câu hỏi, 

HĐ5: (45 phút) 2.KHTN 1.2

6.KHTN 2.1

9.KHTN3.2

10.TC.1.1

11.GQ.1

– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp 

PP: Trực quan, bàn tay nặn bột 

KT: Động não thảo luận nhóm, mảnh ghép.

Viết Câu hỏi, thang đo
HĐ6: (45 phút) 2.KHTN 1.2

6.KHTN 2.1 

– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành PP: Đặt vấn đề, 

KT: Khăn trải bàn

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

HĐ7:  (45 phút) 9.KHTN3.2 

13 .PC.TT.1

– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp 

– Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp,

PP: trải nghiệm, hợp tác

KT: Động não 

Quan sát, 

Hỏi đáp

viết 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

HĐ8: (45 phút)  9.KHTN3.2 – Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên PP: Trực quan, thảo luận nhóm Viết

Quan sát, 

Hỏi đáp

Câu hỏi 

Thang đo

  • HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên (20 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1        5.KHTN 2.4 10.TC.1.1

  • Tổ chức hoạt động
    • Chuẩn bị: GV chuẩn bị hình ảnh hoặc trình chiếu slide.
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT động não, hình thức làm việc nhóm

GV tổ chức cho HS hoạt động  thảo luận nội dung trong SGK.

GV đưa ra câu hỏi: Hoạt động nào trong các hình từ 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học?

GV  hướng dẫn HS lập bảng phân loại:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các hoạt động Hoạt động trong cuộc sống Hoạt động nghiên cứu khoa học
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
……

Thông qua nội dung thảo luận ở trên, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK.

Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống của con người và môi trường.

– Gv đưa ra bài tập trắc nghiệm vận dụng: 

Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

  1. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
  2. Các quy luật tự nhiên.
  3. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.
  4. D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?

  1. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
  2. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
  3. C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc. 
  4. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS thực hiện thảo luận hoàn thành nhiệm vụ
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

HS trình bày kết quả. GV nhận xét kết quả 

  • Sản phẩm học tập 
Các hoạt động Hoạt động trong cuộc sống Hoạt động nghiên cứu khoa học
Hình 1.1 Thả diều X
Hình 1.2 Lấy mẫu nước nghiên cứu X
Hình 1.3 Gặt lúa X
Hình 1.4 Rửa bát, đĩa X
Hình 1.5 Hoạt động tập thể X
Hình 1.6 Làm thí nghiệm X
Hình 1.7 Tập thể dục X
Hình 1.8 Lai tạo giống cây trồng X
Hình 1.9 Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi X
  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo
Thang đo 1
Tiêu chí: Kết quả sản phẩm của học sinh Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1-Xác định đúng 1-4 đáp án
Mức 2 –Xác định đúng 5-8 đáp án  
Mức 3 –Xác định đúng 9 đáp án (Phân biệt đúng 9 hoạt động)

HOẠT ĐỘNG 2:  Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên  (25 phút)

    1. Mục tiêu hoạt động: 7.KHTN 3.2 10.TC.1.1
  • Tổ chức hoạt động

GV sử dụng PP  đàm thoại – gợi mở, KT động não, hình thức làm việc nhóm

  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm

GV sử dụng kĩ thuật động não để hướng dẫn và gợi ý HS thảo luận nội dung trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1) Hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên được thể hiện trong các hình từ 1.7 đến 1.10.
2)  Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên.

Hoàn thành phiếu học tập sau

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu vai trò của khoa học tự nhiên

GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột, kĩ thuật động não hình thức làm việc nhóm

GV cho học sinh thảo luận. Hoàn thành phiếu học tập 1.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập GV đến quan sát các nhóm,
  • Các nhóm làm bài tập vận dụng
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

Kết quả dự kiến của HS như sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1) Hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên được thể hiện trong các hình từ 1.7 đến 1.10. – Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống: Hình 1.7. Trồng dưa lưới.

– Sản xuất, kinh doanh: Hình 1.8. Thiết bị sản xuất dược phẩm.

– Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống; sản xuất, kinh doanh: Hình 1.9. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.

– Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên: Hình 1.10. Giải thích hiện tượng nguyệt thực.

2)  Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên. – Học sinh thuyết trình, chuẩn bị các hình ảnh minh họa
Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:

– Hoạt động nghiên cứu khoa học

– Nâng cao nhân thức của con người về thế giới tự nhiên.

– Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

– Chăm sóc sức khỏe con người.

– Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Vận dụng

* Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô lớn. Hãy cho biết vai trò nào của khoa học tự nhiên trong hoạt động đó?

– Đây là hoạt động thực hành vận dụng nội dung bài học. Việc ứng dụng kĩ thuật tưới rau tự động vào cuộc sống sẽ giúp bà con nông dân giảm sức lao động, giảm nguồn nước tưới, tăng năng suất cây trổng. Kĩ thuật này bắt nguồn từ việc hiểu biết để chuyển đổi khoa học tự nhiên thành công nghệ, nhằm ứng dụng trong sản xuất và kinh doanh.

  • Sản phẩm học tập 
  • Các trả trả lời của HS đã thực hiện. 
  • Kết quả của PHT 
  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo
Thang đo phẩm chất trung thực (2)
Tiêu chí: Báo cáo kết quả Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1: Kể được vài trò của khoa học tự nhiên trong các hình, báo cáo kết quả còn thiếu sót
Mức 2: Kể được vài trò của khoa học tự nhiên trong các hình và liệt kê được 1 số hoạt động trong thực tế nhưng vẫn còn thiếu sót, thuyết trình còn lung túng.  
Mức 3: Kể được vài trò của khoa học tự nhiên trong các hình và liệt kê được khá nhiều hoạt động trong thực tế, chuẩn bị tốt, trình rõ ràng. 

HOẠT ĐỘNG 3:  Tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học tự nhiên (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

3.KHTN 1.2 8.KHTN3.1 10.TC.1.1 12.GQ.4 13 .PC.TT.1

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

Dụng cụ-hóa chất: Nước vôi trong, hạt đậu nảy mần, quả địa cầu, đèn pin

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu sự hòa tan của các chất trong nước

GV sử dụng Phương pháp bàn tay nặn bột: Thực hành thí nghiệm – Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật: Khăn trải bàn,  trò chơi Đoán ô chữ.

Khởi động

GV đặt vấn đề dùng trò chơi Đoán ô chữ với từ khoá là các lĩnh vực của khoa học tự nhiên để hoạt động khởi động trở nên hấp dẫn.

Hình thành kiến thức mới

 GV sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột, hướng dẫn các nhóm HS thực hiện các thí nghiệm 1, GV minh họa kết quả thí nghiệm qua video chiếu trên slide 2, 3, 4 v

– Thí nghiệm 1: Tờ giấy sau khi được thả sẽ từ từ rơi.

– Thí nghiệm 2: Nước vôi đục dần và xuất hiện chất rắn màu trắng, không tan (kết tủa). Nếu tiếp tục sục khí carbon dioxide (CO2) đến dư thì kết tủa sẽ tan dần và dung dịch trở nên trong suốt.

– Thí nghiệm 3: Sau khi hấp thu nước, hạt đậu sẽ nảy mầm và phát triển thành cây hoàn chỉnh.

– Thí nghiệm 4: Một chu kì ngày và đêm kéo dài 24 giờ do Trái Đất quay xung quanh một trục. Nhờ vào Mặt Trời mà có ban ngày nhưng Mặt Trời chỉ có thể chiếu sáng được 1/2 bề mặtTrái Đất. Do đó, khi 1/2 bề mặt Trái Đất này là ban ngày thì 1/2 bề mặt Trái Đất còn lại là ban đêm và ngược lại.

GV gợi ý cho HS thảo luận nội dung 1 trong SGK.

  1. Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1,2,3 và 4 thuộc lĩnh vực khoa học nào?
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4

Luyện tập

– GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, tổ chức hoạt động luyện tập cho HS.

Câu 1: Ứng dụng trong các hình từ 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Bảng hỏi)
Lĩnh vực Sinh học Hoá học Vật lí học Khoa học Trái Đất Thiên văn học
Hình 

– GV có thể hướng dẫn các nhóm HS kể thêm một số ứng dụng của khoa học tự nhiên trong cuộc sống mà các em được biết qua tìm hiểu thực tế, sau đó yêu cầu HS cho biết các ứng dụng đó liên quan đến lĩnh vực chủ yếu nào của khoa học tự nhiên. 

Thông qua hoạt động 1, GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để rút ra kết luận về các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên, bao gồm: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

  • Sản phẩm học tập 
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4
Vật lí học Hoá học Sinh học Thiên văn học

Phiếu học tập số 2:

+ Trồng rau thủy canh (Hình 2.3), chăn nuôi bò sữa (Hình 2.5): Sinh học.

+ Bón vôi khử chua cho đất (Hình 2.6): Hoá học.

+ Sử dụng pin năng lượng mặt trời tạo điện năng (Hình 2.7): Vật lí học.

+ Dự báo thời tiết (Hình 2.4): Khoa học Trái Đất.

+ Sử dụng kính thiên văn quan sát bầu trời (Hình 2.8): Thiên văn học.

Ví dụ:

+ Làm sữa chua: Hoá học, Sinh học;

+ Ghép, chiết cây: Sinh học;

+ Sản xuất phân bón: Hoá học, Sinh học;

+ Sản xuất điện thoại, ti vi: Vật lí.

Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:

Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi. Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.

Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.

Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bẩu khí quyển của nó.

Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bẩu trời.

  • Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

HOẠT ĐỘNG 4:  Phân biệt vật sống và vật không sống  (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

10.TC.1.1 12.GQ.4

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

 GV hướng dẫn HS quan sát các hình từ 2.9 đến 2.12 trong SGK và gợi ý cho HS thảo luận nội dung 2.

Quan sát các hình từ 2.9 đến 2.12, em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau (sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản).

* Vật nào là vật sống, vật không sống trong các hình từ 2.9 đến 2.12?

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vật sống và vật không sống 

GV yêu câu HS lây thêm ví dụ về vật sổng và vật không sống mà các em gặp trong thực tế.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

– Con gà: được ấp nở từ quả trứng, khi trưởng thành được sử dụng để cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu có gà trống thụ tinh, gà mái sẽ tiếp tục đẻ trứng và ấp nở thành gà con theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống, …

– Cây cà chua: được trồng từ hạt cà chua, cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Khi cây cà chua ra quả, quả chín và cho hạt có thể được trồng trở lại thành cây cà chua theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống, …

– Đá sỏi: do tự nhiên tạo ra, không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản.

– Máy tính: do con người chế tạo ra để sử dụng trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và cuộc sống hằng ngày. Máỵ tính không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản.

– Vật sống: con gà, cây cà chua;

– Vật không sống: đá sỏi, máy tính.

Vật sống: Có sự trao đổi chất với môi trường bên trong và ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

 Vật không sống: Không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Luyện tập

Câu 1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

  1. Vật lí học. B. Hoá học và Sinh học.
  2. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người.

Câu 2. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

  1. Hoá học. B. Vật lí. C. Thiên văn học. D. Sinh học.

Câu 3. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? 

  1. Vật lí. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Câu Tl
Câu 4. Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống?
Câu 5. Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên: 

a, Vật lý học     b, Hóa học      c, Sinh học    d, Khoa học TĐ    e, Thiên văn học 

Câu 6. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? 

A. Con ong          B. Vi khuẩn

C. Than củi         D. Cây cam

Câu 7. Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hóa học,…) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào? 
Câu 8. Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người.
  • Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

Câu 1 Câu 2 Câu 3
D D C
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
Câu 4. Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống? – Một chú robot là vật không sống. Tuy robot có thể cười, nói và hành động như một con người nhưng không có những biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
Câu 5. Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên: 

a, Vật lý học               

b, Hóa học           

c, Sinh học              

d, Khoa học Trái Đất    

e, Thiên văn học 

a, Vật lí học: Nhiệt kế bằng thủy ngân dùng để đo nhiệt độ.

b, Hóa học: Dùng bình cứu hỏa bột hóa hoc để chữa cháy.

c, Sinh học: Con gà đẻ trứng, quả trứng nở thành gà con.

d. Khoa học Trái đất: Dự báo thời tiết hàng ngày.

e. Thiên văn học: dùng kính thiên văn chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.

Câu 6. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? 

A. Con ong          B. Vi khuẩn

C. Than củi         D. Cây cam

D. Than củi
Câu 7. Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hóa học,…) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào?  – Khoa học vật chất  (vật lí, hóa học,…) nghiên cứu vật không sống

– Khoa học sự sống (sinh học) nghiên cứu vật sống.

Câu 8. Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người.
  1. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  Mức độ tham gia hoạt động nhóm

 – Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

  – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Tiếp thu, trao đổi ý kiến

– Mức 1: Chỉ nghe ý kiến

 – Mức 2: Có ý kiến

  – Mức 3: Có nhiều ý kiến và ý tưởng

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

 – Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

 – Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Kết quả làm bài tập thực tiễn

– Mức 1: Trả lời sơ xài, chưa đủ ý

 – Mức 2: Trả lời đủ

 – Mức 3: Trả lời đúng, đầy đủ, rõ ràng

  Kết quả làm bài tập 

 – Mức 1: Trả lời đúng dưới 4 câu 

– Mức 2: Trả lời đúng 4-7 câu

 – Mức 3: Trả lời đúng 8 câu, giải thích đúng  

HOẠT ĐỘNG 5: Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

2.KHTN 1.2 6.KHTN 2.1 9.KHTN3.2

10.TC.1.1 11.GQ.1

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm 

KT: Động não, thảo luận nhóm, mảnh ghép.

  • Chuẩn bị: Hình ảnh
  • Khởi động

GV cho quan sát một bức tranh mô tả các HS đang đùa nghịch với các dụng cụ thí nghiệm trong phòng thực hành để HS có thể trao đổi, thảo luận nhận ra các lỗi vi phạm và những nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu quy định an toàn phòng thực hành.

– GV cho HS quan sát hình 3.1 ( trình chiếu slide) và hướng dẫn HS thảo luận nội dung 1 trong SGK

– GV cho HS nghiên cứu các quy định an toàn trong SGK cũng như trong nội quy phòng thực hành. GV  sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia nhóm cho HS thảo luận và điền thông tin vào bảng sau:

Phải làm Không được làm
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
Phải làm Không được làm
Cặp, túi, ba lô phải để đúng quy định. Có đầy đủ các dụng cụ bảo hộ như kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hóa chất, khẩu trang thí nghiệm, áo quần bảo hộ thích hợp,… khi làm thí nghiệm, thực hành. Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của GV. Tóc thả dài, đi giày dép cao gót.
Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm thí nghiệm. Tự làm các thí nghiệm khichưacó sự đồng ý của GV.
Thực hiện đúng nội quy phòng thực hành, hiểu rõ các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. Nếm thử hóa chất, làm hư hỏng các dụng cụ, vật mẫu thực hành.
Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành Cầm và lấy hóa chất bằng tay.
Rửa tay thường xuyên để tránh dính hóa chất.
Thông báo ngay với GV khi gặp các sự cố mất an toàn như bị đứt tay, hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt,làm vỡ dụng cụ thủy tinh, gây đổ hóa chất, cháy nổ, chập điện,…
  1. Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá 

GV quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

HOẠT ĐỘNG 6:  Kí hiệu cảnh báo và một số dụng cụ trong phòng thực hành. (45phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

2.KHTN 1.2 6.KHTN 2.1 9.KHTN3.2

10.TC.1.1 11.GQ.1

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, bàn tay nặn bột

KT: Động não, thảo luận nhóm, mảnh ghép.

  • Chuẩn bị: Hình ảnh

– GV nêu lý do vì sao cần phải biết và thực hiện đúng các quy tắc an toàn trong Phòng thực hành.

– GV hướng dẫn HS quan sát các biển kí hiểu cảnh báo trong hình 3.2 và chia nhóm HS, thảo luận các nội dung 2 và 3 trong SGK.

  1. Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiểu.

GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Đuổi hình bắt chữ qua powerpoint sử dụng các kí hiệu không theo trật tự trong SGK và yêu cầu các em chỉ ra ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo đó.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • Học sinh khác nhận xét
  • GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Bảng kí hiệu Tên  Ý nghĩa
Chất dễ cháy Hóa chất độc đối với sức khỏe, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm
– Chất ăn mòn Không để dây ra kim loại, các vật dụng hoặc cơ thể vì có thể gây ăn mòn;
– Chất độc cho môi trường Không thải ra môi trường nước, không khí, đất;
– Chất độc sinh học Tác nhân virus, vi khuẩn nguy hiểm sinh học, không đến gần
– Nguy hiểm về điện  Tránh xa vì có thể bị điện giật
– Hóa chất độc hại Hóa chất độc đối với sức khỏe, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm
– Chất phóng xạ Nguồn phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe
– Cấm sử dụng nước uống Nước dùng cho thí nghiệm, không phải nước uống
– Cấm lửa Khu vực dễ xảy ra cháy, cẩn thận với nguồn lửa;
– Nơi có bình chữa cháy Khu vực có bình chữa cháy, lưu ý để sử dụng khi có sự cố cháy;
– Lối thoát hiểm Chỗ thoát hiểm khi gặp sự cố hỏa hoạn, cháy nổ,…
  1. Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?

Để có thể tạo sự chú ý mạnh và dễ quan sát.

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.

Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết.

  • Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng.
  • Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng.
  • Kí hiệu cảnh báo nguy hại do hoá chất gầy ra: hình vuông, viền đen, nền đỏ.

Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ.

  1. Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  Mức độ tham gia hoạt động nhóm

 – Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

  – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

 – Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

 – Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Kết quả làm bài tập thực tiễn

– Mức 1: Trả lời sơ xài, chưa đủ ý

 – Mức 2: Trả lời đủ

 – Mức 3: Trả lời đúng, đầy đủ, rõ ràng

HOẠT ĐỘNG 7:  Giới thiệu một số dụng cụ đo (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

9.KHTN3.2 13 .PC.TT.1

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, thảo luận nhóm

  • Chuẩn bị: 
  • GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

– GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, hướng dẫn HS quan sát hình 3.3 và gợi ý HS thảo luận các nội dung 4, 5, 6 trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập sau

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1. Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết.
Câu 2. Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì.        
Câu 3. Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. 
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • Học sinh khác nhận xét, bổ sung
  • GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1. Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết. – Thước, nhiệt kế, cân…
Câu 2. Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì.         – Thước cuộn: Đo chiều dài;

– Đồng hồ bấm giây: Đo thời gian;

– Lực kế: Đo lực;

– Nhiệt kế: Đo nhiệt độ;

– Bình chia độ (ống đong) và cốc chia độ: Đo thể tích chất lỏng;

– Cân đồng hồ và cân điện tử: Đo khối lượng;

– Pipette: Chuyển chất lỏng với thể tích xác định từ vật chứa này sáng vật chứa khác.

Câu 3. Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng. 
  • Ước lượng thể tích chất lỏng cẩn đo.
  • Chọn cốc chia độ thích hợp với thể tích cẩn đo.
  • Đặt cốc chia độ thẳng đứng, cho chất lỏng vào bình.
  • Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc.
  • Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc chia độ.

Từ hoạt động 3, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý của SGK.

Luyện tập

* Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước theo mẫu bảng sau cho phù hợp:

Quy trình đo Nội dung
Bước…? Chọn dụng cụ đo phù hợp
Bước…? Ước lượng đại lượng cần đo
Bước…? Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
Bước…? Điều chỉnh dụng cụ đo về vạch số 0
Bước…? Thực hiện phép đo

– GV hướng dẫn HS điền và sắp xếp lại thứ tự nội dung các bước

Quy trình đo Nội dung
Bước 2 Chọn dụng cụ đo phù hợp
Bước 1 Ước lượng đại lượng cần đo
Bước 5 Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
Bước 3 Điều chỉnh dụng cụ đo về vạch số 0
Bước 4 Thực hiện phép đo

Vận dụng

* Em hãy thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.

–  GV có thể hướng dẫn HS thực hành trên lớp. 

– GV hướng dẫn HS ước lượng khối lượng hòn đá và chọn cân phù hợp, trong trường hợp này hòn đá có khối lượng khoảng 500g nên có thể chọn cân điện tử và cân được 482,63 g. Sau đó cho HS cân khay đựng và trừ đi sẽ có khối lượng của hòn đá.

– Để xác định được thể tích vật rắn chìm được trong nước và không thấm nước, GV hướng dẫn HS dùng cốc chia độ hoặc bình tràn như sau:

– Cách dùng cốc chia độ như sau:

Bước 1: Ước lượng thể tích cân đo;

Bước 2: Chọn cốc chia độ có giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) thích hợp; 

Bước 3: Thả chìm vật đó vào, nước dâng lên bằng thể tích của vật.

– Cách sử dụng bình tràn như sau: Nên thực hành đo vật có kích thước nhỏ (hòn đá, hòn sỏi,…). Khi vật rắn không bỏ lọt vào cốc chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của nước tràn ra bằng thể tích của vật.

Bước 1: Thả vật vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn vào bình chứa; 

Bước 2: Đo thể tích nước tràn ra bằng cốc chia độ hoặc bình chia độ, đó là thể tích của vật cần đo.

Nếu dùng ca (nhựa/thủy tinh) thay cho bình tràn và chậu (nhựa/nhôm) thay cho bình chứa để đo thể tích của vật thì cần lưu ý:

+ Lau khô chậu trước khi đo;

+ Khi nhấc ca ra khỏi chậu, không làm đổ hoặc sánh nước ra chậu;

+ Đổ hết nước cẩn thận từ chậu vào cốc chia độ (tránh làm đổ nước ra ngoài).

  1. Sản phẩm học tập 

Kết quả phiếu học tập và kết quả thí nghiệm

  1. Phương án đánh giá 

 – GV cho nhóm HS đánh giá đồng đẳng  hoạt động   bằng bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  Mức độ tham gia hoạt động nhóm

 – Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

  – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Tiếp thu, trao đổi ý kiến

– Mức 1: Chỉ nghe ý kiến

 – Mức 2: Có ý kiến

  – Mức 3: Có nhiều ý kiến và ý tưởng

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

 – Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

 – Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Kết quả làm bài tập thực tiễn

– Mức 1: Trả lời sơ xài, chưa đủ ý

 – Mức 2: Trả lời đủ

 – Mức 3: Trả lời đúng, đầy đủ, rõ ràng

HOẠT ĐỘNG 8: Kính lúp và kính hiển vi quang học  (45phút) 

  1. Mục tiêu hoạt động

9.KHTN3.2     

  1. Tổ chức hoạt động

Phương pháp: Trực quan, quan sát

  • Chuẩn bị: Kính lúp, kính hiển vi
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp

 GV cho HS quan sát kính lúp trong phòng thực hành và quan sát qua hình 3.6, 3.7 trong SGK. Sau đó, gợi ý cho HS thảo luận câu hỏi 7 trong SGK.

  1. Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng?

Kích thước của vật tăng lên so với khi không dùng kính.

GV gợi ý HS rút ra cấu tạo kính lúp và cách sử dụng kính lúp theo SGK.

Luyện tâp 

* Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.

– GV hướng dẫn HS dùng kính lúp để đọc chữ và HS nhận ra dễ đọc vì kích cỡ chữ phóng to lên nhiều.

– GV cũng có thể chuẩn bị sẵn một số mẫu vật như lá cây, bông hoa, con châu chấu,… để cho HS quan sát bằng kính lúp hoặc tổ chức cho HS quan sát thực tế ngoài thiên nhiên (vườn trường,…).

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi quang học

 – GV cho HS quan sát kính hiển vi trong phòng thực hành của trường và quan sát hình 3.8, hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 8 và 9 trong SGK.

  1. Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học

– Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, mâm kính, đĩa mang vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp, kẹp tiêu bản.

– Bộ phận quang học: thị kính, vật kính.

9. Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?

Giúp ta quan sát các chi tiết cấu tạo rất nhỏ mà mắt thường hoặc dùng kính lúp không thấy rõ.

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận 3 bước sử dụng kính hiển vi quang học theo gợi ý của SGK.

Luyện tâp * Thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học.

– GV chia các nhóm HS và cho thực hành 3 bước sử dụng kính hiển vi như SGK.

– GV yêu cầu các em đọc kĩ các bước sử dụng kính hiển vi trong SGK và hướng dẫn HS làm theo mô phỏng hình 3.9. 

GV sẵn sàng trợ giúp HS thực hiện đúng các thao tác khi cần thiết và lưu ý HS cách bảo quản kính hiển vi

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • Học sinh khác nhận xét, bổ sung
  • GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhận xét và tổng kết

Vận dụng

* Sử dụng kính hiển vi, em hãy quan sát một số mẫu tiêu bản trong phòng thực hành.

  1. Sản phẩm học tập 
  2. Đáp án B.      2. Đáp án A.          3. Đáp án D.
  3. a) Kí hiệu chỉ dẫn thực hiện: nơi có bình chữa cháy, lối thoát hiểm.
  4.   b) Kí hiệu báo nguy hại do hóa chất gây ra: chất dễ cháy, chất ăn mòn, chất độc môi trường, chất độc sinh học.
  5.   c) Kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm: nguy hiểm về điện, hóa chất độc hại, chất phóng xạ.
  6.   d) Kí hiệu báo cấm: cấm sử dụng nước uống, cấm lửa.
  7. a) Nhiệt kế; b) Cân đồng hồ.
  8. Kính lúp để quan sát những vật có kích thước nhỏ, mắt thường nhìn không rõ. Kính hiển vi để quan sát chi tiết những vật rất nhỏ mà mắt thường và kính lúp không thể quan sát được.
  9. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  Mức độ tham gia hoạt động nhóm

 – Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

  – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

 – Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

 – Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Kết quả làm bài tập vận dụng

– Mức 1: Trả lời sơ xài, chưa đủ ý

 – Mức 2: Trả lời đủ

 – Mức 3: Trả lời đúng, đầy đủ, rõ ràng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *