Giáo Án Sinh Học Lớp 10 Cánh Diều

Giáo án Sinh học 10 Cánh Diều do Tài Liệu KHTN soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.

GIÁO ÁN SOẠN ĐẦY ĐỦ CÁC BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH HỌC:

Bài 1. Giới thiệu chương trình môn sinh học, sinh học và sự phát triển bền vững

Bài 2. Các phương pháp nghiên cứu và học tập môn sinh học

Bài 3. Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Ôn tập phần một

Bài 4. Khái quát về tế bào

Bài 5. Các nguyên tố hóa học và nước

Bài 6. Các phân tử sinh học

Bài 7. Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Bài 8. Cấu trúc của tế bào nhân thực

Bài 9. Trao đổi chất qua màng sinh chất

Bài 10. Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

Bài 11. Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Bài 12. Thông tin tế bào

Bài 13. Chu kì tế bào và nguyên nhân

Bài 14. Giảm phân.

GIÁO ÁN SINH HỌC 10 CÁNH DIỀU (BẢN WORD)

TÊN BÀI DẠY: CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 

Thời gian thực hiện: 3 tiết

  1. Mục tiêu
  2. Năng lực

1.1.. Năng lực hóa học

Biết được: 

  • Lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Mô tả được cấu tạo BTH và nêu được khái niệm liên quan (ô, chu kì, nhóm)
  • Nguyên tắc xây dựng BTH.

Hiểu được: 

– Phân loại được nguyên tố

– Mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử với vị trí của nguyên tố trong BTH . 

1.2. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

– Năng lực quan sát

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

– Năng lực nghiên cứu, tìm tòi.

  1. Phẩm chất

    – Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

  1. Thiết bị dạy học và học liệu:
    • Slide trình chiếu, giáo án.
  • Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
  • Thẻ plicker, phiếu hẹn hò.

III. Tiến trình dạy học

  1. Hoạt động 1: Trải nghiệm kết nối
  2. a) Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS về chương cấu tạo nguyên tử, cấu hình electron để giải quyết vấn đề mới.
  3. b) Nội dung: Viết cấu hình e, xác định số lớp e, số e lớp ngoài cùng, loại nguyên tố. Sau đó, Gv đặt câu hỏi để tạo mâu thuẫn nhận thức. từ đó kết nối vào bài mới.
  4. c) Sản phẩm: 
Kí hiệu Cấu hình e Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Nguyên tố (s,p,d,f)
38Li 1s22s1 2 1 s
1s22s22p63s1 3 1 s
1s22s22p63s2 3 2 s
1s22s22p63s23p1 3 3 p
1s22s22p63s23p64s1 4 1 s
1s22s22p63s23p63d64s2 4 2 d


Nguyên tố cùng hàng: (Na, Mg, Al) và (K, Fe) 

Nguyên tố cùng cột: Na và K.

  1. d) Tổ chức thực hiện
  • Chuyển giao nhiệm vụ: 

– Chia lớp làm 8 nhóm

– HS hoạt động nhóm hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1 để ôn lại kiến thức cũ, vận dụng vào bài học mới.

Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để hoàn hành nhiệm vụ vào bảng phụ. 

  • Thực hiện nhiệm vụ: thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
  • Báo cáo: GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.

 GV tạo mâu thuẩn giữa các nhóm: Các nguyên tố như thế nào được xếp vào 1 hàng, 1 cột, chúng có đặc điểm gì giống nhau?

  • Đánh giá/ kết luận: Vì hoạt động trải nghiệm kết nối nên GV không chốt kiến thức mà dùng nó để dẫn dắt vào bài.
  1. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Lịch sử phát minh ra định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

  1. a) Mục tiêu: Hs biết được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Dạy HS có lòng biết ơn đối với những người đã tạo ra BTH.
  2. b) Nội dung: HS nhận xét hình 5.1 trả lời các câu hỏi của GV. Nhận xét nguyên tác xếp sắp các nguyên tố trong BTH.
  3. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

1/ Mendeveev sắp xếp các nguyên tố thành các cột theo khối lượng nguyên tử tăng dần được đặt phía sau nguyên tố. Những nguyên tố chưa biết được đánh dấu hỏi phía trước giá trị khối lượng nguyên tử.

2/ Nguyên tử khối của iodine (I) là 127, của Tellurium (Te) là 128 nhưng Te ại đứng trước I. DDIeeuf này trái với nguyên tắc sắp xếp của Mendeveev.

3/ Sc(?=45), Ga(?=68), Ge(?=70).

  1. d) Tổ chức thực hiện:
  • Chuyển giao nhiệm vụ: tổ chức TRÒ CHƠI HẸN HÒ
  • Hoạt động cá nhân trong thời gian 5 phút
  • Sau 5 phút GV yêu cầu hẹn hò thì HS tiến hành hẹn hò theo phiếu hẹn hò đã thiết ập ở những tiết trước/ hoặc giờ ra chơi. Tại đây, 2 HS chia sẻ thông tin cho nhau trong thời gian 3 phút.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1/ Quan sát hình 5.1, hãy mô tả BTH các ngyên tố hóa học của Mendeleev. Nhận xét về cách sắp xếp các nguyên tố hóa học theo chiều từ trên xuống dưới trong cùng 1 cột.

2/ Quan sát 2 nguyên tố Te và I trong hình 5.1, em nhận thấy điều gì khác thường?

3/ Hãy cho Biết các dấu chấm hỏi trong BTH ở hình 5.1 có hàm ý gì.

4/ Quan sát hình 5.2, hãy cho biết 3 nguyên tố Sc, Ga và Ge nằm ở vị trí nào trong BTH của Mendeveev.

Đồng hồ hẹn

  • Thực hiện nhiệm vụ: hoàn thành các câu hỏi trong PHT
  • Báo cáo: Giọi 1 HS nhưng lấy điểm cho cả cặp.
  • Đánh giá/ kết luận: GV chốt kiến thức.

Năm 1869, nhà hóa học Mendeleev đã công bố BTH các nguyên tố hóa học, trong đó, cá nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần khối lượng nguyên tử. BTH hiện đại ngày nay được xây dựng dựa trên cơ sở mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử và tính chất các nguyên tố, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử.

2.2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

2.2.1. Tìm hiểu về nguyên tắc sắp xếp BTH

  1. a) Mục tiêu: 

– Nêu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH

– Rèn năng  năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

  1. b) Nội dung: nghiên cứu BTH rút ra các nguyên tắc sắp xếp BTH.
  2. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
Hàng ngang Cột dọc
ĐTHN Tăng dần Tăng dần
Số lớp e Giống nhau Khác nhau
Số e HT Khác nhau Giống nhau


*Kết luận:

  1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
  3. Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
  4. d) Tổ chức thực hiện: 
  • Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận cặp đôi với bạn cùng bàn để trả lời 3 câu hỏi

Hãy nhận xét: 

1/ Điện tích hạt nhân của một số nguyên tố trong cùng một hàng ngang, trong cùng một cột dọc?

2/ Số lớp electron của các nguyên tố trong cùng một hàng ngang, trong một cột dọc.

3/ Số electron hóa trị của các nguyên tố trong cùng một hàng ngang, trong cùng một cột dọc.

Dựa vào các nhận xét trên HS rút ra nguyên tắc xây dựng BTH.

  • Thực hiện nhiệm vụ: hoàn thành 3 câu hỏi trên.
  • Báo cáo: cho các cặp xung phong, bạn giỏi đọc câu hỏi, bạn yếu hơn trả lời.
  • Đánh giá/ kết luận: GV tích dấu thưởng và chốt kiến thức nguyên tắc sắp xếp BTH.

Lưu ý: Số electron hóa trị =Số electron lớp ngoài + electron phân lớp sát lớp ngoài nếu chưa bão hòa.

2.2.2. Tìm hiểu về cấu tạo của BTH các nguyên tố hóa học

  1. a) Mục tiêu: 

1.Ô nguyên tố.

Nắm được các thông tin được ghi trong ô nguyên tố 

  1. Chu kì.

Biết được 

-BTH có bao nhiêu chu kì. 

-Vì sao các nguyên tố được xếp vào cùng chu kì. 

-Mối quan hệ giữa STT chu kì và đặc điểm cấu tạo.

-Số lượng nguyên tố trong mỗi chu kì.

  1. Nhóm nguyên tố

-Biết được nhóm nguyên tố.

– BTH có bao nhiêu cột và gồm mấy nhóm.

-Xác định được các nguyên tố xếp vào nhóm A, nhóm B.

  1. b) Nội dung: nghiên cứu về ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Nhóm A, B. Cách xác định nguyên tố s,p,d,f.
  2. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  3. d) Tổ chức thực hiện: 
  • Chuyển giao nhiệm vụ: Hoạt động cá nhân- BÀI TẬP CHẠY. 8 bạn nhanh nhất nộp vở lên bàn cô kiểm tra. Nếu đúng tích dấu thưởng. Nhờ hoạt động này GV chọn được 8 chuyên gia. 8 chuyên gia này sẽ về 8 nhóm tương ứng dưới lớp để chia sẻ cho các bạn trong lớp.

Vận dụng kiến thức về BTH các nhóm thưc hiện các nội dung sau:

Bài 1:  , , Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kì, nhóm), Giải thích. Các nguyên tố trên thuộc nguyên tố s, p, d hay f? vì sao?

Bài 2: Một nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VI của BTH. Hỏi:

a/ Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? giải thích.

b/ Các electron lớp ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy? Giải thích.

c/ Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.

  • Thực hiện nhiệm vụ: thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Báo cáo: dùng bộ bài hóa học gọi ngẫu nhiên 1 bạn lên bảng. nếu đúng thì bạn đó và chuyên gia của nhóm nhận được dấu thưởng.
  • Đánh giá/ kết luận: GV tích dấu thưởng và chốt kiến thức 
  1. Hoạt động 3: Luyện tập
  2. a) Mục tiêu: 

– Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về  nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH và cấu tạo BTH

– Tiếp tục phát triển năng lực: Giải thích một số  tính chất gần giống nhau của một số nguyên tố trong cùng nhóm 

Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.

  1. b) Nội dung:

GV chia lớp thành nhóm tham gia trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi trắc nghiệm để khắc sâu kiến thức.

Câu 1. Số nguyên tố trong chu kì 2 và 6 là

  1. 8 và 18. B. 18 và 32. C. 8 và 32. D. 18 và 18.

Câu 2. Số nhóm A và số nhóm B trong bảng tuần hoàn là

  1. 8 và 11. B. 8 và 8. C. 11 và 8. D. 10 và 8.

Câu 3.  Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố s thuộc nhóm

  1. IA. B. IA, IB. C. IA,IIA. D. IB,IIB.

Câu 4. Nhóm nguyên tố nào đứng đầu mỗi chu kì là

  1. Khí hiếm.                   B. Halogen.
  2. Kim loại kiềm.                               D. Kim loại kiềm thổ.

Câu 5.Các nguyên tố xếp ở chu kỳ 5 có số electron trong nguyên tử là

  1. 3.                         B. 3.                      C. 4.               D. 6.

Câu 6. Nguyên tố A có Z = 18,vị trí của A trong bảng tuần hoàn là 

  1. chu kì 3, phân nhóm VIB. B. chu kì 3, phân nhóm VIIIA.
  2. chu kì 3, phân nhóm VIA. D. chu kì 3, phân nhóm VIIIB.

Câu 7. Trong BTH nguyên tố R thuộc chu kì 2, nhóm IV. Phát biểu nào sau đây không chính xác?

  • Nguyên tử của nguyên tố R có 2 electron lớp ngoài cùng.
  • Nguyên tố R là nguyên tố p.
  • Nguyên tử của nguyên tố R có 16 electron.
  • Nguyên tử của nguyên tố R   có 4 lớp electron.

Câu 8. Nguyên tử R có tổng số các loại hạt là 25 .Xác định vị trí của A trong HTTH

  1. Chu kì 2 ,Nhóm VA                     B. Chu kì 3 ,Nhóm IIA
  2. Chu kì 2 nhóm VIA                     D. Chu kì 3,Nhóm IA

Câu 9. Hai nguyên tố X,Y liên tiếp trong cùng chu kì có tổng số proton là 39.  Xác định X,Y

  1. Na,Mg. B. K,Ca.         C. S,Cl .                     D. Mg,Ca.

Câu 10.Cho 5,6g hỗn hợp hai nguyên tố nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau thuộc nhóm IIA, tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24lit khí (đkc). Hai kim loại là

  1. Be và Mg.         B. Mg và Ca.
  2. Ca và Sr .                     D. Sr và Ba.
  3. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện: tổ chức dùng ứng dụng PLICKER
  • Chuyển giao nhiệm vụ: Quan sát câu hỏi, sau đó giơ cao thẻ plicker để chọn câu trả lời.

Thực hiện nhiệm vụ: chọn đáp án cho các câu hỏi.

Báo cáo: GV xuất kết quả của HS lên màn hình TV.

Đánh giá/ kết luận: tích dấu thưởng cho những bạn đúng 100% và chốt kiến thức. 

  1. Hoạt động 4: Vận dụng
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để sáng tạo BTH.
  3. b) Nội dung: thiết kế mô hình BTH sáng tạo (nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc sắp xếp).
  4. c) Sản phẩm: mô hình BTH HS tự làm.

Vd:

  1. d) Tổ chức thực hiện: 
  • Chuyển giao nhiệm vụ: 

HS làm việc cá nhân/ nhóm ở nhà. Nộp sản phẩm vào tiết luyện tập chương 2.

  • Thực hiện nhiệm vụ: sáng tạo BTH với các hình dạng khác nhau.
  • Báo cáo: dùng kĩ thuật phòng tranh để báo cáo vào tiết luyện tập chương 2.
  • Đánh giá/ kết luận: cho HS bình chọn lẫn nhau để tìm ra sp sáng tạo nhất. GV cho điểm hoặc tích dấu thưởng tùy vào mức độ hoàn thành sp.

——————————————HẾT———————————————–

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *