Giáo án POWERPOINT Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Giáo án Khoa học tự nhiên 6 bản Powerpoint Cánh Diều được Tài Liệu KHTN biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ giáo án

Giáo án khoa học tự nhiên 6 cánh diều ppt
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 6 cánh diều ppt
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 6 cánh diều ppt
Giáo án khoa học tự nhiên 6 cánh diều ppt
Giáo án khoa học tự nhiên 6 cánh diều ppt
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 SÁCH CÁNH DIỀU

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

KHTN LỚP 6

TÊN CHỦ ĐỀ 10: NĂNG LƯỢNG (10 tiết)

(Thời lượng: 10 tiết)

  1. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ
(STT) Dạng mã hoá
1. Năng lực KHTN
Nhận thức khoa học tự nhiên Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. (1) 1.KHTN.1.2
Lấy được ví dụ về 1 số loại năng lượng tái tạo thông dụng. (2) 2.KHTN.1.2
Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. (3) 3.KHTN.1.2
Lấy được ví dụ minh họa về định luật bảo toàn năng lượng. (4) 4.KHTN.1.2
Nêu được sự truyền năng lượng trong 1 số trường hợp đơn giản trong thực tiễn. (5) 5.KHTN.1.2
Nêu được định luật bảo toàn năng lượng. (6) 6.KHTN.1.2
Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. (7) 7.KHTN.1.2
Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. (8) 8.KHTN.1.2
Phân loại được các dạng năng lượng theo tiêu chí (9) 9.KHTN.1.3
Tìm hiểu tự nhiên Phân tích thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, đưa ra đặc trưng của năng lượng. (10) 10.KHTN.2.1
Phân tích vấn đề sự chuyển hóa năng lượng. (11) 11.KHTN.2.1
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày.   (12) 12.KHTN.3.2
Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống   (13) 13.KHTN.3.1
2. Năng lực chung
Tự chủ tự học Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. (13) 13.TC.1.1
Giao tiếp và hợp tác Biết sử dụng các thuật ngữ chuyên môn để trình bày, báo cáo. (14) 14.GTHT.1.4
3. Phẩm chất chủ yếu
Chăm chỉ Chủ động, kiên trì thực hiện nhiệm vụ, khám phá vấn đề.  (15) 15.CC.1
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1. Đặt vấn đề

(5 phút)

– Hình ảnh, video clip
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số dạng năng lượng (85 phút) – Các hình ảnh, video

– Phiếu học tập

Bảng báo cáo
Hoạt động 3. Tìm hiểu năng lượng và khả năng tác dụng lực (45phút) – Dụng cụ thí nghiệm, video

– Phiếu học tập

Bảng báo cáo
Hoạt động 4. Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng và bảo toàn năng lượng

(90 phút)

– Hình 42.1, 42.2, 42.3, 42.4

– Phiếu học tập

– Video : TN bảo toàn năng lượng 

Hoạt động 5. Tìm hiểu năng lượng hao phí (45 phút) – Máy chiếu

– Hình 42.5, 42.6,42.7, 42.8

– Phiếu học tập

Hoạt động 6. Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng (45 phút)  – Máy chiếu

– Hình 42.9

– Phiếu học tập

– Video : Sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng

Hoạt động 7. Tìm hiểu về nhiên liệu và năng lượng tái tạo (45 phút)  – Tranh ảnh, video

– Phiếu học tập 

Bảng báo cáo
Hoạt động 8. Vận dụng

(90 phút)

– SĐTD

– Bài tập

Hoàn thành SĐTD

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC  

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Tạo hứng thú  Kiến thức liên quan đến năng lượng – Dạy học trực quan.

– Kỹ thuật KWL

Quan sát

Hỏi đáp

Câu hỏi 
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dạng năng lượng (85 phút) 13.TC.1.1

15.CC1

9.KHTN.1.3

Các dạng năng lượng trong cuộc sống. 

Phân loại các dạng năng lượng theo tiêu chí

– Dạy học trực quan: sử dụng các hỉnh ảnh.

– Dạy học trực quan

– Kỹ thuật: động não 

Viết  Phiếu học tập số 1

Bảng kiểm, Phiế u học tập số 2

Hoạt động 3. Tìm hiểu năng lượng và khả năng tác dụng lực

(45phút)

1.KHTN.1.2

10.KHTN.2.1

13.TC.1.1

14.GTHT.1.4

Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng – Dạy học hợp tác

– Kỹ thuật động não – công não

Sản phẩm học tập Rubric 
Hoạt động 4. Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng và bảo toàn năng lượng

(90 phút)

3.KHTN.1.2

4.KHTN.1.2

5.KHTN.1.2

6.KHTN.1.2

– Sự truyền năng lựng giữa các vật

– Sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng

– Định luật bảo toàn năng lượng

– Dạy học trực quan.

– Kỹ thuật: các mảnh ghép

Quan sát

Viết

Phiếu học tập 

Bảng kiểm

Hoạt động 5. Tìm hiểu năng lượng hao phí (45 phút) 7.KHTN.1.2 Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. – Dạy học trực quan.

– Kỹ thuật: khăn trải bàn  

Sản phẩm học tập Câu hỏi
Hoạt động 6. Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng (45 phút) 12.KHTN.3.2 Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. – Dạy học trực quan.

– Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm.

Viết và sản phẩm học tập. – Phiếu học tập Thang  đo
Hoạt động 7. Tìm hiểu về nhiên liệu và năng lượng tái tạo (45 phút) 2.KHTN.1.2

8.KHTN.1.2

– Nhiên liệu là gì

– Năng lượng tái tạo là gì?

– Dạy học khám phá

– Kỹ thuật: Động não – Công não

Sản phầm học tập Thang đánh giá
Hoạt động 8. Vận dụng

(90 phút)

13.KHTN.3.1 Vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống Viết
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC  

Hoạt động 1. Đặt vấn đề (5 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động: Đưa ra các tình huống có vấn đề.
  2. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

GV chuẩn bị video về vấn đề năng lượng

– GV phát cho mỗi bạn một phiếu KWL

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Em đã biết được những gì về năng lượng

 + Em đã nghe năng lượng trong những trường hợp nào? 

 + Em muốn biết thêm những gì từ bài năng lượng này?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Hoàn thành phiếu KWL

  1. Sản phẩm học tập

 Câu trả lời của học sinh.

  1. Phương án đánh giá
Câu hỏi:
1. Hằng ngày để hoạt động thì cơ thể cần yếu tố gì?
2. Năng lượng được cung cấp từ đâu?
3.Năng lượng dùng trong những trường hợp nào?
4. Kể tên một số dạng năng lượng mà em biết?

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số dạng năng lượng (85 phút)

  • Mục tiêu hoạt động: 

13.TC.1.1;      15.TT.1;        9.KHTN.1.3

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: Chuẩn bị một số tranh ảnh: người chuyển động và đồ dùng học tập: lò xo.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu một số dạng năng lượng

– PP: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thảo luận nhóm, KT: động não

– GV giới thiệu các tranh hình lần lượt 41.1 a đến 41.1c thông qua quan sát tranh hình và thảo luận, HS kể tên và nhận biết được một số dạng năng lượng.

HS quan sát các hình ảnh, nhận biết hình ảnh này ứng với dạng năng lượng.

– Các nhóm thực hành phân tích hình ảnh và ghép với dạng năng lượng.

– Lấy thêm ví dụ về từng dạng năng lượng.

  1. Hãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hoá năng.

– GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm về năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân để biết thêm thông tin về hai loại năng lượng này.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cá nhân HS nhắc lại các dạng năng lượng.

– Mỗi nhóm học sinh quan sát tranh ảnh, phân tích nội dung của ảnh. 

– Mỗi nhóm thực hiện thí nghiệm với lò xo, phân tích lò xo biến dạng gây ra tác dụng gì.

– HS đọc thông tin và bổ sung các dạng năng lượng mà em chưa biết.

– Mỗi nhóm tiến hành ghép tranh ảnh với nội dung dạng năng lượng phù hợp.

– Nhóm thảo luận bổ sung ví dụ về từng dạng năng lượng.

– Hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập số 1
Nhiệm vụ: Phân tích các dạng năng lượng
Hình 1: Động năng Ví dụ: Chim đại bàng đang bay,…
Hình 2: Năng lượng điện ………………
Hình 3: Năng lượng nhiệt ………………………
Hình 4: Năng lượng ánh sáng ………….
Hình 5: Năng lượng âm thanh ………..
Hình 6: Năng lượng hấp dẫn …………
Hình 7: Thế năng đàn hồi
Hình 8: Năng lượng hóa học
Hình 9: Năng lượng hạt nhân

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các dạng năng lượng: Động năng, thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng, 

– Hình ảnh phù hợp với từng dạng năng lượng

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả:

Khi em đi bộ, em sẽ có động năng; khi em bật đèn điện để học bài sẽ dùng điện năng làm bóng đèn sáng và tạo ra quang năng; khi em nấu cơm sẽ dùng nhiệt năng; khi ăn thức ăn em đã sử dụng hoá năng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Phân loại năng lượng theo tiêu chí

– Tham khảo tài liệu tìm hiểu có bao nhiêu tiêu chí phân loại dạng năng lượng.

Phân loại các dạng năng lượng theo tiêu chí.

– Nêu một số nguồn tạo ra các loại năng lượng như cơ năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng, hoá năng,…? Do đó, các loại năng lượng này được phân loại theo nguồn tạo ra chúng.

– GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dung theo các câu hỏi trong phiếu học tập 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được các tiêu chí phân loại dạng năng lượng.
Để phân loại năng lượng ta dựa vào các tiêu chí:

1. Nguồn năng lượng: 

………………………………………………………………………………..

2. Nguồn gốc vật chất của năng lượng:

 .………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..

3. Mức độ ô nhiễm môi trường:

………………………………………………………………………………….

Bài tập vận dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  3
Câu hỏi Trả lời
1) Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.
2) Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Nhóm thảo luận 

– Mỗi nhóm HS thực hiện nhiệm vụ đọc và tìm các tiêu chí phân loại dạng năng lượng.

– Hoàn thành phiếu học tập

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm so sánh kết quả, hoàn thành phiếu học tập các tiêu chí phân loại năng lượng

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  2
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được các tiêu chí phân loại dạng năng lượng.
Để phân loại năng lượng ta dựa vào các tiêu chí:

1. Nguồn năng lượng: 

– Năng lượng được phân loại theo các dạng: cơ năng (động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân,…

2. Nguồn gốc vật chất của năng lượng:

Năng lượng được phân loại thành các dạng:

Năng lượng chuyển hóa toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra tự nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, hạt nhân địa nhiệt,…

3. Mức độ ô nhiễm môi trường:

Năng lượng được chia thành:

– Năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều 

– Năng lượng gây ô nhiễm môi trường như năng lượng hóa thạch

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  3
Câu hỏi Trả lời
1) Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn. Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn như than đá, dầu mỏ,…

Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó được coi là vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

2) Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ. Những dạng năng lượng mà trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ,…

Ví dụ: Khai thác than đá, dầu mỏ tạo ra lượng lớn khói, bụi làm ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, làm phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh vật,…

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá:

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có kể tên các dạng năng lượng?
2. HS có chỉ ra được sự khác nhau giữa các loại năng lượng?
3. HS có ghép đúng nội dung năng lượng với tranh ảnh
4. HS có trình bày được các tiêu chí phân loại các dạng năng lương?
5. HS có có lấy được ví dụ bổ sung cho các dạng năng lượng không?
6. HS có phân loại được các dạng năng lượng chính xác không?
7. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
8. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
9. HS có kiên trì đọc tài liệu và khám phá nội dung mới không?

Hoạt động 3. Tìm hiểu năng lượng và khả năng tác dụng lực

  1. Mục tiêu hoạt động:

1.KHTN.1.2; 10.KHTN.2.1

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

Dụng cụ thí nghiệm: Viên bi và các vật có thể di chuyển dễ dàng (xe đồ chơi), tranh ảnh.

– Phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– PP: Dạy học  hợp tác, hình thức làm việc nhóm:

– GV nhắc lại khái niệm về năng lượng mà HS đã làm quen ở tiểu học: Mọi vật (con người, động vật, máy móc,…) đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động được biểu hiện bởi sự thay đổi vị trí, thay đổi chuyển động hoặc sự biến dạng của các vật

– Học sinh quan sát hình ảnh mô hình thí nghiệm, nắm hai trường hợp cụ thể.

– HS tiến hành thực hiện thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm, nhận xét và trả lời các câu hỏi:

  + Vật M đang có năng lượng dạng nào?

  + Năng lượng của vật M ở hình nào lớn hơn: hình 30.2a hay hình 30.2c? 

  + Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình nào: hình 30.2b hay hình 30.2d?

– HS quan sát thêm ví dụ minh họa về tác hại của gió bão và trả lời câu hỏi:

+ Gió mạnh gây nên những tác hại nghiêm trọng như thế nào?

+ Tại sao gió mạnh lại gây nên những tác hại nghiêm trọng như vậy?

 + Mối liên hệ giữa năng lượng và lực như thế nào?

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK;

– Với mỗi nội dung thảo luận, GV định hướng để HS chỉ ra được sự liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của vật.

 – Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi vào phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  4
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Thí nghiệm va chạm giữa hai vật + Vật M đang có năng lượng dạng nào?
+ Năng lượng của vật M ở hình nào lớn hơn: hình 30.2a hay hình 30.2c?
+ Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình nào: hình 30.2b hay hình 30.2d?
Mối liên hệ giữa năng lượng và lực + Gió mạnh gây nên những tác hại nghiêm trọng như thế nào?
+ Tại sao gió mạnh lại gây nên những tác hại nghiêm trọng như vậy?
+ Mối liên hệ giữa năng lượng và lực như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cá nhân học sinh quan sát mô hình thí nghiệm.

– Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng.

– Học sinh hoạt động nhóm phân tích thảo luận tả lời các câu hỏi trong thí nghiệm. Ghi nhận kết quả.

– Mỗi nhóm tiếp tục phân tích hình ảnh và thảo luận vấn đề và hoàn thành phiếu học tập số 4

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm so sánh kết quả, hoàn thành phiếu học tập

 Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.

– Dự đoán sản phẩm của học sinh

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  4
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Thí nghiệm va chạm giữa hai vật + Vật M đang có năng lượng dạng nào? Năng lượng của vật M là thế năng hấp dẫn
+ Năng lượng của vật M ở hình nào lớn hơn: hình 30.2a hay hình 30.2c? Năng lượng của vật M ở hình 30.2a lớn hơn
+ Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình nào: hình 30.2b hay hình 30.2d? Lò xo bị nén với lực lớn hơn ở hình 30.2b
Mối liên hệ giữa năng lượng và lực + Gió mạnh gây nên những tác hại nghiêm trọng như thế nào? Bẻ gãy cây, làm tốc mái nhà, lật thuyền,…
+ Tại sao gió mạnh lại gây nên những tác hại nghiêm trọng như vậy? Vì gió mạnh tạo động năng lớn.
+ Mối liên hệ giữa năng lượng và lực như thế nào? Năng lượng của vật càng lớn thì nó có khả năng gây ra tác dụng lực càng lớn lên các vật khác.

Thông qua các nội dung thảo luận 4 và 5, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Luyện tập

* Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? Lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào?

– Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng lên. Lực do lò xo tác dụng lên tay sẽ tăng lên.

  1. Sản phẩm học tập

 Phiếu học tập.

  1. Phương án đánh giá

Rubric1:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Thí nghiệm đặc trưng của năng lượng

– Mức 1: Lắp đúng mô hình thí nghiệm

– Mức 2: Lắp đúng mô hình thí nghiệm;

tiến hành thí nghiệm còn sai lệch

– Mức 3: Lắp đúng mô hình thí nghiệm, tiến hành đúng thí nghiệm

Phân tích nội dung tranh

– Mức 1: Phân tích được nội dung tranh

– Mức 2: Phân tích đúng nội dung tranh, trả lời đúng các câu hỏi

– Mức 3: Phân tích đúng, nắm rõ nội dung tranh và trả lời câu hỏi đúng, kết luận mối liện hệ năng lượng và lực

Thuyết trình cho nội dung thảo luận.

– Mức 1: Thuyết trình chưa đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) 

– Mức 2: Thuyết trình đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời)  nhưng còn dài dòng

– Mức 3: Thuyết trình đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) 

Hoạt động 4. Tìm hiểu sự chuyển hóa năng lượng và bảo toàn năng lượng (90 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động:

3.KHTN.1.2     4.KHTN.1.2       5.KHTN.1.2         6.KHTN.1.2

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

– Video : TN bảo toàn năng lượng: https://www.youtube.com/watch?v=3rw2OzPqyGA 

– Phiếu học tập 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu Sự truyền năng lượng giữa các vật

+ Nhóm 2: Tìm hiểu Sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng 

+ Nhóm 3: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng

Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ được giao, hoàn thành phiếu học tập của nhóm. Lưu ý khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao 

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

Tách thành viên của nhóm chuyên gia và tạo thành nhóm mới. Mỗi thành viên của nhóm chuyên gia trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Nhiệm vụ của nhóm mới: Tiến hành hoàn thành các phiếu học tập. Cùng nhau hoàn thiện nội dung định luật bảo toàn năng lượng.

– HS thực hiện nhiệm vụ:

– Mỗi thành viên nhóm mới bắt đầu trao đổi thông tin với nhau, từng bạn  trình bày về vấn đề đã nắm bắt ở vòng 1

– Hoàn thành nội dung định luật bảo toàn năng lượng.

– GV quan sát và nhận xét các kiến thức học sinh đưa ra.

Phiếu học tập 7 : Tìm hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
  1. Đun nước
Khi đun nước, năng lượng từ đâu làm nước sôi?

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

b. Va chạm của quả bóng Khi kéo quả bóng màu tím ra xa rồi thả ra, năng lượng nào làm tất cả các quả bóng chuyển động?

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

 c. Rót nước vào cốc nước đá Đổ nước vào trong cốc có chứa nước đá thì trong cốc có sự truyền năng lượng như thế nào?

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

Phiếu học tập 8: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
a. Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động?

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

b. Khi đèn được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng?

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Phiếu học tập 9: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng.
Nhiệm vụ: Xem video https://www.youtube.com/watch?v=3rw2OzPqyGA

Quan sát hình, trả lời câu hỏi

Thả viên bi từ vị trí A, viên bi lăn xuống tới vị trí B rồi lại lăn tới vị trí C – Hãy mô tả sự thay đổi động năng và thế năng của viên bi khi bi chuyển động từ vị trí A🡪 B, từ B 🡪 C

…………………………………………………

…………………………………………………

– So sánh năng lượng của viên bi khi bi ở vị trí A và C

…………………………………………………

– Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng và thế năng còn có dạng năng lượng nào xuất hiện?

…………………………………………………

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập, báo cáo kết quả

– Dự kiến sản phẩm học tập

Phiếu học tập 7 : Tìm hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
Khi đẩy xe hàng, xe hàng nhận được năng lượng từ đâu để chuyển động? Năng lượng từ người đã chuyển sang xe hàng. Xe hàng đã nhận được năng lượng để chuyển động.
Khi phơi lúa, lúa nhận được năng lượng từ đâu để có thể khô được? Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ Mặt Trời.
Đổ nước vào trong cốc có chứa nước đá thì trong cốc có sự truyền năng lượng như thế nào? – Rót nước vào cốc có chứa nước đá thì năng lượng đã truyền từ nước sang nước đá.

Phiếu học tập 8: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động?      Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, hoá năng giải phóng do đốt cháy nhiên liệu đã chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động.
Khi đèn được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng? Khi đèn được thắp sáng, năng lượng điện đã chuyển thành quang năng.

Phiếu học tập 9: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng.
Nhiệm vụ: Xem video https://www.youtube.com/watch?v=3rw2OzPqyGA

Quan sát hình, trả lời câu hỏi

Hãy mô tả sự thay đổi động năng và thế năng của viên bi khi bi chuyển động từ vị trí A🡪 B, từ B 🡪 C

– So sánh năng lượng của viên bi khi bi ở vị trí A và C

– Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng và thế năng còn có dạng năng lượng nào xuất hiện?

– Khi viên bi chuyển động từ vị trí A tới vị trí B, thế năng của viên bi giảm dần còn động năng của nó tăng dẩn. Khi viên bi chuyển động từ vị trí B tới vị trí C, thế năng của viên bi tăng dần còn động năng của nó giảm dần.

– Năng lượng của viên bi khi ở vị trí A lớn hơn khi nó ở vị trí C do ở A bi có độ cao lớn hơn độ cao của nó khi ở C.

– Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng và thế năng còn có nhiệt năng xuất hiện.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

– Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

– Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

– Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.”

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá: 

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập qua phiếu học tập

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. Học sinh có nêu được sự truyền năng lượng trong 1 số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.
2. Học sinh  có phát hiện ra được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
3. Học sinh có nêu được định luật bảo toàn năng lượng
4. Học sinh  có có lấy được ví dụ minh họa đlbt năng lượng không?
5. Học sinh  có lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. 
6. Học sinh có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
7. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ?
8.Học sinh có kiên trì đọc tài liệu và khám phá nội dung mới không ?

Luyện tập

* Khi quạt điện hoạt động, điện năng cung cấp cho quạt chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Theo em tổng các dạng năng lượng đó có bằng phẩn điện năng ban đầu cung cấp cho quạt không?

– Khi quạt điện hoạt động, điện năng cung cấp cho quạt điện chuyển hoá thành cơ năng làm cho quạt quay và nhiệt năng làm nóng quạt. Tổng hai dạng năng lượng này bằng điện năng đã cung cấp cho quạt.

Hoạt động 5. Tìm hiểu năng lượng hao phí (45 phút)

  1. Mục tiêu: 7.KHTN.1.2
  2. Tổ chức hoạt động 

* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm

 – Phiếu học tập

 – Giấy A0

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– Dạy học trực quan.

– Kỹ thuật: khăn trải bàn

– GV yêu cầu HS lấy ví dụ về sử dụng năng lượng trong cuộc sống hằng ngày, phân tích để đưa ra khái niệm về năng lượng có ích và năng lượng hao phí.

– GV phát mỗi nhóm giấy A0, học sinh hoạt động cá nhân độc lập trong 7 phút viết câu trả lời của cá nhân và thảo luận thống nhất ý kiến nhóm vô giữa tờ giấy.

– Câu hỏi: Quan sát hình ảnh bên dưới và cho biết trong các hoạt động, năng lượng ban đầu đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Hãy chỉ ra phần năng lượng nào là có ích, phần năng lượng nào là hao phí.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiến hành hoạt động

– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

– Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập, so sánh kết quả.

– Dự kiến sản phẩm học tập:

Khi đun nước sôi, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa đã làm nóng nước, ấm và môi trường xung quanh, trong đó chỉ có phần làm nóng nước là có ích.

Khi ô tô chuyển động, xăng được đốt cháy đã cung cấp năng lượng chuyển thành cơ năng cho ô tô chạy và nhiệt năng làm nóng ô tô và toả ra môi trường. Phẩn chuyển hoá thành cơ năng cung cấp cho ô tô chạy là có ích, phần nhiệt năng là hao phí.

Khi quạt điện đang quay, năng lượng điện đã chuyển hoá thành cơ năng làm quạt quay và nhiệt năng làm nóng quạt. Phần có ích là phần chuyển hoá thành cơ năng làm quạt quay, phần hao phí là phần chuyển hoá thành nhiệt năng.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá: 
Thang đo đánh giá
Tiêu chí: Trung thực trong làm thí nghiệm và báo cáo kết quả  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – Làm không đúng tất cả các yêu cầu GV đưa ra
Mức 2 – Chỉ hoàn thành ở mức độ cá nhân nhưng số câu trả lời rất ít  
Mức 3 – Hoàn thành phần việc của từng cá nhân
Mức 4 – Hoàn thành phần việc của cá nhân và của nhóm nhưng còn sai sót
Mức 5 – Hoàn thành tốt phần việc của cá nhân và của nhóm, đưa ra kết luận chung chính xác.

– Sử dụng thang đánh giá: 

Luyện tập

* Quan sát hình 42.8 và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?

– Khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng dây tóc bóng đèn, dây tóc bóng đèn nóng lên phát ra ánh sáng và làm nóng môi trường xung quanh. Phần có ích là phẩn năng lượng chuyển thành ánh sáng, phần hao phí là phần làm nóng môi trường xung quanh.

Hoạt động 6. Tìm hiểu về tiết kiệm năng lượng (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động: 12.KHTN.3.2
  2. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Phiếu học tập

–  Video : Sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tim hiểu về các hoạt động sử dụng năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng

PP dạy học giải quyết vấn đề, hình thức làm việc nhóm

– GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– Câu hỏi: Những hoạt động nào ở bảng bên dưới là sử dụng năng lượng hiệu quả và không hiệu quả? Vì sao?  Hoàn thành phiếu học tập 10.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiến hành thảo luận nội dung học tập

Phiếu học tập 10: Tìm hiểu sự cần thiết phải tiết kiệm điện
Đánh dấu X vào ô em cho là đúng
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ KHÔNG HIỆU QUẢ
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Để các thực phẩm có nhiệt độ cao (còn nóng) và tủ lạnh
Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn định
Để điều hòa ở mức trên 20 0C
Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh
Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn Led
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, tivi… nên để ở chế độ chờ
Sử dụng nước sinh hoạt với 1 lượng vừa đủ nhu cầu
Sử dụng điện mặt trời trong trường học
  1. Em hãy nêu một số lợi ích của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

Phiếu học tập 10: Tìm hiểu sự cần thiết phải tiết kiệm điện
Đánh dấu X vào ô em cho là đúng
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ KHÔNG HIỆU QUẢ
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng X
Để các thực phẩm có nhiệt độ cao (còn nóng) và tủ lạnh X
Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn định X
Để điều hòa ở mức trên 20 0C
Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh X
Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn Led X
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt X
Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, tivi… nên để ở chế độ chờ X
Sử dụng nước sinh hoạt với 1 lượng vừa đủ nhu cầu X
Sử dụng điện mặt trời trong trường học X
  1. Em hãy nêu một số lợi ích của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
Tiết kiệm chi phí cho gia đình, góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường,…

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tim hiểu sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng

GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

Câu hỏi. Hãy nêu các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày:

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Học sinh hoạt động nhóm, xem video và trả lời câu hỏi

– Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

 Hãy nêu các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày:

– Điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng và kiểm tra các miếng đệm xung quanh cửa tủ để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và khít;

– Hạn chế sử dụng máy giặt ở chế độ giặt nước nóng, chỉ đặt chế độ giặt nước nóng khi thật sự cần thiết và sử dụng máy giặt khi có đủ lượng đổ cần giặt;

– Nên chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi thay thế đồ gia dụng cũ;

– Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hoà, thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc điều hoà;

– Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện để cho hiệu quả ánh sáng tốt nhất;

– Dùng ít nước hơn bằng cách lắp đẩu vòi tiết chế lưu lượng nước;

– Nên đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng bất cứ khi nào có thể;

– Trồng nhiều cây cối và tô tường nhà màu sáng nếu bạn sống ở những nước có khí hậu nóng hoặc sơn màu tối nếu bạn sống ở nơi khí hậu lạnh.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra được một số kết luận về sự cấn thiết cấn phải tiết kiệm năng lượng. GV bổ sung về đảm bảo an ninh năng lượng là sự đảm bảo đẩy đủ nàng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ để phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Tiết kiệm năng lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi cá nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Luyện tập

* Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện ở nhà.

– Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện ở nhà:

+ Đặt máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc lạnh, hạn chê’ để chế độ giặt nước nóng;

+ Giảm nhiệt độ tối đa của bình đun nước nóng cỡ 60 °C;

+ Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hoà;

+ Thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc điều hoà;

+ Tắt các thiết bị điện như bóng đèn, tivi, máy tính khi không sử dụng.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá: 

Phương pháp đánh giá

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1-Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn  
MỨC 2 Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
Tiêu chí 2

Giao tiếp và hợp tác

MỨC 1- Lắng nghe
MỨC 2- Có lắng nghe, phản hồi
MỨC 3- Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Vận dụng

* Đề xuất một số biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong trường học.

– Cuối buổi học nên tắt tất cả các thiết bị điện kể cả các thiết bị ở chế độ chờ, thu gom những đồ vật không sử dụng có thể tái chế như giấy, vỏ hộp nhôm hay chai nhựa, lau chùi và bảo dưỡng các vật dụng thường xuyên,…

Hoạt động 7. Tìm hiểu nhiên liệu và năng lượng tái tạo (45 phút) 

  1. Mục tiêu hoạt động:

2.KHTN.1.2;            8.KHTN.1.2

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

– Tranh ảnh

– Phiếu học tập 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu vể nhiên liệu

– PP: Dạy học khám phá

– Kỹ thuật: Động não – Công não, thảo luận nhóm

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. 

– Mỗi học sinh nghiên cứu tài liệu, nêu một số ví dụ về đốt cháy nhiên liệu trong cuộc sống hằng ngày và cho biết sự thay đổi của không gian xung quanh đó. Hoàn thành phiếu học tập số 5

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Nhiên liệu Định nghĩa của nhiên liệu
Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Học sinh báo cáo kết quả học tập, nhận xét, bổ sung

– Giáo viên chốt kiến thức

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Nhiên liệu Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó? Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Biểu hiện làm cho môi trường xung quanh nóng lên và làm sáng thêm không gian xung quanh.
Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu. – Củi, ga dùng trong nấu ăn; than đá dùng để cung cấp cho nhà máy nhiệt điện hoạt động; xăng dầu dùng cho các động cơ nhiệt,…

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu vể năng lượng tái tạo

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– Quan sát các tranh ảnh và tìm hiểu năng lượng tái tạo

+ Nhà máy điện ở hình 32.1 và cánh đồng điện ở hình 32.2 sử dụng năng lượng gì?

+ Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung?

+ Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?

 

Từ đó HS kết luận năng lượng tái tạo là gì? Lấy thêm các ví dụ minh họa. Hoàn thành vào phiếu học tập số 6.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

Đọc tài liệu

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

– Phân tích, nội dung và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập số 6.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo là gì?
Ví dụ minh họa.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Học sinh báo cáo kết quả học tập, nhận xét, bổ sung

– Giáo viên chốt kiến thức

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì? Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?

Trạm phát điện Khánh Hoà sử dụng năng lượng mặt trời.

Trạm phát điện Bạc Liêu sử dụng năng lượng gió.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình sử dụng năng lượng dòng nước.

Nguồn cung cấp các năng lượng đó có đặc điểm chung là được xem như vô hạn. Theo nguổn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng tái tạo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo là gì? Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng,…
Kể tên một số năng lượng tái tạo mà em biết. – Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK về năng lượng tái tạo, sau đó GV nêu nguyên tắc sử dụng năng lượng tái tạo và một số lĩnh vực ứng dụng năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng,…

  1. Sản phẩm học tập

– Các phiếu học tập thu được.

  1. Phương án đánh giá
  • Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo
Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

Vận dụng

– Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào?

– Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng cơ năng vì nó chuyển động và ở trên cao so với mặt đất.

  1. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
  2. Khi bật quạt điện, điện năng cung cấp cho quạt đã tạo ra lực làm cho quạt quay. Điện năng cung cấp càng lớn thì lực tác dụng càng mạnh làm quạt quay càng nhanh.

Khi bắn cung, cung thủ đã tác dụng lực và truyền năng lượng làm cho dây cung và cánh cung biến dạng. Cung biến dạng càng nhiều, nó có năng lượng càng lớn, sẽ tác dụng lực càng mạnh làm cho mũi tên bay càng nhanh và càng xa.

  1. Một số nhiên liệu thường dùng: Than đá, xăng, củi,…

Sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đối với môi trường: Gây ô nhiễm môi trường, tạo hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng, chặt phá rừng dẫn đến hạn hán và lũ quét,…

3.1 – c; 2 – d; 3 – e; 4 – a; 5 – b.

4.

Loại năng lượng Tái tạo Chuyển hóa toàn phần Sạch Ô nhiễm môi trường
Năng lượng dầu mỏ X X
Năng lượng mặt trời X X
Năng lượng hạt nhân X X
Năng lượng than đá X X

Hoạt động 8. Vận dụng (90 phút)

  1. Mục tiêu: 13.KHTN.3.1
  2. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Sơ đồ tư duy (khuyết)

– Bài tập 1,2,3 sgk

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: hệ thống kiến thức

– GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.

– Phát Sơ đồ tư duy (khuyết) cho từng nhóm

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiến hành thảo luận nội dung học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Các dạng bài tập

GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề.

  1. Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng dòng nước vào những việc gì?
  2. Khi đi xe đạp tới trường, năng lượng cung cấp cho xe chuyển động được truyền từ đâu? Trong quá trình đạp xe, có năng lượng hao phí hay không? Nêu biện pháp làm giảm sự hao phí đó?
  3. Xăng sinh học được tạo nên từ việc pha trộn xăng khoáng thông thường – xăng A92 với nhiên liệu sinh học bio-ethanol là nhiên liệu được sản xuất phần lớn từ các loại lương thực như ngô, sắn, ngũ cốc và củ cải đường. Xăng sinh học E5 có tỉ lệ nhiên liệu sinh học từ 4% đến 5%. Xăng sinh học E10 có tỉ lệ nhiên liệu sinh học từ 9% đến 10

Xăng sinh học là dạng năng lượng tái tạo hay năng lượng chuyển hóa toàn phần? Sử dụng xăng sinh học có những Ưu thế nào so với xăng thông thường.

Một số dạng bài tập bổ sung:

  1. Trắc nghiệm:

Câu 1:  Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành: 

  1. Năng lượng điện.   B. Năng lượng hóa học.    C. Năng lượng ánh sáng. D. Năng lượng nhiệt.

Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?

  1. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng
  2. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.
  3. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở..
  4. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

Câu 3: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuỵển hoá?

A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành hoá năng.
C. Nhiệt năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng.

Câu 4: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A.  Cơ năng.  B. Điện năng.
C. Hóa năng. D. Quang năng.

Câu 5: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

  1. Làm nóng động cơ của tủ lạnh
  2. Tiếng ổn phát ra từ tủ lạnh.
  3. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
  4. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.

Câu 6:  Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  1. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.
  2. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngói ở bàn học.
  1. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.
  2. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.
  1. Phần tự tuận: Cho các cụm từ sau:Vật này sang vật khác, dạng này sang dạng khác, năng lượng nhiệt, thế năng, động năng. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
  1. Khi dùng bếp gas để đun nóng một cái chảo, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ ……(1)……. 
  1. Khi chiếc xe đi từ đỉnh vòng đu xuống gần mặt đất, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ ……(2)…….
  1. Khi sử dụng đèn sưởi, năng lượng điện đã được chuyển hóa chủ yếu thành ……(3)…….
  1. Thả cho viên bi sắt lăn xuống từ điểm AA có độ cao h_1h1​. Quan sát chuyển động của viên bi, đánh dấu vị trí của viên bi khi lên đến điểm BB có độ cao h_2h2​.

Khi viên bi chuyển động từ AA đến CC, ……(4)……. đã chuyển thành  ……(5)…….

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

Hướng dẫn giải:

  1. Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng dòng nước vào những việc như phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.
  2. Khi đi xe đạp tới trường, năng lượng cung cấp cho xe chuyển động được truyền từ chân của người đạp xe. Trong quá trình đạp xe, có năng lượng hao phí do lực ma sát ở các ổ trục. Để làm giảm sự hao phí đó, người ta chế tạo ra các ổ bi, bôi trơn các ổ trục.
  3. Những ưu thế của xăng sinh học so với xăng thông thường.

Xăng sinh học sử dụng cho động cơ khi đốt cháy sẽ ít thải ra các chất độc giảm thiểu sự hao mòn cho động cơ và ô nhiễm môi trường. Một điểm mạnh khá thú vị khác khi sử dụng xăng sinh học là giúp thúc đẩy, tạo công việc và thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, phát triển nhiên liệu sinh học giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá. Đồng thời kiềm chế sự gia tăng giá dầu, ổn định tình hình năng lượng cho thế giới.

  1. Sản phẩm học tập

– Bảng SĐTD

– Hoàn thành bài tập sgk

  1. Phương án đánh giá: 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi