Giáo Án Hóa Học Lớp 10 Cánh Diều

Giáo án hóa học 10 Cánh Diều do tailieukhtn.com soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.

Mục lục Giáo án Hóa học 10 – Cánh diều

Bài l. Nhập môn hoá học

Bài 2. Thành phần của nguyên tử

Bài 3. Nguyên tổ hoá học

Bài 4. Mô hình nguyên tử và orbital nguyên từ

Bài 5. Lớp, phân lớp và cấu hình electron

Bài 6. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Bài 7. Xu hướng biến đổi tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 8. Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tổ hoá học

Bài 9. Quy tắc octet

Bài 10. Liên kết ion

Bài 11. Liên kết cộng hoá trị

Bài 12. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Bài 13. Phản ứng oxi hóa – khử

Bài 14. Phản ứng hoá học và enthalpy

Bài 15. Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học……

Bài 16. Tốc độ phản ứng hoá học

Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen

Bài 18. Hydrogen halide và hy drohalic acid

GIÁO ÁN HÓA HỌC 10 CÁNH DIỀU

Chủ đề 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Bài 3: Nguyên tố hóa học

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học. Lớp: 10.

Thời gian thực hiện: …tiết

Mục tiêu bài học

Năng lực

1.1. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ tự học: HS nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu về nguyên tố hóa học. (1)

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kiến thức đã học HS vận dụng giải quyết các nhiệm vụ học tập và câu hỏi bài tập. (2) 

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc. Thông qua làm việc nhóm nâng cao khả năng trình bày ý kiến của bản thân, tự tin thuyết trình trước đám đông. (3)

1.2. Năng lực Hóa học

– Năng lực nhận thức kiến thức hóa học: 

+ Trình bày được khái niệm về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử. (4)

+ Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối. (5)

– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Tìm được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp. (6)

– Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: 

+ Tìm hiểu ứng dụng của một số đồng vị của các nguyên tố trong tự nhiên. (7)

Phẩm chất

– Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. (8)

– Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. (9)

Thiết bị dạy học và học liệu

Giáo viên: 

– Kế hoạch dạy học.

– Bài giảng powerpoint. 

Học sinh:

– Sách giáo khoa.

– Đọc trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

Hoạt động 1: Khởi động 

Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu

Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.

b. Nội dung

– Chơi trò chơi khởi động.

– Nêu vấn đề và dẫn dắt vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm

Các hình có điểm giống nhau: Hình 1, hình 3 và hình 8.

                                                 Hình 6 và hình 7.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– Ổn định lớp.

– Chơi trò chơi: “Tìm điểm giống nhau”.

Luật chơi: HS quan sát và tìm xem các hình nào có điểm giống nhau và chọn. 

– Mời HS chơi trò chơi.

– GV nêu đáp án.

– GV dẫn dắt vào bài.

– HS quan sát và lắng nghe câu hỏi.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Nguyên tố hóa học 
a. Mục tiêu

– Trình bày được khái niệm về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử. (4)

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và làm việc nhóm để tìm hiểu về nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử và kí hiệu nguyên tử.

c. Sản phẩm

Các nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt proton thuộc về cùng một nguyên tố hóa học.

Số proton trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử, kí hiệu Z

Kí hiệu nguyên tử  ZAX cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1:  Số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh là: 16

Câu 2: Khối lượng nguyên tử (gần đúng) = khối lượng hạt nhân nguyên tử = Z + N (amu)

Số khối = Z + N

Ta thấy: Khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng số khối

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1:  37X

Câu 2: 

Nguyên tử Số p Số n Kí hiệu nguyên tử
C 6 6 612X
Na 11 12 1123X

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khái niệm nguyên tố hóa học

– GV: Các nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số hạt proton thuộc về cùng một nguyên tố hóa học.

Ví dụ: Ba loại nguyên tử hydrogen (H) đều có cùng một proton trong hạt nhân nên thuộc cùng một nguyên tố hóa học, nguyên tố hydrongen (H). 

Luyện tập: Nguyên tử Lithium (Li) có 3 proton trong hạt nhân. Khi Li tác dụng với khí chlorine (Cl2) sẽ thu được muối lithium chloride (LiCl), trong đó, Li tồn tại ở dạng ion Li+. Ion Li+ có bao nhiêu proton trong hạt nhân?

=> Ion Li+ có 3 proton trong hạt nhân.

– GV: Cho đến năm 2020, đã có 118 nguyên tố hóa học được xác định, trong đó 94 nguyên tố có nguồn gốc tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo. Nguyên tố phổ biến nhất ở lớp vỏ Trái Đất là oxygen (O), chiếm khoảng 46,6% khối lượng, tiếp theo là silicon (Si) chiếm khoảng 27,7% khối lượng.

– Kim cương và than chì có vẻ bề ngoài rất khác nhau nhưng đều được tạo nên từ các nguyên tử mà hạt nhân có 6 proton. Như vậy, kim cương và than chì đều được tạo nên từ cùng một nguyên tố hóa học, nguyên tố carbon (C). 

     

– Hạt nhân nguyên tử chì có 82 proton, hạt nhân nguyên tử vàng có 79 proton. Các tác động vật lí, hóa học thông thường không làm thay đổi hạt nhân nên không thể biến đổi chì thành vàng bằng cách này được.

2. Số hiệu nguyên tử, số khối, kí hiệu nguyên tử.

– GV: 

Số proton trong một hạt nhân nguyên tử được gọi là số hiệu nguyên tử, kí hiệu Z.

Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử helium (He) có 2 proton, vậy số hiệu nguyên tử của He là 2 (Zhe = 2). 

– GV: 

Tổng số proton (Z) và neutron (N) trong một hạt nhâ nguyên tử được gọi là số khối, kí hiệu là A.

A = Z + N

Luyện tập:

– Làm việc theo nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Phân tử S8 có 128 electron, hỏi số hiệu nguyên tử của lưu huỳnh (S) là bao nhiêu?

Câu 2: Một nguyên tử có Z hạt nhân proton, Z hạt electron và N hạt neutron. Tính khối lượng (gần đúng amu) và số khối của nguyên tử này. Nhận xét về kết quả thu được.

– GV mời một số nhóm lên trả lời câu hỏi. 

– Mời các nhóm nhận xét.

– GV chốt đáp án.

– GV :

Kí hiệu nguyên tử  ZAX cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A).

Luyện tập: 

– Làm việc theo nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Nguyên tử có Li 3 proton, 4 neutron. Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố này.

Câu 2: Hoàn thành bảng sau:

Nguyên tử Số p Số n Kí hiệu nguyên tử
C 6 6 ?
? ? ? 1123X

– GV mời một số nhóm lên trả lời câu hỏi. 

– Mời các nhóm nhận xét.

– GV chốt đáp án.

– HS lắng nghe.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS làm bài.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

– HS nhận nhiệm vụ và làm việc theo nhóm.

– HS trình bày đáp án của nhóm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– Lắng nghe và ghi bài vào vở.

– HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ.

– HS trình bày đáp án của nhóm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

Hoạt động 2.2. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình 
a. Mục tiêu

– Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối. (5)

Tìm được nguyên tử khối trung bình (theo amu) dựa vào khối lượng nguyên tử và phần trăm số nguyên tử của các đồng vị theo phổ khối lượng được cung cấp. (6)

– Tìm hiểu ứng dụng của một số đồng vị của các nguyên tố trong tự nhiên. (7)

b. Nội dung

– Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở và làm việc nhóm tìm hiểu về đồng vị và nguyên tử khối.

c. Sản phẩm

Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có hạt nhân khác nhau về số neutron là đồng vị của nhau.

Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của một nguyên tử cho biết khối lượng của một nguyên tử nặng gấp bao nhiêu lần 1amu.

Nguyên tử khối trung bình là khối lượng được tính bằng trung bình các đồng vị.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1:  1. Trong tự nhiên thường gặp các đồng vị là: 816O, 817O, 818O.

Câu 2: 816O là phổ biến nhất.

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Đồng vị

– GV: 

Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có hạt nhân khác nhau về số neutron là đồng vị của nhau.

– Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Cho các nguyên tử sau: 25X, 37Y, 49Z, 511M, 512T. Những nguyên tử nào là đồng vị của nhau?

=> M và T là đồng vị của nhau.

Luyện tập:

– Chia lớp thành 8 nhóm, thực hiện thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Nguyên tố oxygen có 17 đồng vị bắt đầu từ 812O kết thúc là 828O. Các đồng vị oxygen có tỉ lệ giữa hạt neutron (N) và số hiệu nguyên tử thỏa mãn 1NZ≤1,25 thì bền vững. Hỏi trong tự nhiên thường gặp những đồng vị nào của oxygen?

Câu 2: Em hãy tìm hiểu đồng vị nào của oxygen chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tự nhiên.

– GV mời một số nhóm lên trả lời câu hỏi. 

– Mời các nhóm nhận xét.

– GV chốt đáp án.

2. Nguyên tử khối trung bình

– GV:

Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của một nguyên tử cho biết khối lượng của một nguyên tử nặng gấp bao nhiêu lần 1amu.

Ví dụ: Nguyên tử khối của 12C là 12 do khối lượng của một nguyên tử 12C là 12 amu.

– GV:

Nguyên tử khối trung bình là khối lượng được tính bằng trung bình các đồng vị.

với Ai là nguyên tử khối của đồng vị i, 

( i = 1  n )

      xi là % số lượng nguyên tử của đồng vị i

Ví dụ: Trong tự nhiên, bạc có hai đồng vị: 107Ag và 109Ag chiếm lần lượt là 51,86% và 48,14% số lượng nguyên tử tương ứng.

Nguyên tử khối trung bình của bạc là:

107 ×51,86+109 ×48,1451,86+48,14 ≈107,96

Luyện tập:

– Yêu cầu HS làm các bài tập sau:

Bài 1: Trong tự nhiên, argon có các đồng vị 40Ar, 38Ar, 36Ar chiếm tương ứng khoảng 99,604%; 0,063% và 0,333% số nguyên tử. Tính nguyên tử khối trung bình của Ar.

=>
MAr = 99,604.40+0,063.38+0,333.36100 ≈40,02

Bài 2: Chlorine có hai đồng vị bền là 35Cl, và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,4. Tính tỉ lệ phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị của chlorine trong tự nhiên.

=> Phần trăm đồng vị 35Cl = x, thì phần trăm đồng vị 37Cl = 100 – x

Ta có: A = 35.x+37.(100-x)100 = 35,4

Vậy x = 80%

Phần trăm đồng vị 35Cl = 80%

Phần trăm đồng vị 37Cl = 20%

– GV mời một số HS lên trả lời câu hỏi. 

– Mời các HS khác nhận xét.

– GV chốt đáp án.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS thảo luận nhóm và hoàn thành nhiệm vụ.

– HS trình bày đáp án của nhóm.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

– Lắng nghe và ghi chép kiến thức.

– HS làm bài.

– HS trình bày đáp án của mình.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập

Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập
a. Mục tiêu

– Củng cố kiến thức (nhấn mạnh các kiến thức cần lưu ý) phần nguyên tố hóa học.

b. Nội dung

– GV củng cố lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy.

– Làm bài tập củng cố kiến thức.

c. Sản phẩm

Bài 1:

Kí hiệu Số hiệu nguyên tử Số khối Số proton Số electron Số neutron
1840Ar 18 40 18 18 22
1939K 19 39 19 38 20
1632S 16 23 16 16 12

Bài 2:

a, b đúng

c, d sai

Bài 3: B

Bài 4: C

Bước 1. Tìm x1, x2, A 

Theo đề: {x1=44 A=107,88 x2=100-x1=56 

Bước 2. Dùng CT: A=A1.x1+A2.x2x1+x2 

⇔107,88=109.44+A2.5644+56A2=107

Bài 5: A

d. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV chốt kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy:

– Làm bài tập luyện tập:

Bài 1: Điền vào ô có dấu?

Kí hiệu Số hiệu nguyên tử Số khối Số proton Số electron Số neutron
1840Ar ? ? ? ? ?
? ? 39 19 ? ?
? 16 ? ? ? 12

Bài 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

(a) Những nguyên tử có cùng số electron thì thuộc cùng một nguyên tố hóa học. 

(b) Hai ion dương (ion một nguyên tử) có điện tích lần lượt là +2 và +3, đều có 26 proton. Vậy hai ion này thuộc cùng một nguyên tố hóa học. 

(c) Hai nguyên tử A và B đều có số khối là 14. Vậy hai nguyên tử này thuộc cùng một nguyên tố hóa học. 

(d) Những nguyên tử có cùng số neutron thì thuộc cùng một nguyên tố hóa học. 

Bài 3: Trong 5 nguyên tử 1735A,1635B,816C,917D,817E. Cặp nguyên tử nào là đồng vị

A. C và D. B. C và E.

C. A và B. D. B và C.

Bài 4: Trong tự nhiên bạc có hai đồng vị, trong đó đồng vị 109Ag chiếm 44%. Biết AAg = 107,88. Nguyên tử khối của đồng vị thứ hai của Ag là 

A. 106,78                  B. 107,53

C. 107,00             D. 108,23

BÀI 5: Trong tự nhiên, Mg khi phân tích phổ khối lượng Mg+ như biểu đồ sau:

Dựa vào biểu đồ nguyên tử khối trung bình của Mg là

A. 23,33. B. 23,31. C. 24,01. D. 24.

– GV mời một số HS lên bảng làm bài. 

– Mời các HS khác nhận xét.

– GV chốt đáp án.

– HS lắng nghe tổng kết.

– HS tham gia làm bài tập.

– HS lên bảng trình bày đáp án của mình.

– Lắng nghe nhận xét và chỉnh sửa.

Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà.
a. Mục tiêu

– Nhận xét kết quả học tập và nhắc nhở HS khắc phục.

– Hướng dẫn tự rèn luyện và tìm tài liệu liên quan đến nội dung của bài học.

b. Nội dung

– Đọc và tìn hiểu bài: “MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ”

c. Tổ chức hoạt động học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
– GV nhận xét tiết học và giao BTVN.

– Đọc và tìn hiểu bài: “MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ VÀ ORBITAL NGUYÊN TỬ”.

– HS lắng nghe nhiệm vụ về nhà.

PHỤ LỤC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *