Giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức
Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức do tailieukhtn.com soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.
Mục lục Giáo án Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Bài 1. Phương pháp và kĩ năng học tập môn KHTN
- Bài 2. Nguyên tử
- Bài 3. Nguyên tố hóa học
- Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Bài 5. Phân tử, đơn chất, hợp chất
- Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học
- Bài 7. Hóa trị và công thức hóa học
- Bài 8. Tốc độ chuyển động
- Bài 9. Đo tốc độ
- Bài 10. Đồ thị quãng đường – thời gian
- Bài 11. Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
- Bài 12. Sóng âm
- Bài 13. Độ to và độ cao của âm
- Bài 14. Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
- Bài 15. Năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối
- Bài 16. Sự phản xạ ánh sáng.
- Bài 17. ảnh của vật qua gương phẳng
- Bài 18. Nam châm
- Bài 19. Từ trường
- Bài 20. Chế tạo nam châm điện đơn giản
- Bài 21. Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Bài 22. Quang hợp ở thực vật
- Bài 23. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
- Bài 24. Thực hành. Chứng minh quang hợp ở cây xanh
- Bài 25. Hô hấp tế bào
- Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
- Bài 27. Thực hành. Hô hấp ở thực vật
- Bài 28. Trao đổi khí ở sinh vật
- Bài 29. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật
- Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật
- Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật
- Bài 32. Thực hành. Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
- Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật
- Bài 34. Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
- Bài 35. Thực hành, cảm ứng ở sinh vật
- Bài 36. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
- Bài 37. ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
- Bài 38. Thực hành, quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật.
- Bài 39. Sinh sản vô tính ở sinh vật
- Bài 40. Sinh sản hữu tính ở sinh vật
- Bài 41. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
- Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.
GIÁO ÁN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHTN LỚP 7
CHƯƠNG 6: TỪ
BÀI 19: TỪ TRƯỜNG
(Thời lượng: 04 tiết)
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Về kiến thức
– Nêu được vùng không gian bao quanh 1 nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất tư đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là tư trường.
– Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mặt sắt và nam châm.
– Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ quanh 1 thanh nam châm.
– Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.
– Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
– Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.
- Về năng lực
- a) Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động thí nghiệm trong bài học và thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đểu có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Để xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho những tình huống được nêu trong bài.
- b) Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được ý nghĩa của từ trường, từ phổ, đường sức từ, sự tồn tại của từ trường Trái Đất.
– Tim hiểu tự nhiên: Tìm hiểu cách xác định từ phổ, đường sức từ của những dạng nam châm khác nhau, phân biệt cực từ, địa lí.
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để vẽ đường sức từ của các nam châm có hình dạng khác nhau, từ đó xác định các cực và độ mạnh yếu của từ trường tại các điểm khác nhau trong từ trường. Biết cách sử dụng la bàn để tìm phương phướng.
- Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
- Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Kim nam châm, thanh nam châm đặt trên giá đỡ, tấm nhựa trong, mạt sắt, thanh nam châm, bút chì, la bàn, hình ảnh SGK
– Máy chiếu, bảng nhóm;
– Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Khi kéo kim nam châm qua một bên thì kim nam châm chuyển động như thế nào? (Lập lại 2-3 lần) ……………………………………………………. Câu 2. Khi đặt kim nam châm gần nam châm thẳng như hình thì hiện tượng như thế nào? ……………………………………………………. Câu 3. Ngoài nam châm, ta có thể dùng các vật nào khác để phát hiện từ trường không? ………………………………………………………. Câu 4. Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào? ………………………………………………………. |
Phiếu học tập 2
Câu 1. Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không? ……………………………………………………. Câu 2: Xác định chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong Hình 19.5 Hình 19.5 Câu 3. Dựa vào Hình 19.6 cho biết từ phổ của nam châm hình chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ đường sức từ của nó. Có nhận xét gì về các đường sức từ của nam châm này? …………………………………………………… |
Phiếu học tập số 3
Câu 1: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam? …………………………………………………… Câu 2: Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng? …………………………………………………….. Câu 3: Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 19.7. Nhận xét chúng có trùng nhau không? ……………………………………………………… |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
-
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học theo nhóm và nhóm cặp đôi.
- Kĩ thuật động não.
- CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học, dẫn dắt giới thiệu vấn đề. Biết được vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất gì?.
- b) Nội dung:
– GV làm thí nghiệm đưa một vật bằng sắt đến gần nam châm.
– HS trả lời câu hỏi: Vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất gì?
- c) Sản phẩm:
HS đưa ra các câu trả lời: Vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất là có khả năng hút các vật liệu có từ tính.
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ: – GV làm thí nghiệm đưa một vật bằng sắt đến gần nam châm, cho HS quan sát thí nghiệm
– Hãy quan sát TN và thảo luận cho biết: Theo em vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất gì? |
Nhận nhiệm vụ |
HS thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm thực hiện, thảo luận, báo cáo kết quả.. – Giáo viên theo dõi, hỗ trợ |
Thực hiện nhiệm vụ |
Chốt lại và đặt vấn đề vào bài |
- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm từ trường
- a) Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm để biết rằng không gian xung quanh nam châm tồn tại từ trường.
- b) Nội dung: GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm theo các bước như SGK. GV có thể giới thiệu thêm rằng người xưa cũng đã tiến hành những thí nghiệm tương tự và đã kết luận xung quanh nam châm tổn tại từ trường. Chính từ trường tương tác lên kim nam châm.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1. Rút ra kết luận từ trường
- c) Sản phẩm:
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Khi kéo kim nam châm qua một bên thì kim nam châm chuyển động như thế nào? (Lập lại 2-3 lần) – Kim nam châm quay về vị trí ban đầu.. Câu 2. Khi đặt kim nam châm gần nam châm thẳng như hình thì hiện tượng như thế nào? – Kim nam châm không quay theo cực mà quay theo hướng N nối với S. Câu 3. Ngoài nam châm, ta có thể dùng các vật nào khác để phát hiện từ trường không? Một phương pháp khác để phát hiện từ trường là sử dụng các vật có từ tính. Nếu xuất hiện các lực tác dụng lên các vật bằng sắt, thép, coban,… thì kết luận vùng không gian ây tổn tại từ trường. Câu 4. Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng cách nào? – Có thể phát hiện sự tồn tại của từ trường bằng nam châm thử. |
Vận dụng
Xung quanh vật nào sau đây có từ trường
Bóng đèn điện đang sáng | Cuộn dây đồng |
Đáp án: Bóng điện đang sáng |
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | ||||
Giao nhiệm vụ:
GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, kĩ thuật động não. – Chia nhóm HS (6 HS/1 nhóm). – Giới thiệu dụng cụ thực hành, phát phiếu học tập số 1, tổ chức thực hiện học tập – Yêu cầu học sinh kiểm tra các dụng cụ thực hành theo mẫu chiếu trên màn hình. + GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK các bước tiến hành thí nghiệm và làm việc nhóm tiến hành làm thí nghiệm nhận biết từ trường của thanh nam châm Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1. HS rút ra được kết luận từ trường |
HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:
|
||||
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. – GV quan sát, hướng dẫn HS |
– HS thực hiện TN | ||||
Báo cáo kết quả:
– Học sinh trình bày kết quả. – Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. – GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày. |
– Trình bày kết quả.
– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn. |
||||
Tổng kết:
Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại từ trường (trường từ) Từ trường tác dụng lực từ lên vật liệu từ đặt trong nó |
Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. | ||||
Mở rộng:
Tại các phòng chụp cộng hưởng từ (MRI) trong bệnh viện, có các nam châm tạo nên từ trường mạnh, có thể ảnh hưởng đến: – Hoạt động của các thiết bị điện tử: đồng hồ, điện thoại, thẻ từ … – Sức khỏe của con người như gây chóng mặt, buồn nôn … Vì vậy thường có bảng cảnh báo từ trường mạnh |
|||||
Vận dụng
Xung quanh vật nào sau đây có từ trường
|
HS trả lời câu hỏi |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về từ phổ
- Mục tiêu: Hướng dẫn để HS tạo ra được từ phổ bằng mặt sắt xung quanh các nam châm.
- Nội dung:
GV đặ vấn đề: Ta đã biết xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường. Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi ?
– GV hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm hình 19.2 và trả lời câu hỏi
– Nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm?
- c) Sản phẩm:
HS đưa ra các câu trả lời
– Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp thành những đường cong kín nối từ cực này sang cực kia của nam châm.
– Càng ra xa nam châm, các đường này càng thưa dần và mở rộng ra.
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giáo viên đặt vấn đề: Ta đã biết xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có từ trường. Bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy từ trường. Vậy làm thế nào để có thể hình dung ra từ trường và nghiên cứu từ tính của nó một cách dễ dàng, thuận lợi ? | |
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm hình 19.3 và trả lời câu hỏi :
HS quan sát: – Các mạt sắt khi có và không có nam châm. – Sự sắp xếp các mạt sắt ở gần các cực – Nhận xét về hình dạng sắp xếp mạt sắt ở xung quanh nam châm ? |
Nhận nhiệm vụ |
HS thực hiện nhiệm vụ
GV đặt vấn đề gợi mở HS tham gia + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần |
+ HS tham gia nội dung.
+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi. |
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
HS báo các kết quả và các HS khác góp ý bổ sung. |
Tổng kết:
Hình ảnh các đường mạt sắt sắp xếp xung quanh nam châm được gọi là từ phổ Từ phổ cho ta một hình ảnh trực quan về từ trường |
HS rút ra định nghĩa |
Luyện tập Hãy thực hiện thí nghiệm quan sát từ phổ của một nam châm tròn.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời Các bước tiến hành thí nghiệm: – Chuẩn bị: tấm nhựa trong, mạt sắt, nam châm tròn. – Tiến hành thí nghiệm: + Đặt tấm nhựa trong lên nam châm tròn. + Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa. + Gõ nhẹ tấm nhựa và quan sát sự sắp xếp của các mạt sắt. – GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về đường sức từ
- Mục tiêu: GV Hướng dẫn HS vẽ được đường sức từ của một dạng nam châm.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện các bước thí nghiệm như mô tả của SGK và tiến hành thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2
Vận dụng
* Từ hình ảnh của các đường sức từ (Hình 19.5 trong SGK), hãy nêu một phương pháp xác định chiều của đường sức từ nếu biết tên các cực của nam châm.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
Phiếu học tập 2
Câu 1. Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu qua các đường sức từ không? Có thể nhận biết từ trường mạnh yếu dựa vào độ mau, thưa của các đường sức từ: chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ đường sức từ càng thưa thì từ trường càng yếu. Câu 2: Xác định chiều đường sức từ của một nam châm thẳng trong Hình 19.5 Hình 19.5 Câu 3. Dựa vào Hình 19.6 cho biết từ phổ của nam châm hình chữ U. Dựa vào đó hãy vẽ đường sức từ của nó. Có nhận xét gì về các đường sức từ của nam châm này? Đường sức từ của nam châm hình chữ U + Ở bên ngoài nam châm, đường sức từ là những đường cong. + Ở trong lòng nam châm, đường sức từ gần như là những đường thẳng song song với nhau. |
Vận dụng
Khi biết tên các cực của nam châm, chúng ta có thể xác định chiều của đường sức từ bằng cách áp dụng quy ước: bên ngoài nam châm, các đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
– Chia nhóm HS ( 6 HS/1 nhóm). – Yêu cầu học sinh kiểm tra các dụng cụ thực hành theo mẫu chiếu trên màn hình. – Giới thiệu dụng cụ thực hành, phát phiếu học tập số 2, tổ chức thực hiện học tập GV đặt câu hỏi cho học sinh về đường sức từ “Từ hình ảnh của các đường sức từ (Hình 19.5), hãy nêu một phương pháp xác định chiều của đường sức từ nếu biết tên các cực của nam châm” GV dựa vào câu trả lời của học sinh yêu cầu thực hiện thí nghiệm kiểm chứng, “Thực hiện thí nghiệm theo các bước: – Đặt thanh nam châm lê tờ giấy và kim nam châm (hoặc la bàn) tại một điểm bất kì nào đó trong từ trường. Dùng bút đánh dấu lại vị trí hai đầu kim nam châm trên tờ giấy. – Di chuyển kim nam châm sao cho một đầu kim trùng với dấu chấm trước đó, chấm điểm tiếp theo ở phía dấu kim còn lại. – Nối các điểm có dấu chân với nhau, ta được một đường cong liền nét. Đó là đường sức từ của từ trường. – Chiều của đường sức từ là chiều theo hướng Nam – Bắc của kim nam châm đặt dọc theo đường sức từ. – Học sinh có 10 phút thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng. Thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2 |
HS nhận nhiệm vụ . |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK – Hướng dẫn HS cách ghi chép kết quả thí nghiệm; – GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi trong phiếu học tập. – Giáo viên: quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhắc nhở an toàn phòng thực hành. – Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 2. GV cho HS rút ra kết luận |
– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.
– Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1. |
Báo cáo kết quả:
– Chọn đại diện nhóm trình bày đáp án trong phiếu học tập số 2. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét. (GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm) – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Đại diện nhóm lên trình bày
– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. |
Tổng kết:
Các đường sức từ cho phép mô tả từ trường Hướng của các đường sức từ tại một vị trí nhất định được quy ước là hướng Nam – Bắc của kim la bàn đặt tại vị trí đó. |
Ghi nhớ kiến thức. |
Hoạt động 2.4: Từ trường Trái Đất
- a) Mục tiêu:
– GV hướng dẫn để HS biết xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
– HS nhận diện hình dạng của nam chân Trái Đất và HS nhận biết rằng các cực địa lí và các cực địa từ không trùng nhau.
- b) Nội dung:
– GV tổ chức cho HS sử dụng các kĩ năng: quan sát tranh ảnh, thu thập dữ liệu từ tranh ảnh hay từ một đoạn phim. Lịch sử của Vật lí học chứng minh có những phát minh, phát hiện, quy luật,… thường bắt đầu từ những giả thuyết, sau đó các nhà khoa học tiến hành các thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết. Đây là một phương pháp nghiên cứu và học tập vật lí.
– GV nêu một giả thuyết đã được nhà khoa học William Gilbert đặt ra về vấn đề từ trường của Trái Đất. Nhiệm vụ của HS sẽ tìm các hiện tượng vật lý khẳng định cho giả thuyết trên.
GV đưa ra các hình ảnh về đường sức từ của Trái Đất mà các nhà khoa học vẽ được.
– Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3.
- c) Sản phẩm:
Phiếu học tập số 3
Câu 1: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam?
Câu 2: Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?
Câu 3: Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 19.7. Nhận xét chúng có trùng nhau không?
|
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
– GV tổ chức cho HS sử dụng các kĩ năng: quan sát tranh ảnh, thu thập dữ liệu từ tranh ảnh hay từ một đoạn phim. Lịch sử của Vật lí học chứng minh có những phát minh, phát hiện, quy luật,… thường bắt đầu từ những giả thuyết, sau đó các nhà khoa học tiến hành các thực nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết. Đây là một phương pháp nghiên cứu và học tập vật lí. – GV nêu một giả thuyết đã được nhà khoa học William Gilbert đặt ra về vấn đề từ trường của Trái Đất. Nhiệm vụ của HS sẽ tìm các hiện tượng vật lý khẳng định cho giả thuyết trên. GV đưa ra các hình ảnh về đường sức từ của Trái Đất mà các nhà khoa học vẽ được. – Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3. Câu 1: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam? Câu 2: Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng? Câu 3: Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 19.7. Nhận xét chúng có trùng nhau không? |
HS nhận nhiệm vụ, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV:
|
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. – GV quan sát, hướng dẫn HS |
– HS thực hiện |
Báo cáo kết quả:
– Học sinh trình bày kết quả. – Các học sinh còn lại lắng nghe để nhận xét và bổ sung. – GV kết luận nội dung kiến thức mà các nhóm đã trình bày. |
– Trình bày kết quả.
– Các học sinh còn lại nhận xét phần trình bày của bạn. |
Tổng kết:
Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường. – Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. |
Ghi nhớ kiến thức và ghi vào vở. |
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu cấu tạo của la bàn
- Mục tiêu:
Hướng dẫn để HS biết cấu tạo, các chức năng của từng bộ phận và hiểu được các thông tin ghi trên la bàn. Kĩ năng: biết cách sử dụng dụng cụ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Nội dung:
GV nên sử dụng một la bàn có cấu tạo đơn giản để HS có thể đọc được các hướng trên la bàn và tổ chức để HS tìm hiểu cấu tạo của la bàn.
– GV hướng dẫn HS đọc các kí hiệu trên la bàn như SGK và cho biết cấu tạo của la bàn.
- c) Sản phẩm:
- Cấu tạo của la bàn gồm:
- Kim nam châm có thể quay tự do trên trục cố định
- Vỏ hộp có mặt kính bảo vệ
- Mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm
- Trên mặt la bàn có các vạch chia độ tử 0o đến 360o kèm theo các kí hiệu.
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giáo viên giao nhiệ vụ
GV nên sử dụng một la bàn có cấu tạo đơn giản để HS có thể đọc được các hướng trên la bàn và tổ chức để HS tìm hiểu cấu tạo của la bàn. – GV hướng dẫn HS đọc các kí hiệu trên la bàn như SGK và cho biết cấu tạo của la bàn. |
Nhận nhiệm vụ |
HS thực hiện nhiệm vụ
GV đặt vấn đề gợi mở HS tham gia + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần |
+ HS tham gia nội dung.
+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi. |
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức |
HS báo các kết quả và các HS khác góp ý bổ sung. |
Tổng kết:
Cấu tạo của la bàn gồm: Kim nam châm có thể quay tự do trên trục cố định Vỏ hộp có mặt kính bảo vệ Mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm Trên mặt la bàn có các vạch chia độ tử 0o đến 360o kèm theo các kí hiệu. |
HS ghi nhớ kiến thức |
Hoạt động 2.6: Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí
- Mục tiêu: GV hướng dẫn để HS biết được cách sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí của một vật hoặc đối tượng nào đó.
- Nội dung:
– Chọn một đối tượng cần xác định hướng (tòa nhà, cổng trường,..)
– Đặt la bàn nằm yên trên mặt phẳng của đối tượng và hướng bắc – nam địa lí.
– Xác định góc hợp bới hướng của đối tượng và hướng bắc – nam địa lí.
– HS thảo luận theo nhóm cặp đôi và trả lời câu hỏi
1) Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?
- Sản phẩm học tập:
1) Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?
- Khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính để tránh từ trường của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định hướng của la bàn, gây ra sai sót.
Luyện tập
Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao?
- Kim la bàn chỉ theo hướng của đường sức từ tại địa phương ấy nên không chỉ theo đúng hướng bắc địa lí.
Vận dụng
Em hãy xác định hướng của cổng nhà em
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Giao nhiệm vụ:
– Chia nhóm HS ( 6 HS/1 nhóm). – Yêu cầu học sinh kiểm tra các dụng cụ thực hành theo mẫu chiếu trên màn hình. – Chọn một đối tượng cần xác định hướng (tòa nhà, cổng trường,..) – Đặt la bàn nằm yên trên mặt phẳng của đối tượng và hướng bắc – nam địa lí. – Xác định góc hợp bới hướng của đối tượng và hướng bắc – nam địa lí. – HS thảo luận theo nhóm cặp đôi và trả lời câu hỏi: 1) Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính? |
HS nhận nhiệm vụ . |
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK – Hướng dẫn HS cách ghi chép kết quả thí nghiệm; – GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi trong phiếu học tập. – Giáo viên: quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhắc nhở an toàn phòng thực hành. GV cho HS rút ra kết luận |
– Giải quyết vấn đề GV đưa ra.
– Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi |
Báo cáo kết quả:
– Chọn đại diện nhóm trình bày đáp án trong phiếu học tập số 2. Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét. (GV lưu ý nên chọn nhóm làm đúng và các nhóm làm sai để sửa rút kinh nghiệm) – GV kết luận nội dung kiến thức cho HS. |
– Đại diện nhóm lên trình bày
– Các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. |
Tổng kết:
Sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí của đối tượng. |
Ghi nhớ kiến thức. |
Luyện tập
Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao? |
HS tìm hiểu và trả lời |
Vận dụng
Em hãy xác định hướng của cổng nhà em |
HS về nhà xác định |
- Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng
- a) Mục tiêu:
– Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
- b) Nội dung: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện phiếu bài tập thông qua các phương pháp kĩ thuật dạy học sau:
- Bài tập trắc nghiệm: Trò chơi “Rung chuông vàng”– thực hiện ở tiết ôn tập 1.
- c) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đ/A | B | B | A | D | B | B | A | B |
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức lớp học cho các hoạt động ôn tập bài tập như sau:
Luật chơi: Có 8 câu trắc nghiệm, mỗi câu hỏi sẽ có 15 giây suy nghĩ, sau thời gian suy nghĩ, học sinh cả lớp giơ thẻ đáp án A.B,C,D để trả lời. Bạn nào giợ muộn sẽ phạm quy. Các bạn trả lời sai và phạm quy sẽ nộp lại bộ thẻ trả lời và dừng tính điểm từ câu đó. Bạn nào trả lời được nhiều câu nhất sẽ chiến thắng. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về: A. các đường sức điện. B. các đường sức từ. C. cường độ điện trường. D. cảm ứng từ. Câu 2: Độ mau, thưa của các đường sức từ trên cùng một hình vẽ cho ta biết điều gì về từ trường? A. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng yếu, chỗ càng thưa thì từ trường càng mạnh. B. Chỗ đường sức từ càng mau thì từ trường càng mạnh, chỗ càng thưa thì từ trường càng yếu C. Chỗ đường sức từ càng thưa thì dòng điện đặt ở đó có cường độ càng lớn. D. Chỗ đường sức từ càng mau thì dây dẫn đặt ở đó càng bị nóng lên nhiều. Câu 3: Chọn phát biểu đúng A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường. B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện. C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu. D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh. Câu 4: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm. B. Có độ mau thưa tùy ý. C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm. Câu 5: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó? A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó. B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó. C. Hướng của lực từ tác dụng lên vụn sắt đặt tại điểm đó. D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó. Câu 6: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:
Câu 7: Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh nhất?
Câu 8: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
|
HS nhận nhiệm vụ GV đã giao. | ||||||
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. | Học sinh nhận nhiệm vụ, vận dụng kiến thức đã học tích cực thực hiện nhiệm vụ. | ||||||
Báo cáo kết quả:
|