Giáo Án Hóa Học Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Giáo án Hóa học 6 chân trời sáng tạo do Tài Liệu KHTN soạn theo công văn 5512 – công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án được biên soạn đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Giáo án gồm file word, file powerpoint dễ dàng tùy ý chỉnh sửa theo phong cách giảng dạy của thầy cô và có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Mời quý thầy cô tham khảo demo bên dưới.

Mục lục Giáo án Khoa học tự nhiên 6 – Chân trời sáng tạo

Mở đầu

  • Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
  • Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
  • Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành, giới thiệu một số dụng cụ đo – sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Chủ đề 1: Các phép đo

  • Bài 4: Đo chiều dài
  • Bài 5: Đo khối lượng
  • Bài 6: Đo thời gian
  • Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Chủ đề 2: Các thể của chất

  • Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

Chủ đề 3: Oxygen và không khí

  • Bài 9: Oxygen
  • Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; Tính chất và ứng dụng của chúng

  • Bài 11: Một số vật liệu thông dụng
  • Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
  • Bài 13: Một số nguyên liệu
  • Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm

Chủ đề 5: Chất tinh khiết – Hỗn hợp – Phương pháp tách các chất

  • Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp
  • Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

GIÁO ÁN HÓA HỌC 6 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP – TÁCH CHẤT

Bảng xác định thành phần năng lực KHTN; YCCĐ; loại nội dung kiến thức; định hướng PP, KTDH

Nội dung dạy học: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP – DUNG DỊCH 

MÔT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP 

Thời lượng: 6 tiết

Thành phần năng lực KHTN Yêu cầu cần đạt Loại nội dung kiến thức Định hướng PP, KTDH Định hướng PP, CC KTĐG
Nhận thức khoa học tự nhiên KHTN1.1 – Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.  Khái niệm, thuyết và định luật hóa học cơ bản  PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở 

KT: Khăn trải bàn

PP:Hỏi – đáp

CC: Câu hỏi

KHTN 1. 4– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.  Khái niệm, thuyết và định luật hóa học cơ bản  PP: Bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: quan sát, viết

CC: BT thực nghiệm, thang đo

KHTN 1. 3 – Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.  Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: Quan sát, viết

CC: BT thực nghiệm, thang đo

KHTN 1.7 – Trình bày một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng Nguyên tố hóa học và chất PP: trực quan

KT: các mảnh ghép

PP: viết

CC: câu hỏi, thang đo

KHTN2.5.1Hệ thống hoá được kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp và dung dịch. Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, thảo luận nhóm PP: Quan sát, viết

BT thực nghiệm, thang đo

KHTN 1.7– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; Chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.  Nguyên tố hóa học và chất PP: trực quan

KT: các mảnh ghép

PP: viết

CC: câu hỏi, thang đo

KHTN 1. 1– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. Nguyên tố hóa học và chất PP: trực quan; đàm thoại gợi mở  PP: viết

CC: câu hỏi, thang đo 

Tìm hiểu tự nhiên KHTN 2.1– Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: viết

CC: BT thực tiễn, thang đo

KHTN 2.3 – Sử dụng một số dụng cụ và thiết bị cơ bản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý bằng cách lọc, cô can và chiết Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: quan sát, viết

CC: BT thực nghiệm, thang đo

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học KHTN3.2 – Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. Nguyên tố hóa học và chất PP: bàn tay nặn bột, trực quan

KT: Động não – công não 

PP: viết

CC: BT thực tiễn, thang đo

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

CHỦ ĐỀ: CHẤT TINH KHIẾT – HỖN HỢP

 PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT

Thời lượng: 6 tiết

  • MỤC TIÊU DẠY HỌC 
NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ
(STT) Dạng mã hóa
NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Nhận thức khoa học tự nhiên – Nêu được khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.  (1) 1.KHTN1.1
– Thực hiện được thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch.  (2) 2.KHTN 1.4
– Phân biệt được hỗn hợp đồng nhất, hỗn hợp không đồng nhất.  (3) 3.KHTN 1.3
– Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước.  (4) 4.KHTN 1.7
– Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. (5) 5.KHTN 1. 1
– Trình bày một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng (6) 6.KHTN 1.7
– Hệ thống hoá được kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp và dung dịch. (7) 7.KHTN2.5 
Tìm hiểu tự nhiên – Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. (8) 8.KHTN 2.1
– Sử dụng một số dụng cụ và thiết bị cơ bản để tách các chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý bằng cách lọc, cô can và chiết (9) 9.KHTN 2.3 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học – Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn. (10) 10.KHTN3.2
PHẨM CHẤT
Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả thí nghiệm (11) 11 .PC.TT.1
  • THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 1:Quan sát một số chất trong cuộc sống (10 phút) Ly, chanh cắt sẵn, đường, nước muỗng, nước đá 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chất tinh khiết-hỗn hợp  (35 phút) Bài tập thực tiễn: phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

Thang đo 1

Mẫu chai nước khoáng (có nhãn ghi thành phần) và ống nước cất
Hoạt động 3:  Tìm hiểu dung môi, dung dịch; phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất, Chất tan và không tan trong nước

 (45 phút)

Bài tập thực nghiệm

Thang đo 2

Bài tập thực nghiệm

Rubric

Phiếu HT 1

Dụng cụ: cốc (4); đũa (4); muỗng (4); ống nhỏ giọt; khay ; khăn lau và hóa chất: muối ăn, bột mì, đường, dầu ăn, nước, xăng

Hoạt động 4: Tìm hiểu sự hòa tan của các chất trong nước (30 phút) Bảng tính tan trong nước một số chất khí và chất rắn

Thang đo 3

Phiếu học tập
Hoạt động 5: Luyện tập, mở rộng (15 phút)
Hoạt động 6: Tìm hiểu hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn và máy lọc nước uống gia đình (20 phút) – Hình vẽ

– Thang đo

Phiếu HT 1
Hoạt động 7: Tim hiểu một số phương pháp tách đơn giản (25 phút) Thang đo  1 Phiếu học tập
Hoạt động 8: Thực hành một số cách tách chất (45 phút) Rubric  – Muối, đất, nước, dầu ăn, cốc thủy tinh, giấy lọc, phễu chiết, giá thí nghiệm, đèn cồn

Phiếu học tập

Hoạt động 9: Ô tập chủ đề 5 (45phút) Thang đo 

Rubric

Phiếu học tập

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
HĐ1: (10 phút) Tạo hứng thú  Pha ly nước chanh PP: trải nghiệm, hợp tác

KT: Động não  

Quan sát
HĐ2: 

(35 phút)

1.KHTN1.1 – Khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết

– Dấu hiệu phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp 

PP: Trực quan 

KT: Khăn trải bàn

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

HĐ3:  (45 phút) 8.KHTN 2.1

11.PC.TT

3.KHTN 1.3

2.KHTN 1.4

– Thí nghiệm để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch. 

– Dấu hiệu phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

 – Dấu hiệu phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương.

PP: bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm 

KT: Động não – công não 

Quan sát, viết 

 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

Câu hỏi 

Rubric

HĐ4: Tìm hiểu 3 

(30 phút)

4.KHTN 1.7

5.KHTN 1.1

–  Một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; một số chất rắn tan trong nước và không tan trong nước (sodium chloride; copper (II) sulfate; calcium sulfate; saccarose) 

– Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước

PP: trực quan Quan sát

Viết 

Thang đo 

Câu hỏi, thang đo

HĐ5:  (15 phút)   – Thành phần, cách dùng, hạn sử dụng của các sản phẩm đóng gói trong thực tế.  PP: Trực quan Viết Bài tập thực tiễn
HĐ6: (20 phút) 7.KHTN2.5 

10.KHTN3.2

Tìm hiểu hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn và máy lọc nước uống gia đình PP: Trực quan, thảo luận nhóm Viết Câu hỏi, thang đo
HĐ7: (25 phút) 6.KHTN 1.7 Nguyên tắc tách chất PP: Đặt vấn đề, 

KT: Khăn trải bàn

Hỏi đáp

Viết 

Câu hỏi 

Bài tập

HĐ8:  (25 phút) 9.KHTN 2.3  Một số cách tách chất  PP: trải nghiệm, hợp tác

KT: Động não 

Quan sát, 

Hỏi đáp

viết 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

HĐ9: (45 phút)   7.KHTN2.5  – Bài tập vận dụng PP: Thảo luận nhóm Viết Bài tập thực tiễn
  • HOẠT ĐỘNG HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát một số chất trong cuộc sống (10 phút)

Từ các nguyên liệu đã cho: nước, chanh (cắt sẵn), đường, đá; dụng cụ: ly, muỗng

HS tiến hành pha ly nước chanh đá đường

🡪Làm thế nào để pha đúng cách?

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu chất tinh khiết-hỗn hợp  (35 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;

Mẫu chai nước khoáng (có nhãn ghi thành phần) và ống nước cất

Bài tập thực tiễn: phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

  • GV yêu cầu HS quan sát mẫu chai nước khoáng, ống nước cất và bịch muối bột canh nhận xét tính chất bề ngoài và thành phần. Trả lời các câu sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 
Câu hỏi Trả lời
1) Bột canh có phải là chất tinh khiết không? Em hãy liệt kê các thành phần tạo nên bột canh được dùng làm gia vị trong bữa ăn của gia đình em?
2) Quan sát hình 15.3, em hãy cho biết nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không. Giải thích.?

Nước khoáng: gồm nước và các chất khoáng 🡪 hỗn hợp, tương tự gói muối bột canh cũng là hỗ hợp.

Nước cất: chỉ có nước 🡪 chất tinh khiết 

Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau

Chất tinh khiết không có lẫn chất khác

Gv đưa ra bài tập thực tiễn: Cho các mẫu chất sau, em hãy cho biết đâu là hỗn hợp, đâu là chất tinh khiết?

a)Không khí b)Nước biển c) Kim loại thủy ngân(mercury)
d) Bột lưu huỳnh e) Sữa đậu nành f) Đường saccarose
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS thực hiện bài tập trên giấy A1 theo cá nhân ở mỗi góc, sau đó tổng hợp ý kiến trên giấy A1 ở giữa 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

  • Sản phẩm học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 
Câu hỏi Trả lời
1) Bột canh có phải là chất tinh khiết không? Em hãy liệt kê các thành phần tạo nên bột canh được dùng làm gia vị trong bữa ăn của gia đình em? Bột canh không phải là chất tinh khiết. Bột canh có thành phần gồm nhiều chất như: muối ăn, đường, mì chính (bột ngọt), hạt tiêu,…
2) Quan sát hình 15.3, em hãy cho biết nước khoáng thiên nhiên có phải là nước nguyên chất không. Giải thích? Nước khoáng thiên nhiên không phải là nước nguyên chất. Vì ngoài nước, trong thành phần của nước khoáng còn chứa một số chất khoáng khác
Mẫu chất Hỗn hợp Chất tinh khiết
  1. Không khí
X
  1. Nước biển
X
  1. Kim loại thủy ngân (mercury)
X
  1. Bột lưu huỳnh
X
  1. Sữa đậu nành
X
  1. Đường saccarose
X
  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo
Thang đo 1
Tiêu chí: Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1-Xác định đúng 1-3 đáp án
Mức 2 –Xác định đúng 4-5 đáp án  
Mức 3 –Xác định đúng 6 đáp án (Phân biệt đúng 3 chất tinh khiết- 3 hỗn hợp)

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu 2 (45 phút) : Tìm hiểu dung môi, dung dịch; phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất, Chất tan và không tan trong nước

    1. Mục tiêu hoạt động: 2.KHTN 1.4; 3.KHTN 1.3; 8.KHTN 2.1; 11.PC.TT
  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Bột mì
3 Đường
4 Dầu ăn
5 Nước
6 Xăng
7 Cốc  4
8 Đũa thủy tinh 4
9 Muỗng  4
10 Ống nhỏ giọt 4
11 Khay đựng hóa chất  1
12 Khăn lau 1
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu dung môi, dung dịch; phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất

GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột, kĩ thuật động não – công não, hình thức làm việc nhóm

  • GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm bài tập thực nghiệm sau: Từ các dụng cụ và các hóa chất cho sẵn, hãy tạo ra 4 hỗn hợp khác nhau (gồm 2 chất có ít nhất 1 chất lỏng). Hoàn thành phiếu học tập 1.
PHIẾU HỌC TẬP 1
STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không? 
Chất 1 Chất 2 Không
Chất bị hòa tan Chất hòa tan chất khác 
1
2
3
4
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT
  • GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
  • Các nhóm làm bài tập thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

Kết quả dự kiến của HS như sau:

STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không?
Chất 1 Chất 2 Không

(đánh dấu X)

Chất bị hòa tan Chất hòa tan chất khác 
1 Muối ăn Nước  Muối ăn Nước 
2 Bột mì  Nước  X
3 Đường  Nước  Đường  Nước 
4 Dầu ăn Nước  X
5 Xăng Nước  X
6 Muối ăn Dầu ăn X
7 Bột mì  Dầu ăn X
8 Đường  Dầu ăn X
9 Xăng Dầu ăn Xăng Dầu ăn
10 Muối ăn Dầu ăn X
11 Muối ăn Xăng X
12 Bột mì  Xăng X
13 Đường  Xăng X

 Trường hợp HS không đưa ra được hỗn hợp xăng và dầu ăn thì GV tự đưa ra 

Các nhóm nhận xét lẫn nhau ( sản phẩm hỗn hợp và bảng kết quả)

  • GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm 
  • GV sử dụng đàm thoại để đưa ra khái niệm: 

Các chất hòa tan chất khác: nước; xăng 🡪 dung môi

Các chất bị hòa tan: muối ăn, đường, xăng 🡪 chất tan

– Dung môi là chất có thể hòa tan chất khác

– Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

  • Sản phẩm học tập 
  • Các mẫu hỗn hợp HS đã thực hiện. 
  • Kết quả của PHT 
STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không?
Chất 1 Chất 2 Không

(đánh dấu X)

Chất bị hòa tan Chất hòa tan chất khác 
1 Muối ăn Nước  Muối ăn Nước 
2 Bột mì  Nước  X
3 Đường  Nước  Đường  Nước 
4 Dầu ăn Nước  X
5 Xăng Nước  X
6 Muối ăn Dầu ăn X
7 Bột mì  Dầu ăn X
8 Đường  Dầu ăn X
9 Xăng Dầu ăn Xăng Dầu ăn
10 Muối ăn Dầu ăn X
11 Muối ăn Xăng X
12 Bột mì  Xăng X
13 Đường  Xăng X

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Phân biệt huyền phù và nhũ thương

  1. HUYỀN PHÙ

Quan sát hiện tượng bồi đắp phù sa

Nhiệm vụ: GV cho HS quan sát hiện tượng bồi đắp phù sa qua hình 19.9 trong SGK để tìm hiểu khái niệm huyền phù.

Tổ chức dạy học: GV có thể chiếu một video về hiện tượng bồi đắp phù sa của các con sông hoặc tổ chức cho HS quan sát hình 19.9, gợi ý HS thảo luận nội dung 16 trong SGK.

  1. Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đổng bằng nơi chúng chảy qua. Em hây cho biết tại sao lại có hiện tượng này.

Nước sông đem theo phù sa giàu dinh dưỡng là các hạt rắn lơ lửng trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt phù sa rắn này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bằng.

  1. NHŨ TƯƠNG

Hoạt động : Quan sát cách tạo xốt mayonnaise

Nhiệm vụ: GV cho HS quan sát cách làm xốt mayonnaise ở hình 19.10 trong SGK để tìm hiểu khái niệm nhũ tương.

Tổ chức dạy học: GV mô tả hình 19.10, giúp HS hiểu được thành phần của xốt mayonnaise, gợi ý HS thảo luận nội dung 17 trong SGK.

 Món xốt mayonnaise em yêu thích sử dụng trong các món salad có thể tự chế biến ở nhà với các nguyên liệu đơn giản như trong hình 19.10 bằng cách trộn lẫn thành một hỗn hợp.Theo em, hỗn hợp xốt mayonnaise là một dung dịch, huyền phù hay một dạng khác?

Xốt mayonnaise không phải dung dịch vì là hỗn hợp không đồng nhất, xốt này cũng không là huyền phù vì không phải các hạt rắn phân bố trong chất lỏng.

Từ ví dụ về xốt mayonnaise ở trên, GV gợi ý để HS rút ra khái niệm nhũ tương theo SGK.

GV có thể hướng dẫn HS đọc thêm ví dụ mở rộng trong SGK về việc tạo nhũ tương nhựa đường, dùng để rải đường nhựa.

Phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương

Thí nghiệm : Dung dịch Thí nghiệm: Huyền phù
Thí nghiệm: Nhũ tương

Quan sát một số hỗn hợp

Nhiệm vụ: GV phân tích để HS phân biệt được dung dịch, huyền phù và nhũ tương.

Tổ chức dạy học: GV mô tả các hình 19.11, 19.12 và 19.13 trong SGK, gợi ý HS thảo luận các nội dung 18,19 trong SGK.

Em hãy lấy một số ví dụ về huyền phù, nhũ tương mà em biết trong thực tế.

– Huyền phù: nước bột sắn dây, khuấy bột mì trong nước, nước sông,…

– Nhũ tương: lòng đỏ trứng, xốt dầu giấm, sữa đặc và nước, mĩ phẩm dạng lỏng như sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da,…

Từ các hình 19.11 đến 19.13, hãy phân biệt dung dịch, huyền phù và nhũ tương.

    • Dung dịch: Chất tan hoà tan được trong dung môi, tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Ví dụ: hoà tan muối ăn vào nước thu được dung dịch nước muối.
    • Huyền phù: Hỗn hợp gồm các hạt rắn lơ lửng, phân tán trong môi trường lỏng. Ngược lại với dung dịch, nếu để yên huyền phù một thời gian thì các hạt chất rắn sẽ lắng xuống đáy, tạo thành một lớp cặn. Ví dụ: nước sông, nước bột sắn dây,…
  • Nhũ tương: Hỗn hợp gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường lỏng và thường là không hoà tan vào nhau. Ví dụ: xốt dầu giấm, xốt mayonnaise, sữa, mĩ phẩm dạng lỏng, viên nang dầu cá,…

Bài tập thực tiễn: Cho hình ảnh một số hỗn hợp sau: 

Nước ép trái cây Hỗn hợp bột mì và nước Hỗn hợp dầu và nước Thuốc nhỏ mắt

Em hãy xác định đâu là dung dịch, huyền phù, nhũ tương? Giải thích.

  • Sản phẩm học tập 
  • Các mẫu hỗn hợp HS đã thực hiện. 
  • Kết quả của PHT 
  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo
Thang đo phẩm chất trung thực (2)
Tiêu chí: Trung thực trong làm thí nghiệm và báo cáo kết quả  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1: Không tiến hành hết các thí nghiệm nhưng vẫn báo cáo đầy đủ
Mức 2: Tiến hành thí nghiệm sai và báo cáo dúng  
Mức 3: Báo cáo đúng theo tiến trình và kết quả thí nghiệm

GV cho nhóm HS đánh giá đồng đẳng  hoạt động  3 bằng bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiến hành thí nghiệm

– Mức 1: Tạo được đúng 1-2 hỗn hợp

– Mức 2: Tạo được đúng 3 hỗn hợp

– Mức 3: Tạo được đúng 4 hỗn hợp

Báo cáo kết quả (phiếu HT)

– Mức 1: có báo cáo nhưng sai nhiều hơn 2 nội dung

– Mức 2: có báo cáo, sai 1- 2 nội dung

– Mức 3: Xác định đúng tất cả chất tan và dung môi, tan vào nhau hay không

Kết quả làm bài tập thực tiễn 

– Mức 1: Phân loại đúng 1-2 hỗn hợp

– Mức 2: Phân loại đúng 3 hỗn hợp

– Mức 3: Phân loại đúng 4 hỗn hợp

HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu sự hòa tan của các chất trong nước(30 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

KHTN 1.7;                  7. NLC.TC1;                  5.KHTN 1. 1

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

– Thông tin về độ tan trong nước của một số chất khí và chất rắn 

– Phiếu học tập số 2

– Các chất rắn dạng bột: muối ăn, đường, bột mì, cát, thuốc tím, iodine.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu sự hòa tan của các chất trong nước

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, hình thức học tập cá nhân 

  • GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2, hoàn thành  bảng 19.5
Ống nghiệm Chất tan Hiện tượng quan sát được Giải thích
1 Muối ăn Hỗn hợp đồng nhất Muối tan trong nước
2 ? ? ?
3 ? ? ?
4 ? ? ?
5 ? ? ?
6 ? ? ?
  • GV đưa ra bảng thông tin về độ tan trong nước của một số chất như sau:
Bảng số gam chất tan trong 100 gam nước
Hợp chất 20 oC 30 oC 40 oC
Cacbon dioxide (khí) 0,1782 0 0
Oxygen (khí) 0,00091 0,00076 0,00065
Ammonia (khí) 702 565 428
Sulfur dioxide (khí) 9,4 0 0
Hydrogen chloride (khí) 70 65,5 61
Sodium chloride (muối ăn) 35,9 36,1 36,4
Copper (II) sulfate (rắn) 32 37,8 44,6
Calcium sulfate (rắn) 0,24 0 0
Saccarose (đường)  201,9 216,7 235,6

– HS quan sát bảng và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 2 theo hình thức hoạt động cá nhân

PHIẾU HỌC TẬP 
Câu hỏi Trả lời
1) Chất khí nào tan nhiều trong nước?
2) Chất khí nào ít tan trong nước?
3) Chất rắn nào tan nhiều trong nước?
4) Chất rắn nào tan ít trong nước?
5) Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước?
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:  Tiến hành thí nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước

Sử dụng phương pháp dạy học thí nghiệm, GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm 3,4 (hình 19.6) để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước.

GV yêu cầu các nhóm HS quan sát và ghi nhận kết quả thí nghiệm để thảo luận các nội dung 10,11 trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Trả lời
1) Đường ở cốc nào sẽ tan nhanh nhất; chậm nhất? Giải thích.
2) Tại sao đun nóng dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn?
3) Tại sao nghiền nhỏ chất rắn lại làm chất rắn tan nhanh hơn?
4) Tại sao khuấy đều dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn?
  • Báo cáo kết quả : 

HS nộp phiếu học tập; GV cho các em tiến hành chấm điểm theo cặp đôi 

GV khẳng định lại nội dung kiến thức

– Một số chất khí có thể hòa tan ít hay nhiều trong nước tạo thành dung dịch

– Có chất rắn tan nhiều trong nước và có chất rắn không tan hoặc tan ít trong nước 

– Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước: loại chất và nhiệt độ

  • Sản phẩm học tập 

Bảng 19.5. Kết quả thí nghiệm 2

Ống nghiệm Chất tan Hiện tượng quan sát được Giải thích
1 Muối ăn Hỗn hợp đồng nhất Muối tan trong nước
2 Đường Hỗn hợp đồng nhất Đường tan trong nước
3 Bột mì Xuất hiện một ít bột mì lơ lửng trong nước, còn lại phần lớn lắng xuống đáy ống nghiệm. Nếu để lâu, toàn bộ bột mì sẽ từ từ lắng hết xuống đáy ống nghiệm Bột mì không tan trong nước
4 Cát Lắng xuống đáy ống nghiệm Cát không tan trong nước
5 Thuốc tím Hỗn hợp đồng nhất màu tím Thuốc tím tan trong nước
6 Iodine Chất rắn màu tím đen, lắng xuống đáy ống nghiệm. Nước vẫn trong suốt không màu. Iodine không tan trong nước
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Câu hỏi Trả lời
1) Chất khí nào tan nhiều trong nước? Ammonia; hydrogen chloride
2) Chất khí nào ít tan trong nước? Cacbon dioxide; oxygen; sulfur dioxide
3) Chất rắn nào tan nhiều trong nước? Saccarose; sodium chloride; copper (II) sulfate
4) Chất rắn nào tan ít trong nước? Calcium sulfate
5) Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước? Nhiệt độ 

Loại chất (các chất khác nhau)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Trả lời
1) Đường ở cốc nào sẽ tan nhanh nhất; chậm nhất? Giải thích.
  • Cốc 1 tan chậm nhất vì sử dụng đường với kích thước lớn và nước lạnh nên khó hoà tan.

Cốc 5 tan nhanh nhất vì sử dụng đường nghiền nhỏ, được khuấy đều trong nước nóng nên dễ hoà tan

2) Tại sao đun nóng dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn? ở nhiệt độ cao, các hạt chất của nước chuyển động nhanh hơn, làm tăng số lần va chạm giữa các hạt chất của nước với bề mặt chất rắn, làm chất rắn tan nhanh hơn.
3) Tại sao nghiền nhỏ chất rắn lại làm chất rắn tan nhanh hơn? Khi nghiền nhỏ chất rắn sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt giữa chất rắn với các hạt chất của nước, khiến chất rắn được hoà tan nhanh hơn.
4) Tại sao khuấy đều dung dịch lại làm chất rắn tan nhanh hơn? Vì khi khuấy đều sẽ tạo ra sự tiếp xúc liên tục giữa chất rắn và các hạt chất của nước, khiến quá trình hoà tan chất rắn xảy ra nhanh hơn.
  • Phương án đánh giá 

GV sử dụng thang đo để đánh giá kết quả thông qua kết quả bảng hỏi của HS

Thang đo năng lực thành phần nhận thức KHTN (3)
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1: Trả lời đúng 1-2 câu hỏi
Mức 2 : Trả lời đúng 3-4 câu hỏi  
Mức 3 : Trả lời đúng toàn bộ câu hỏi 

HOẠT ĐỘNG 5: Luyện tập – Mở rộng (15 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

– HS quan sát bao bì của sản phẩm trong thực tế và xác định thành phần, cách dùng, hạn sử dụng của các sản phẩm đó. Xác định là chất tinh khiết hay hỗn hợp

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 
Phiếu học tập

Câu 1. Hãy hoàn thành thông tin theo mẫu ở bảng sau:

Đối tượng nghiên cứu Thành phần Chât tinh khiết hay hỗn hợp Đồng nhất hay không đồng nhất
Nước cất Nước Chất tinh khiết Đồng nhất
Nước biển ? ? ?
Cà phê sữa ? ? ?
Khí Oxygen ? ? ?
Không khí ? ? ?
Vữa xây dựng ? ? ?

Câu 2. Hãy cho biết một số hỗn hợp đồng nhất và không đồng nhất thường gặp (không lấy những ví dụ có trong bài học).

Câu 3. Cho các từ sau: chất tinh khiết; hỗn hợp; đồng nhất; không đồng nhất; oxygen; carbon dioxide. Xác định từ phù hợp đề hoàn thành câu dưới đây:

Nước uống có gas là một (1) … gồm đường, màu thực phẩm, hương liệu, chất bảo quản và khí (2)… tan trong nước, tạo thành dung dịch (3)…

Câu 4. Cho các từ: hỗn hợp đồng nhất; hỗn hợp không đồng nhất; nhũ tương; huyền phù; dung dịch; sương; bụi; bọt. Chọn từ phù hợp điền vào các số từ (1) đến (6) trong sơ đồ dưới đây.

Dự kiến sản phẩm của học sinh

  1. Sản phẩm học tập 

Câu 1. 

Đối tượng nghiên cứu Thành phần Chât tinh khiết hay hỗn hợp Đồng nhất hay không đồng nhất
Nước cất Nước Chất tinh khiết Đồng nhất
Nước biển Nước, muối Hỗn hợp Đồng nhất
Cà phê sữa Cà phê, sữa, nước Hỗn hợp Đồng nhất
Khí Oxygen Oxygen Chất tinh khiết Đồng nhất
Không khí Nitrogen, oxygen, carbon dioxide, argon, hơi nước và một số chất khác Hỗn hợp Đồng nhất
Vữa xây dựng Cát, nước, xi măng, cốt liệu nhỏ và chất phụ gia Hỗn hợp Không đồng nhất

Câu 2. – Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường, rượu …

– Hỗn hợp không đồng nhất: nước cam, đất, nhựa đường …

Câu 3. (1) hỗn hợp; (2) carbon dioxide; (3) đồng nhất

Câu 4. 

  1. hỗn hợp không đồng nhất;               (2) huyền phù;                    (3) dung dịch;

 (4) bọt;                                                  (5) bụi;                               (6) sương

  • Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn và máy lọc nước uống gia đình (20 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KHTN2.5         10.KHTN3.2

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, thảo luận nhóm

  • Chuẩn bị: Hình ảnh
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS quan sát hình 16.1, 16.2 và thảo luận nội dung 1 trong SGK.

Ở các vùng nông thôn nước ta, người dân thường sử dụng nước giếng khoan, giếng đào làm nước sinh hoạt. Tuỵ nhiên, các nguồn nước này thường hay bị nhiễm phèn và một số chất tinh khiết phải thực hiện các phương pháp tách để tách riêng chúng.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  1. Sản phẩm học tập 
Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng các hỗn hợp khác nhau. Tuỳ vào mục đích sử dụng, người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau.
  • Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

HOẠT ĐỘNG 7: Tim hiểu một số phương pháp tách đơn giản (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

6.KHTN 1.7

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, thảo luận nhóm

  • Chuẩn bị: Hình ảnh
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, giúp HS tìm hiểu một số phương pháp tách chất đơn giản.

Tổ chức dạy học: GV chia HS thành các nhóm nhỏ, sau đó tổ chức cho các nhóm thảo luận theo những nội dung trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
2) Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp.
  1. Hoàn thành thông tin bằng cách đánh dấu tích vào phương pháp thích hợp theo mẫu bảng 16.1.

Bảng 16.1. Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Phương pháp

Hỗn hợp

Lọc Cô cạn Chiết
A
B
C

Qua hoạt động 2, HS biết được một số phương pháp đơn giản để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp? Dựa vào một số tính chất vật lí, ta có thể tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.
2) Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp. A là hỗn hợp đồng nhất vì muối ăn tan được trong nước, tạo ra dung dịch. B là hỗn hợp không đồng nhất vì cát là chất rắn không tan trong nước, C cũng là hỗn hợp không đồng nhất vì dầu ăn là chất lỏng không tan trong nước

Bảng 16.1. Phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp

Phương pháp

Hỗn hợp

Lọc Cô cạn Chiết
A
B
Một số phương pháp vật lí thường dùng để tách cácchất ra khỏi hỗn hợp:

+ Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng.

+ Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.

+ Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất.

  • Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

HOẠT ĐỘNG 8: Thực hành một số cách tách chất (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KHTN2.5         10.KHTN3.2

  1. Tổ chức hoạt động

PP: Trực quan, thảo luận nhóm

  • Chuẩn bị: 
  • GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Sulfur (lưu huỳnh)
3 Nước
4 Dầu ăn
5 Bình tam giác 2
8 Cốc thủy tinh 8
9 Phễu chiết 4
10 Chai nước 500ml 4
11 Giấy lọc 4
12 Đèn cồn 1
13 Giá thí nghiệm 2
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, trải nghiệm, hợp tác làm thí nghiệm, KT: Động não hình thức làm việc nhóm

– GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm thí  nghiệm sau:

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hành phương pháp lọc

+ Thí nghiệm 1: Tách sulfur (lưu huỳnh) ra khỏi hỗn hợp sulfur và nước

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phương pháp lọc đơn giản.

Tổ chức dạy học: HS thực hiện thí nghiệm 1 (hình 16.3) dưới sự hướng dẫn của GV và thảo luận các nội dung trong SGK.

Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 

5. Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không?

6. Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Thực hành phương pháp cô cạn

+ Thí nghiệm 2: Tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phương pháp cô cạn.

Tổ chức dạy học: HS thực hiện thí nghiệm 2 (hình 16.4) dưới sự hướng dẫn của GV và thảo luận nội dung 7 trong SGK.

Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 

7. Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước?

8. Dựa vào sự khác nhau nào về tính chất vật lí của muối ăn và nước để tách chúng khỏi nhau.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Thực hành phương pháp chiết

+ Thí nghiệm 3: Tách dầu ăn ra khỏi nước

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phương pháp chiết.

Tổ chức dạy học: HS thực hiện thí nghiệm 3 (hình 16.5) dưới sự hướng dẫn của GV và thảo luận nội dung 8,9 trong SGK.

Học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 

  1. Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.
  2. Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước?
  3. Tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không?

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
    • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
    • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
  1. Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không.

Sulfur là chất rắn không tan trong nước.

  1. Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.

– Sử dụng phương pháp lọc để tách riêng bột sulfur ra khỏi nước.

– Dụng cụ cần sử dụng: giá sắt có kẹp, phễu thuỷ tinh, giấy lọc, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, bình tam giác (bình nón).

  1. Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước?

Do muối ăn là chất rắn tan được trong nước nên không thể dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước. Mặt khác, muối ăn không bị hoá hơi khi đun nóng nên có thể dùng phương pháp cô cạn để làm bay hơi nước và thu được muối ăn ở dạng rắn.

  1.  Dựa vào sự khác nhau nào về tính chất vật lí của muối ăn và nước để tách chúng khỏi nhau.

– Dựa và khả năng bay hơi, tách nước, thu được muối.

  1. Quan sát hỗn hợp nước và dầu, cho biết tính chất của hỗn hợp.

Hỗn hợp dầu ăn và nước gồm 2 chất lỏng không tan lẫn vào nhau. Hỗn hợp này có sự phân lớp của 2 chất lỏng với dầu ăn nhẹ hơn, nổi lên trên lớp nước.

  1. Dùng phương pháp và dụng cụ nào để tách dầu ăn ra khỏi nước?

– Sử dụng phương pháp chiết để tách riêng nước và dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn – nước.

– Dụng cụ: giá sắt có kẹp, phễu chiết thuỷ tinh, bình nón hoặc cốc thuỷ tinh.

  1. Tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không?

+ Mở khóa từ từ để 2 lớp chất lỏng không bị xáo trộn khi chảy.

+ Các chất lỏng thu được có thể coi là nguyên chất.

Luyện tập

* Trình bày một số phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp và cho biết trường hợp nào sử dụng phương pháp đó.

Phương pháp lọc Phương pháp cô cạn Phương pháp chiết
Tách chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng Tách chấn rắn không tan ra khỏi dung dịch Tách chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

Vận dụng

*Trong một lần sơ ý, một bạn HS đã trộn lẫn chai dầu hoả và chai nước tạo thành hỗn hợp dầu hoả lẫn nước. Em hãy giúp bạn đó tách dầu hoả ra khỏi nước.

– Vì dầu hoả nhẹ hơn, không tan trong nước nên nó sẽ nổi lên trên và nước nằm phía dưới. Để tách dầu hoả ra khỏi nước, ta cho hỗn hợp này vào phễu chiết và chờ cho hỗn hợp ổn định rồi mở khoá phễu chiết từ từ để tách nước trước, sau đó đến dầu hoả. Như vậy, ta được nước và dầu hoả riêng biệt.

  1. Sản phẩm học tập 

Kết quả phiếu học tập và kết quả thí nghiệm

  1. Phương án đánh giá 

 GV cho nhóm HS đánh giá đồng đẳng  hoạt động   bằng bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tìm hiểu về  lọc

– Mức 1: HS làm được thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi

– Mức 2: HS hiểu được nguyên tắc tách chất bằng phương pháp lắng, lọc và tự làm được thí nghiệm

Tìm hiểu về cô cạn

– Mức 1: HS hiểu được phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cô cạn dưới sự gợi ý của GV.

– Mức 2: HS nắm được phương pháp tách chất bằng lọc, cô cạn áp dụng vào việc tách cát ra khỏi muối hay tách muối ra khỏi nước biển.

Tìm hiểu về chiết

– Mức 1: HS trả lời được tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp với nước biển bằng phương pháp chiết và tự làm thí nghiệm tách dầu ăn khỏi nước.– Mức 2: HS trả lời câu hỏi và làm thí nghiệm dưới sự gợi ý của GV

HOẠT ĐỘNG 9: Ô tập chủ đề 5 (45phút) 

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KHTN2.5         

  1. Tổ chức hoạt động

Phương pháp, Kĩ thuật

– Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;

– Sơ đồ tư duy.

  • Chuẩn bị: Phiếu học tập
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Củng cố lý thuyết

GV định hướng cho HS hệ thống hoá được kiến thức về chất tinh khiết, hỗn hợp và dung dịch.

– GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hướng dẫn giải bài tập

Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ để.

Một số bài tập gợi ý :

  1. Bạn Hà muốn tách riêng một hỗn hợp gồm cát và muối. Các hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của bạn, tuy nhiên chúng lại chưa đúng thứ tự.
  2. a) Em hãy sắp xếp các hình ảnh theo đúng thứ tự để mô tả các bước tách riêng hỗn hợp gồm cát và muối.
  3. b) Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở các bước E, F là gì?
  4. c) Ở bước B, mục đích đun sôi dung dịch là gì?
  5. d) Quá trình diễn ra ở bước F là gì?
  6. Hoà tan. B. Lọc. C. Chiết. D.Bay hơi.
  7. Nam nghiên cứu tính chất của 4 mẫu chất lỏng. Bạn đã đo nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của 4 mẫu. Kết quả thu được như sau:
Mẫu Nhiệt độ sôi (0C) Nhiệt độ đông đặc (0C)
A 108 -10
B 100 0
C 78 -114
D 104 -9
  1. a) Biết chất lỏng A là dung dịch muối ăn, em hãy chỉ ra mẫu nào là nước nguyên chất. Giải thích sự lựa chọn của mình.
  2. b) Bạn Nam lấy một ít dung dịch A và bỏ vào mặt kính đồng hồ, để ngoài trời nắng trong 4 giờ. Sau đó, bạn quan sát thấy có một lớp chất rắn màu trắng bám trên mặt kính đồng hồ. Theo em, chất rắn màu trắng đó là gì? Tại sao lại có chất rắn đó xuất hiện?
  3. c) Từ các số liệu trên, hãy cho biết tại sao khi luộc rau, người ta thường cho thêm một ít muối ăn vào nước trước khi bỏ rau vào.
  4. Bột sắn dây là tinh bột thu được từ củ sắn dây, bột sắn dây là loại đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Ngoài ra bột sắn dây còn là các vị thuốc, bài thuốc chữa được nhiều bệnh. Để thu được bột sắn đây, đầu tiên củ sắn dây được rửa sạch, cạo hết lớp vỏ bên ngoài rồi xay nhuyễn với nước, thu được hỗn hợp màu nâu. Hỗn hợp này được thêm nước, khuấy kĩ rồi lọc nhiều lần qua các lớp vải để loại hết bã xơ và thu phần nước lọc thô chứa tinh bột. Từ nước lọc thô, tiến hành đánh bột với nước cho tan và đợi lắng, sau đó chắt bỏ nước và thay nước. Quá trình này được lặp lại nhiều lần (khoảng 6-20 lần tuỳ nhu cầu sử dụng) với số lớp vải lọc tăng dần để tách bỏ hoàn toàn tạp chất và cho ra được lớp bột trắng tinh khiết. Tinh bột thu được sẽ được giàn mỏng ra lớp vải đặt trên dàn phơi bằng tre, để ráo nước. Sau đó, tinh bột sắn được đưa vào các tủ sấy chuyên dụng hoặc đem phơi nắng cho đến khi bột khô. 
  5. a) Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây với nước bao gồm những thành phần gì?
  6. b) Em hãy nêu tác dụng của các lớp vải lọc và cho biết chúng có tác dụng tương tự như dụng cụ nào trong phòng thí nghiệm.
  7. c) Hỗn hợp nước lọc chứa tinh bột sắn dây thuộc loại nào sau đây?
  8. Nhũ tương. B. Huyền phù. c. Dung dịch. D. Bọt.
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  1. Sản phẩm học tập 
  2. a) A-C-F-B-D-E.
  3. b) Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở bước E là muối và ở bước F là cát.
  4. c) Ở bước B, mục đích đun sôi dung dịch là làm bay hơi nước.
  5. d) Quá trình diễn ra ở bước F là quá trình lọc —> Đáp án B.
  6. a) Mẫu B là mẫu nước nguyên chất. Vì nước nguyên chất sôi ở 100°C và đông đặc ở 0°C.
  7. b) Chất rắn màu trắng thu được là muối, do nước bay hơi hết còn lại muối trên mặt kính đồng hồ.
  8. c) Vì nước muối có nhiệt độ sôi cao hơn, nên rau sẽ nhanh chín và mềm hơn; thời gian luộc ngắn, giữ được vitamin trong rau.
  9. a) Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây với nước bao gồm các thành phần: nước, tinh bột sắn dây, bã sắn dây, tạp chất.
  10. b) Tác dụng của các lớp vải lọc: lọc bỏ bã sắn dây và các tạp chất. Vải lọc có tác dụng tương tự như phễu lọc và giấy lọc trong phòng thí nghiệm.
  11. c) Đáp án B.
  12. Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *