Giáo án Powerpoint Sinh học 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint Sinh học 6 Chân trời sáng tạo còn gọi là bài giảng điện tử, giáo án điện tử, giáo án trình chiếu. Giáo án bản Powerpoint môn Giáo án Sinh học 6 Chân trời sáng tạo được Tài Liệu KHTN biên soạn dựa theo công văn mới nhất với nhiều phong cách khác nhau, hiện đại, tinh tế và đẹp mắt tạo sự thích thú cho học sinh.

MỘT SỐ TÀI LIỆU QUAN TÂM KHÁC

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Powerpoint Sinh học lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint Sinh học lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint Sinh học lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án Powerpoint Sinh học lớp 6 chân trời sáng tạo

XEM VIDEO VỀ MẪU POWERPOINT GIÁO ÁN SINH HỌC 6 SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

Bài 24: Virus, Bài 25: Vi khuẩn, Bài 26: Bài thực hành  (5 tiết)

  1. MỤC TIÊU DẠYHỌC
NĂNG LỰC

PHẨM CHẤT

 

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

STT và dạng mã hóa của YCCĐ
STT Dạng mã hóa
Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên – Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus; Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào.

– Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn.

(1) KHTN1.1
– Phân biệt được virus và vi khuẩn (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào). (2) KHTN 1.3
– Dựa vào hình thái, nhận ra được sự đa dạng của virut, vi khuẩn. (3) KHTN 1.2
– Nêu được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. Trình bày được một số cách phòng và chống bệnh do virus và vi khuẩn gây ra. (4) KHTN1.4
Nêu được vai trò của virus trong thực tiễn.

Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiễn.

Trình bày được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống

(6) KHTN 1.2
 Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu (7) KHTN 1.2
Tìm hiểu tự nhiên – Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do virus gây nên; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh do virus gây nên và cách phòng chóng để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do virus (8) KHTN2.2
Tìm kiếm thông tin về lợi ích và tác hại do vi khuẩn gây ra; Viết được báo cáo mô tả các biểu hiện bệnh và cách phòng chống để tuyên truyền, phổ biến về bệnh do vi khuẩn (9) KHTN 2.4
-Thực hành quan sát và vẽ được hình vi khuẩn quan sát được dưới kính hiển vi quang học.

Làm được tiêu bản vi khuẩn, quan sát hình ảnh vi khuẩn

(10) KHTN 2.3
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học – Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus và vi khuẩn trong thực tiễn. (11) KHTN 3.1
Vận dụng các kiến thức đã học để phòng chống các bệnh do virus gây ra. (12) KHTN 3.2
Vận dụng những hiểu biết về vi khuẩn vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không nên ăn thức ăn ôi thiu, cách bảo quản thực phẩm đã chế biến và thực phẩm tươi sống.

Vẽ tranh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh do vi rut gây ra.

(13) KHTN 3.2
Vận dụng làm được sữa chua. (14) KHTN 3.2
Năng lực chung
Tự chủ và tự – Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại. (15) TC TH 1
– Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới. (16) TC TH 4.1
Giao tiếp và

hợp tác

– Lắng  nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp. (17) GT-HT.1.5
 Xác định nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân ; thảo luận, trao đổi ý kiến,…

–  Chủ động đưa ý kiến khi tham gia hoạt động thảo luận nhóm.

(18) GT-HT.2.4
Phẩm chất chủ yếu
Trách nhiệm Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ. (19) TN.1.1
Trung thực Trung thực trong học tập, báo cáo thí nghiệm. (20) TT 1.1
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên Học sinh
BÀI 24 VIRUT
– Máy chiếu, máy tính, video về bệnh cúm gà H5N1, virut Corona, virut HIV,…

File hình ảnh, tranh ảnh, phiếu học tập, giấy, video  về virus.

– Vở ghi chép, sách giáo khoa

– Bút chì màu, giấy A4

(làm ở nhà dưới sự giám sát của phụ huynh)

BÀI 25 VI KHUẨN
– Máy chiếu, máy tính, video về vi khuẩn liên cầu lợn.

– File hình ảnh, tranh ảnh, phiếu học tập, kính hiển vi, bộ dụng cụ thực hành sinh học 6, giấy, video  3D về vi khuẩn

– Vở ghi chép, sách giáo khoa
BÀI 26 Thực hành quan sát Vi Khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua.
Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy lọc. cốc thủy tinh, nồi ủ hoặc thùng xốp, đũa, chậu thủy tinh, nhiệt kế.

Mẫu vật: Nước dưa muối/ mước cà muối. Tiêu bản mẫu.

Nguyên liệu:

Sữa chua: 1 hộp (100 g)

– Nước đun sôi: 500 ml

 – Sữa đặc có đường: 1 hộp (380 g)

 

III. TIẾN TRÌNH DẠYHỌC

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) 1.KHTN1.1 – Giới thiệu khái quát nội dung học tập virus – PP trực quan,  Hỏi – đáp hỏi
Hoạt động 2: Đặc điểm Virus (40 phút) 1.KHTN1.1

19.PCTT.1

– Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virus; – Nhận dạng được virus chưa có cấu tạo tế bào. PP: Trực quan. Nêu và giải quyết vấn đề.

KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

Hỏi đáp

Quan sát qua sản phẩm học tập

Câu hỏi Bảng kiểm
Hoạt động 3:

Vai trò của vi rút, một số bệnh do Virus gây  ra và cách phòng chống

(30 phút)

16.KHTN 1.2

18.GT.HT.2.4

19.PC.TT.1

– Nêu được vai trò của virus trong thực tiễn.

– Trình bày được một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống

PP:  dự án, kĩ thuật các mảnh ghép, hình thức làm việc nhóm

Quan sát, viết

 

Thang đo

Bài tập thực tiễn

Rubric

Hoạt động 4: Luyện tập-mở rộng (15phút)

4.KHTN 1.2

19. NLC.TC1

22.CC2.1

– Bài tập củng cố

–  Trình bày sản phẩm: tranh tuyên cách phòng chống bệnh do virus gây ra

– PPDH:

+ Dạy học dự án, dạy học  hợp tác

– KTDH: động não, lamg việc nhóm

Quan sát,

Hỏi đáp

Viết

Bảng kiểm 1

Sản phẩm học tập 

Hồ sơ học tập

 

 

BÀI 24 VIRUT

Hoạt động 1 :Khởi động. (5phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động: 1
  2. Tổ chức hoạt động

Khởi động

Cho HS xem đoạn clip liên quan đến các đại dịch? HS đón dó là đại dịch gì? Đối tượng gây nên các đại dịch đó là gì? Chúng ta cần làm gì để phòng chống đại dịch đó?

Hoạt động 2 :Đặc điểm Virus (40phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động:

16.KHTN 1.2                   18.GT.HT.2.4                         19.PC.TT.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

Giáo viên

+ Tranh, video về bệnh cúm gà H5N1, virut Corona, virut HIV,…

+ Phiếu học tập.

Học sinh: HS chuẩn bị tranh ảnh một số viruts

* Phương pháp: trực quan kết hợp kĩ thuật hỏi – đáp,  hoạt động cá nhân, theo nhóm

2.1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu hình dạng và cấu tạo virus

GV yêu cầu HS:

– Xem clip về các dạng viruts

– GV cho học sinh làm việc theo nhóm:

  1. Quan sát hình 24.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại virút. Lấy ví dụ

+ Quan sát hình 24.2, em hãy nêu cấu tạo vi khuẩn. Cấu tạo của virut có gì khác so với cấu tạo của tế bào sinh vật nhân sơ và nhân thực mà em đã học?

PHIẾU HỌC TẬP 2.1

Dạng virut Tên virut Cấu tạo
Dạng xoắn    
Dạng  hình khối  
     Dạng hốn hợp  

+ Tại sao viruts phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?

2.2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS xem clip và quan sát hình ảnh

– Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

 

– HS đại diện nhóm trả lời, các bạn còn lại nhận xét, GV góp ý, chốt kiến thức ghi bài.

2.3.  Báo cáo kết quả và thảo luận:

  – Hs báo cáo, nhận xét hình dạng, kích thước, cấu tạo của 3 loại vi rut.

– Dự kiến

Dạng virut Tên virut Cấu tạo
Dạng xoắn Virus khảm thuốc lá, virus dại Virus có cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phần lõi chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài. Virus không có các thành phần cấu tạo giống với tế bào nhân sơ và nhân thực
Dạng  hình khối Virus cúm, virus viêm kết mạc
     Dạng hốn hợp  Thực khuẩn thể (phage)

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

Nội dung ghi bài

Virus có 3 dạng hình dạng đặc trưng

Dạng xoắn: virus khảm thuốc lá, virus dại.

Dạng hình khối: virus cúm, virus viêm kết mạc.

Dạng hỗn hợp: thực khuẩn thể (phage).

Virus có cấu tạo đơn giản, gồm lớp vỏ protein và phần lõi

chứa vật chất di truyền, một số virus có thêm lớp vỏ ngoài.

 

2.4. Củng cố (3 phút)

+ Tại sao viruts phải sống kí sinh nội bào bắt buộc?

→ Virus chưa có cấu tạo tế bào, không có các thành phần chính của một tế bào điển hình, nên khi ra khỏi tế bào vật chủ, virus tồn tại như một vật không sống.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động
  • GV đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu thông qua bảng kiểm liên quan

đến hoạt động.

Các tiêu chí Không
– Quan sát và nêu được cấu tạo vi rut

– Nhận diện được 3 hình dạng của vi rut

   
– Phối hợp hiệu quả trong làm việc nhóm.    
– Chuẩn bị mẫu, tranh, video về virut    
Thực hiện phiếu học tập của nhóm. Giữ gìn vệ sinh, trật tự khi xem clip    

 

Hoạt động 3: Vai trò của vi rút, một số bệnh do Virus gây  ra và cách phòng chống (30 phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động: KHTN1.1, 19.PCTT.1
  2. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

Giáo viên: File hình ảnh, tranh ảnh, phiếu học tập, giấy, video về virus.

Học sinh: Vở ghi chép, sách giáo khoa, bút chì màu, giấy A4

* Phương pháp: dạy học giải quyết vấn để, phương pháp trực quan kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn,  hoạt động cá nhân, theo nhóm

2.1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu lợi ích của virus.

 GV chia lớp làm 4 nhóm để tìm hiểu về vai trò của virus trong thực tiễn. Qua đó, thảo luận để trả lời các câu hỏi trong SGK.

Nhóm 1,2 : 3.1 Tìm hiểu thông tin và cho biết ứng dụng của virus trong thực tiễn.

Virus được ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vaccine, Trong nông nghiệp, virus được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu. Ngoài ra, virus còn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu.

Nhóm 3,4: 3.2 Thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ virus có ưu điểm gì so với thuốc trừ sâu hoá học?

– Thuốc trừ sâu từ virus không gây hại cho môi trường, con người và các sinh vật khác, có ưu điểm là tác dụng mạnh, lâu dài lên sâu bọ, bảo vệ môi trường, giảm thiểu độc hại và tồn dư trên sản phẩm và trong đất so với thuốc trừ sâu hoá học.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

2.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng chống.

 GV hướng dẫn HS tím hiểu về một số bệnh phổ biến, biểu hiện và cách phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra.

HS tìm hiểu về bệnh do vi khuẩn gây ra. Qua đó, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK.

  1. Quan sát hình 24.3,24.4,24.5, 24.6 và hoàn thiện bảng theo mẫu sau:
Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Biểu hiện bệnh
Bệnh cúm ở người ? ?
? Denngue ?
Bệnh cúm ở gà ? ?
Bệnh khảm ở cây cà chua ? ?
  1. Từ thông tin gợi ý trong hình 24.7, hãy cho biết bệnh do virus có thể lây truyền qua những con đường nào?
  2. Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus gây ra.

Để phòng chống bệnh do virus gây ra, chúng ta phải ngăn chặn các con đường truyền bệnh, tiêm vaccine phòng bệnh,…

2.2.  Thực giện nhiệm vụ học tập:

– Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp .

– HS nhận xét phản hồi

Luyện tập

* Từ các con đường lây truyền bệnh, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy.

– Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;

– Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả;

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SCK.

2.3.  Báo cáo kết quả và thảo luận:

  – Hs báo cáo, nhận xét hình dạng, kích thước, cấu tạo của 3 loại vi rut.

– Dự kiến

Hoạt động 1

3.1 Virus được ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm sinh học (interferon, thuốc kháng sinh, vaccine, Trong nông nghiệp, virus được sử dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu. Ngoài ra, virus còn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu.

3.2 Thuốc trừ sâu từ virus không gây hại cho môi trường, con người và các sinh vật khác, có ưu điểm là tác dụng mạnh, lâu dài lên sâu bọ, bảo vệ môi trường, giảm thiểu độc hại và tồn dư trên sản phẩm và trong đất so với thuốc trừ sâu hoá học.

Hoạt động 2

Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Biểu hiện bệnh
Bệnh cúm ở người Virus cúm Sốt, đau đầu, đau họng, sổ mũi.
Bệnh sốt xuất huyết Virus Dengue Đau đầu, sốt cao, đau sau đáy mắt, phát ban, chảy máu cam, nôn.
Bệnh cúm ở gà Virus cúm gia cầm Xù lông, mắt ướt kèm nhèm, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, chậm chạp.
Bệnh khảm ở cây cà chua Virus khảm cà chua Khảm loang lổ trên lá, nặng thì làm cho lá xoăn, cong queo, nhãn nhúm.

5.Virus xâm nhập vào cơ thể bằng con đường tiếp xúc trực tiếp thông qua hô hấp hoặc qua đường truyền máu, từ mẹ sang con, tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục,..

  1. Để phòng chống bệnh do virus gây ra, chúng ta phải ngăn chặn các con đường truyền bệnh, tiêm vaccine phòng bệnh,…

Luyện tập

* Corona virus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có thể lây từ người này sang người khác. Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do virus corona gây nên.

Biện pháp phòng bệnh do 2019-nCoV gây nên: cách li hoàn toàn người bệnh, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, …

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

Nội dung ghi bài

Virus có vai trò trong nghiên cứu khoa học và trong thực tiễn. Bên cạnh đó, virus là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho người, động vật, thực vật.

Bệnh do virus gây ra có thể lây truyền theo nhiều con đường khác nhau: từ mẹ sang con, tiếp xúc trực tiếp, truyền máu, tiêu hóa, hô hấp, vết cắn động vật, …

Để phòng chống bệnh do virus gây ra chúng ta phải ngăn chặn các con đường lây truyền bệnh, tiêm vaccin phòng bệnh, …

Vận dụng.

* Đóng vai một tuyên truyền viên, em hãy vẽ một bức tranh để tuyên truyền phòng chống dịch bệnh do virus gây ra.

HS về nhà làm áp phích theo nhóm, buổi học sau sử dụng kĩ thuật phòng tranh để khởi động bài mới thông qua triển lãm tranh và thuyết trình nhanh về áp phích của các nhóm.

 

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

Rubric đánh giá sản phẩm của các nhóm.

 

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 1(40%) Mức 2(70%) Mức 3(100%)
Liệt kê các vai trò của vi rút

(3 điểm)

Nêu được 1 loại vai trò: có lợi/ có hại. Nêu được 2 loại vai trò có lợi và có hại Nêu được 3 loại trở lên vai trò có lợi và có hại
Bệnh và cách phòng bệnh

(3 điểm)

Nêu được 1 loại bệnh – cách phòng bệnh Nêu được 2 loại bệnh – các

phòng bệnh trở lên

Nêu được 3 loại bệnh – các phòng bệnh trở lên
Dựa vào Phiếu học tập (2 điểm) Nộp bài không đúng hạn, Trình bày sơ sài, không minh chứng cụ thể Nộp  bài  đúng hại

Bài báo cáo có hình ảnh , có dẫn chứng cụ thể

Nộp  bài  đúng hại

Bài báo cáo đầy đủ , chi tiết, rõ ràng , trình bày lôi cuốn

Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm(2 điểm) Chưa tích cực Còn lơ là , mất trật tự Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo
Tổng điểm:

Hoạt động 4: Luyện tập-mở rộng (15phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động:

4.KHTN 1.2      19. NLC.TC1        22.CC2.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV sử dụng kỹ thuật KWL để điều tra thông tin sự hiểu biết của HS về các bệnh do virut gây ra

Xem video clip và thực tiễn cuộc sống

Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thực hiện nhiệm vụ học tập vẽ tranh

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập vào đầu giờ học tiết  sau.

– GV hướng dẫn một số bài tập SGK/Tr112

  1. Dự kiến sản phẩm học tập

–  Tranh đa dạng, vẽ và trưng bày đẹp.

– Bài tập

  1. Virus chưa được xem là một cơ thể sống vì chưa có cấu tạo tế bào. Chúng không thể tồn tại độc lập mà sống kí sinh nội bào bắt buộc trong các tế bào sống khác.
  2. Quan điểm này chưa chính xác vì bên cạnh bệnh do virus gây nên, virus đã được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ cho đời sống như sản xuất kháng thể, sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng trong nghiên cứu của các nhà khoa học.
  3. Một số biện pháp phòng bệnh cúm ở người:

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể;

– Không tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: người bị cúm, động vật nhiễm virus cúm,

– Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn có nguy cơ lây bệnh,…

  1. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập

Đánh giá qua quan sát sản phẩm tranh vẽ. 

Công cụ đánh giá bảng Rubric với tiêu chí và 3 mức độ

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá và điểm Điểm
Mức độ 3 Mức độ 2 Mức độ 1
Tham gia hoạt động thảo luận nhóm Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia Đa số thành viên trong nhóm tham gia Còn nhiều thành viên không tham gia
Hoàn thành nhiệm vụ – Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy đinh.

– Nội dung phiếu học tập đầy đủ, chính xác.

– Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy định

– Còn một số lỗi sai trong phiếu học tập

– Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy đinh.

– Còn nhiều lỗi sai trong phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI 25: VI KHUẨN (2 tiết)

Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá
Phương pháp Công cụ
Hoạt động : Khởi động (5 phút) 1.KHTN1.1 Giới thiệu khái quát nội dung học tập Dạy học trực quan. Kĩ thuật KWL  Hỏi – đáp hỏi
Hoạt động 5: Tìm hiếu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn.

(40 phút)

1.KHTN1.1

2.KHTN1.3

3.KHTN1.2

15.GT-TH.1

17.GT-HT.1.5

18.GT-HT.4

– Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của vi khuẩn. Nhận thấy được sự đa dạng của vi khuẩn trong tự nhiên.

– Phân biệt được virus và vi khuẩn.

PP: Trực quan. Nêu và giải quyết vấn đề.

KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

Hỏi đáp

Quan sát qua sản phẩm học tập

Câu hỏi Bảng kiểm
Hoạt động 6:

Tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người (25phút)

16.KHTN 1.2

15.TC-TH.1

16.TC-TH.4.1

17.GT-HT.1.5

18.GT-HT.4

– Nêu được vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên và thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do vi khuẩn gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống.

 PPDH:

Dạy học hợp tác

– KTDH:

Công não – động não

Chia nhóm.

Mảnh ghép

Quan sát, viết

Đánh giá qua SP học tập

Bài tập thực tiễn

Rubric

Hoạt động 7: Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng chống (20phút)

4.KHTN 1.2

19. NLC.TC1

22.CC2.1

– Vận dụng những hiểu biết một số bệnh do vi khuẩn và giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn như: thức ăn để lâu bị ôi thiu, không ăn thức ăn ôi thiu, …

– Cách phòng và chống bệnh.

– PPDH:

+ Dạy học dạy học  hợp tác

– KTDH: động não, làm việc nhóm

Quan sát,

Hỏi đáp

Viết

Bảng kiểm 1

Sản phẩm học tập 

Hồ sơ học tập

 

 

Hoạt động 5 : Tìm hiếu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn (45phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động

1.KHTN1.1           2.KHTN1.3                3.KHTN1.2                    15.GT-TH.1

17.GT-HT.1.5      18.GT-HT.4

  1. Tổ chức hoạt động

* Khởi động (5 phút)

GV chiếu video hoặc tranh ảnh về một số hình ảnh thức ăn bị ôi thỉu, giáo viên dẫn tác hại và bệnh do vi khuẩn gây ra, giới thiệu bài mới.

* Chuẩn bị:

Giáo viên

+ Tranh, video về bệnh cúm gà H5N1, virut Corona, virut HIV,…

+ Phiếu học tập.

Học sinh: HS chuẩn bị tranh ảnh một số viruts

* Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề; dạy học trực quan kết hợp kĩ thuậtKhăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

2.1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và cấu tạo của vi khuẩn.

GV giới thiệu hình 25.1,25.2  HS hoạt động nhóm thảo luận các câu hỏi trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP 5.1 (Bảng hỏi)
1. Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ.
2. Tìm hiểu thông tin về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên. Em có nhận xét gì về môi trường sống của vi khuẩn? Lấy ví dụ.
3. Quan sát hình 25.2, em hãy xác định các thành phẩn cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các phần được đánh dấu từ (1) → (4).

2.2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

Tế bào Đặc điểm phân biệt

(hình dạng, kích thước, cấu tạo)

Liên cầu khuẩn  
Xoắn khuẩn  
Trực khuẩn  
Tụ cầu khuẩn  

 

2.3.  Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Các nhóm quan sát, báo cáo kết quả quan sát được

– Hs báo cáo: nhận xét hình dạng, kích thước, cấu tạo của 3 loại vi khuẩn.

– HS nêu nhận xét, bổ sung.

– HS rút ra kiến thức chung:

– Dự kiến:

  1. Quan sát hình 25.1, em có nhận xét gì về hình dạng của các loại vi khuẩn. Lấy ví dụ.

Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau: hình que (trực khuẩn lị, trực khuẩn đường ruột), hình cầu (tụ cầu khuẩn, liên cẩu khuẩn) và hình xoắn (xoắn khuẩn); một số vi khuẩn có hình dấu phẩy (phẩy khuẩn tả).

2.

Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi nơi như: trong thức ăn ôi thiu, quẩn áo bẩn, vật dụng trong gia đình, trên cơ thể người,…

Vi khuẩn trong tự nhiên phân bố ở các môi trường khác nhau như: đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật, trong lòng đất,…

  1. Cấu tạo vi khuẩn bằng cách chú thích các phần được đánh dấu từ (1) → (4).

– Màng tế bào

– Chất tế bào

– Vùng nhân

– Thành tế bào

Luyện tập

* Đặc điểm cấu tạo của virus và vi khuẩn khác nhau như thế nào?

– Virus chưa có cấu tạo tế bào, vi khuẩn có cấu tạo tế bào nhân sơ.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động
    • Đánh giá đồng đẳng
    • PP đánh giá: Quan sát & qua sản phẩm học tập.
    • GV đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu thông qua bảng kiểm liên quan đến hoạt động.
Các tiêu chí Không
– Quan sát và nêu được cấu tạo vi khuẩn.    
– Nhận diện được 4 hình dạng của vi khuẩn.    
– Chú thích được các bộ phận của vi khuẩn.    
– Kể ra được các vi khuẩn có lợi, có hại thường gặp    
– Phối hợp hiệu quả trong làm việc nhóm.    

 

Hoạt động 6 : Tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người (25phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động

16.KHTN 1.2                 15.TC-TH.1             16.TC-TH.4.1           17.GT-HT.1.5

18.GT-HT.4

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

Giáo viên

+ Tranh, video về bệnh cúm gà H5N1, virut Corona, virut HIV,…

+ Phiếu học tập.

Học sinh: HS chuẩn bị tranh ảnh một số viruts

* Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề; dạy học trực quan kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

2.1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập1: Tìm hiểu lợi ích của vi khuẩn trong tự nhiên và đời sống con người.

GV chia lớp 4-6 nhóm, HS thảo luận các nội dung câu hỏi trong SGK.

  1. Quan sát hình 25.3, em hãy nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên.

→Trong tự nhiên, vi khuẩn tham gia vào quá trình phân huỷ xác sinh vật chết, là một mắt xích trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên.

  1. Nêu vai trò của vi khuẩn trong quá trình chế biến các sản phẩm ở hình 25.4. Kể tên một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn.

– Vi khuẩn lên men một số thực phẩm như: rau, cù, quả, thịt, cá,…

– ứng dụng vi khuẩn trong thực tiễn: chế biên thức ăn, làm sữa chua,.

Luyện tập

* Hãy đề xuất một số phương pháp bảo quản thực phẩm trong gia đình.

– Trong gia đình, để bảo quản tốt thức ăn, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp như: lên men (phương pháp muối chua), sấy khô (đặc biệt với các loại hoa quả), bảo quản trong tủ lạnh (thức ăn nên để trong hộp có nắp kín hoặc đóng gói kín, khi bảo quản phải lưu ý thời gian bảo quản tối đa cho mỗi loại thực phẩm. Rau, củ, quả hạn chế bảo quản trong ngăn đá vì sẽ làm phá vỡ màng tế bào, khi đưa ra ngoài dễ bị dập).

Lên men Sấy khô Bảo quản tủ lạnh

Hoạt động 7: Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng chống (20phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động

4.KHTN 1.2             19. NLC.TC1                22.CC2.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

+ Tranh

+ Phiếu học tập.

* Phương pháp: phương pháp dạy trực quan kết hợp dạy học hợp tác kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

2.1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Tìm hiểu một số bệnh do vi khuẩn và các biện pháp phòng chống.

 GV hướng dẫn HS tìm hiểu về một số bệnh phổ biến, biểu hiện và cách phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra.

HS tìm hiểu về bệnh do vi khuẩn gây ra. Qua đó, thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK.

Nhóm 1+ 2: 6. Quan sát hình 25.5,25.6 và hoàn thành bảng theo mău sau:

Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Biểu hiện bệnh
Bệnh tiêu chảy Trực khuẩn đường ruột ?
? Vi khuẩn lao ?

Nhóm 3 + 4:

  1. Theo em bệnh do vi khuẩn gây ra có thể lây truyền theo con đường nào? Hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra.

2.2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các  nhóm  tìm  hiểu nhiệm vụ được giao

– Các nhóm nhận xét, bổ sung

2.3.  Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Các nhóm quan sát, báo cáo kết quả quan sát được

– Hs báo cáo: nhận xét hình dạng, kích thước, cấu tạo của 3 loại vi khuẩn.

– HS nêu nhận xét, bổ sung.

Dự kiến: 6.

Tên bệnh Tác nhân gây bệnh Biểu hiện bệnh
Bệnh tiêu chảy Trực khuẩn đường ruột Buồn nôn, nôn, đau bụng, đau đầu, tiêu chảy.
Bệnh lao phổi Vi khuẩn lao Ho ra máu, sốt, tức ngực, mệt mỏi, sút cân.

7.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống là chủ yếu. Chúng có thể lây nhiễm thông qua việc sử dụng thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh; qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh; qua đường không khí (hô hấp);…

Một số biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn gây ra:

– Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uổng hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;

– Chú ý đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc khi đi vào nơi có cảnh báo vùng dịch, tránh tiếp xúc gắn với người khác;

– Tăng cường bồi bổ cơ thể để tăng sức đề kháng;

– Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả;

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Luyện tập

* Từ các con đường lây truyền bệnh, em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy.

– Vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi;

– Sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng cách để đạt hiệu quả;

– Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

Nội dung ghi bài

Trong tự nhiên, vi khuẩn tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ làm sạch môi trường. Trong tực tiễn, vi khuẩn có vai trò trong chế biến thực phẩm.

Một số vi khuẩn gây bệnh cho người, động vật, thực vật; một số vi khuẩn làm hư hỏng thực phẩm, làm thức ăn bị ôi thiu.

Biện pháp phòng chống bệnh do vi khuẩn: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bảo quản thực phẩm đúng cách.

Vận dụng

* Theo em, điểu gì sẽ xảy ra nếu trong đất không có vi khuẩn?

– Trong đất không có vi khuẩn thì xác sinh vật sẽ không bị phân huỷ, chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên sẽ không thể xảy ra.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động
TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ Điểm
TIÊU CHÍ  1- Liệt kê các vai trò của vi khuẩn (4 điểm) MỨC 1- Chưa xác định đúng hình dạng
MỨC 2 – Xác định hình dạng của từng trạng thái
MỨC 3 – Hiểu được sự khác nhau hình dạng ở mỗi trạng thái
TIÊU CHÍ 2-Kết quả phiếu học tập hoạt động 7 (4 điểm) – MỨC 1: Học sinh hoàn thành dưới 50% phiếu học tập
– MỨC 2: Học sinh hoàn thành đúng 50-80%phiếu học tập .Giải thích đúng
– MỨC 3: Học sinh hoàn thành đúng 90-100%phiếu học tập .Giải thích đúng
TIÊU CHÍ 3- Giao tiếp và hợp tác (2 điểm) MỨC 1- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 2- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3- Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÀI 26: THỰC HÀNH QUAN SÁT VI KHUẨN.

TÌM HIỂU CÁC BƯỚC LÀM SỮA CHUA (1 tiết)

 

  1. Mục tiêu của hoạt động

– Quan sát và vẽ được hình ảnh vi khuẩn. Nhận biết được một số loại vi khuẩn khác từ tiêu bản mẫu.

– Nêu được các bước làm sữa chua.

  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp;

– Phưong pháp thí nghiêm;

– Phưong pháp trực quan;

– Dạy học hợp tác;

– Dạỵ học khám phá;

– Kĩ thuật hỏi – đáp.

  1. Chuẩn bị

Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, pipette, giấy lọc, cốc thủy tinh, nồi ủ hoặc thùng xốp, đũa, chậu thủy tinh, nhiệt kế.

Mẫu vật: Nước dưa muối/ mước cà muối. Tiêu bản mẫu. Sữa chua: 1 hộp (100g), sữa đặc có đường: 1 hộp (380 g)

  1. 4. Tổ chức hoạt động:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hành quan sát vi khuẩn

 GV hướng dẫn HS làm tiêu bản vi khuẩn lactic, quan sát và vẽ mô phỏng vi khuẩn lactic trong nước dưa chua.

Bước 1: Giới thiệu cách sử dụng kính hiển vi quang học

  • GV sử dụng kỹ thuật KWL để kiểm tra quá trình sự dụng kính hiển vi quang học.
  • GV nghe quá trình thực hiện thao tác sử dụng kính của một số học sinh.
  • Học sinh quan sát, vẽ lại hình dạng vi khuẩn trên tiêu bản và tiêu bản mẫu.
  • Học sinh hoàn thành báo cáo thí nghiệm theo yêu cầu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

Nhận nhiệm vụ

Tiến hành hoạt động quan sát vi khuẩn lactic trong nước dưa theo các bước.

Thảo luận và hoàn thành phiếu báo cáo thí nghiệm.

  • GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát đánh giá quá trình thực hành của các nhóm.
  • Học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm và hoàn thành báo cáo.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập hoạt động

  • PP đánh giá: Quan sát & qua sản phẩm học tập.
  • Sản phẩm học tập dự kiến của HS là : Phiếu báo cáo thực hành

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hướng dẫn làm sữa chua

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

Phiếu đánh giá, rubric

Bước 1: Giới thiệu và kiểm tra sản phẩm sữa chua

  • GV sử dụng kỹ thuật KWL để kiểm tra quá trình tự làm sữa chua của HS.
  • GV nghe quá trình thực hiện của một số học sinh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

Nhận nhiệm vụ

Tiến hành hoạt động động: quan sát mẫu vật, thử sữa chua, đánh giá đồng đẳng.

Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

  • GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát đánh giá sản phẩm sữa chua.
  • Hs báo cáo, nhận xét, đánh giá sữa chua của các nhóm khác.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập hoạt động

Sản phẩm học tập dự kiến của HS là sữa chua sau khi ủ phải có độ sánh, mịn, có màu trắng sữa và có vị chua nhẹ.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Báo cáo kết quả thực hành

Viết và trình bày báo cáo theo mẫu trong SGK.

BÁO CÁO: KẾT QUÀ THỰC HÀNH QUAN SÁT VI KHUẨN TRONG NƯỚC DƯA, NƯỚC CÀ MUỐI

Tiết:….Thứ…..ngày……tháng…. năm….

Nhóm:…….Lớp…….:       
Mục tiêu Nội dung Kết quả
Vẽ và mô tả được hình dạng vi khuẩn lactic có trong tiêu bản. – Quan sát vi khuẩn lactic trong nước dưa, nước cà muối. (HS vẽ hình vi khuẩn lactic)

– Mô tả hình dạng:   

Vẽ và nhận dạng được một số vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu. – Quan sát vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu. (HS vẽ hình vi khuẩn có trong tiêu bản mẫu) – Mô tả hình dạng:
  1. 5. Đánh giá kết quả hoạt động
  • GV đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu thông qua bảng kiểm liên quan

đến hoạt động.

Bảng kiểm đánh giá hoạt động 1

Các tiêu chí Không
– Quan sát và nêu được cấu tạo vi khuẩn.

– Vẽ được các bộ phận của vi khuẩn.

– Thực hiện được các thao tác thực hành.

   
– Phối hợp hiệu quả trong làm việc nhóm.    
– Chuẩn bị mẫu  nước dưa chua và sữa chua.    
Thực hiện phiếu học tập của nhóm. Giữ gìn vệ sinh, trật tự khi thực hành quan sát.    

Bảng kiểm đánh giá hoạt động 2

Các tiêu chí Không
Chuẩn bị sản phẩm đầy đủ.
Độ sánh mịn
Vị chua nhẹ
Màu trắng sữa
Thuyết trình sản phẩm rõ ràng, hấp dẫn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *