Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 3: Sử dụng kính lúp

  1. Năng lực chung

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các quy định an toàn trong phòng thực hành; cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học trong phòng thực hành;

– Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

  1. Năng lực khoa học tự nhiên

– Tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên;

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp.

  1. Phẩm chất

– Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong phòng thực hành;

– Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm thực hành;

– Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành;

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 5: Tìm hiểu kính lúp

(45 phút)

Rubric – Kính lúp.

– Phiếu học tập

– Vài chiếc lá cây dùng làm vật mẫu.

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu kính lúp (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

9.KHTN3.2           10.TC.1.1      11.GQ.1    12.GQ.4     13 .PC.TT.1

  1. Tổ chức hoạt động

Phương pháp: Trực quan, quan sát

  • Chuẩn bị: Kính lúp
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu cách sử dụng kính lúp

Muốn nhìn rõ những vật nhỏ như dấu vân tay, một con bọ cánh cứng hoặc gân của một chiếc lá thi theo em phải dùng dụng cụ nào?

 Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng?

 

 GV cho HS lựa chọn loại kính lúp trong Hình 3.1 để thực hiện các công việc sau:

+ Đọc sách.

+ Sửa chữa đồng hồ.

+ Soi mẫu vải.

Kích thước của vật tăng lên so với khi không dùng kính.

GV gợi ý HS rút ra cấu tạo kính lúp và cách sử dụng kính lúp theo SGK.

Luyện tâp

* Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.

– GV hướng dẫn HS dùng kính lúp để đọc chữ và HS nhận ra dễ đọc vì kích cỡ chữ phóng to lên nhiều.

– GV cũng có thể chuẩn bị sẵn một số mẫu vật như lá cây, bông hoa, con châu chấu,… để cho HS quan sát bằng kính lúp hoặc tổ chức cho HS quan sát thực tế ngoài thiên nhiên (vườn trường,…).

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản kính lúp

– Tổ chức cho HS dùng kính lúp cầm tay để quan sát một chiếc lá theo nhóm.

– Hướng dẫn HS tự dịch chuyển kính lại gần hoặc ra xa vật cho đến khi nhìn chiếc lá thật rõ nét (rõ các gân nhỏ trên chiếc lá).

– Yêu cầu HS mô tả lại cách điều chỉnh khoảng cách của kính lúp như thế nào sẽ quan sát được vật rõ nét.

– Hướng dẫn HS cách bảo quản kính lúp như SGK.

– Tổ chức cho HS tham gia vào các hoạt động trong mục này ở SGK.

* HĐ: 1. HS tự quan sát.

  1. Giữ kính lúp phía trên chiếc lá. (VD1)
  2. a) Từ từ dịch chuyển kính lúp ra xa chiếc lá, hình ảnh chiếc lá được phóng to dẩn, do đó sẽ nhìn rõ chi tiết hơn trước.
  3. b) Nếu tiếp tục dịch chuyển kinh xa chiếc lá hơn một chút: Kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn, ảnh của chiếc lá sẽ mờ đi. (VD2)
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • Học sinh khác nhận xét, bổ sung
  • GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhận xét và tổng kết

* Luyện tập:

Câu 1. Khi từ từ dịch chuyển kính lúp ra xa vật mẫu, mắt nhìn thấy vật thay đổi như thế nào?

Câu 2. Tại sao cần lau chùi, vệ sinh kính lúp thường xuyên bằng khăn mềm hoặc giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng?

            GV hướng dẫn HS rút ra kết luận

Nội dung ghi bài

–         Kính lúp là dụng cụ có thể làm cho các vật trông to hơn. Do đó, người ta thường sử dụng kính lúp để quan sát các vật nhỏ

–         Cần sử dụng và bảo vệ kính lúp đúng cách

  1. Sản phẩm học tập
  2. Phương án đánh giá
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

 Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *