Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 4: Sử dụng kính hiển vi quang học

  1. Chuẩn bị
Hoạt động học Giáo viên Học sinh
Hoạt động 6: Tìm hiểu kính hiển vi

(45 phút)

– Một số kinh hiển vi quang học (Loại có hai vật kính hoặc ba vật kính).

– Tranh vẽ hoặc clip sử dụng kính hiển vi quan sát các tế bào thực vật, động vật.

– Một vài lá cây thài lài tía.

– Kim mũi mác trong phòng thực hành, lam kinh.

– Kính lúp.

– Phiếu học tập

– Vài chiếc lá cây dùng làm vật mẫu.

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu kính hiển vi (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

9.KHTN3.2           10.TC.1.1      11.GQ.1    12.GQ.4     13 .PC.TT.1

  1. Tổ chức hoạt động

Phương pháp: Trực quan, quan sát

  • Chuẩn bị: Kính lúp, kính hiển vi

– GV nêu vấn đề: Dùng kính lúp ta có thể quan sát được gân của lá cây, nhưng có quan sát được tế bào của lá cây không?

– GV nêu câu hỏi: Muốn quan sát được tế bào của lá cây ta cần loại kính gì? Chỉ để HS suy nghĩ chưa cần trả lời ngay.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu cách về kính hiển vi quang học

– Phát cho mỗi nhóm HS một kính hiển vi quang học và yêu cầu HS chỉ ra các bộ phận chính của kính hiển vi bằng việc so sánh kính hiển vi trong Hình 4.1 SGK với kính hiển vi thực tế.

 

Câu 1: Quan sát hình 4.1, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học

– Bộ phận cơ học: chân kính, thân kính, ống kính, mâm kính, đĩa mang vật kính, ốc sơ cấp, ốc vi cấp, kẹp tiêu bản.

– Bộ phận quang học: thị kính, vật kính.

Câu 2:  Kính hiển vi quang học có vai trò gì trong nghiên cứu khoa học?

Giúp ta quan sát các chi tiết cấu tạo rất nhỏ mà mắt thường hoặc dùng kính lúp không thấy rõ.

 

 

 

Luyện tập: Những mẫu vật nào sau đây có thể quan sát trực tiếp bằng mắt, phải dùng kính lúp, kính hiển vi quan học? Giải thích

 

Mẫu vật Loại kính lựa chọn Giải thích
a)       Cồn trùng (ruồi, kiến, ong)
b)       Giun, sán
c)       Các tế bào tép cam, tép bưởi
d)       Các tế bào thực vật (lá cây, sơi gai) hoặc các tế bài động vật (da, lông,tóc)

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quan học. 

– Hướng dẫn để HS biết cách sử dụng kính hiển vi quang học và ứng dụng vào quan sát tế bào lá, đồng thời biết cách bảo quản kính hiển vi.

+ Yêu cấu HS đọc kĩ phần đọc hiểu và phân tích cho HS hiểu rõ các bước.

+ GV cần thực hiện trước các thao tác để HS quan sát.

+ Yêu cầu HS mô tả lại hình dạng tế bào lá mà các em quan sát được.

– Đối với mục “Bảo quản lánh hiển vi quang học”: GV có thể cho HS đọc phần đọc hiểu và thực hiện thao tác bảo quản kính hiển vi ngay trên lớp học.

– Việc điều chỉnh kính hiển vi để quan sát tế bào là không đơn giản, HS có thể tốn nhiều thời gian mà vẫn không quan sát được. Vì vậy, GV cần chuẩn bị trước bằng cách thực hiện các thao tác sao cho thành thạo, để khi vào tiết dạy sẽ thuận lợi cho việc hướng dẫn HS.

– Đối với hoạt động quan sát tế bào lá cây GV cần chuẩn bị trước các thao tác sau: Dùng kim lưỡi mác rạch một ô vuông có kích thước khoảng 1 x lcm, sau đó lột nhẹ lớp biểu bì, đặt lên lam kính đả nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt mảnh lá sát bản kính rồi nhẹ nhàng đậy lại. Đặt cố định tiêu bản trên bàn kính. Hướng dẫn HS quan sát tiêu bản theo các bước đã trình bày ở SGK.

– HĐ: HS trình bày các thao tác (dựa vào SGK), tự tiến hành quan sát và mô tả hình dạng các tế bào lá cây.

  1. Sản phẩm học tập

– Kết quả thảo luận

  1. Phương án đánh giá
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

 Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Kết quả làm bài tập vận dụng

– Mức 1: Trả lời sơ xài, chưa đủ ý

– Mức 2: Trả lời đủ

– Mức 3: Trả lời đúng, đầy đủ, rõ ràng

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *