- MỤC TIÊU
- Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các quy định an toàn trong phòng thực hành.
– Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành;
– Tìm hiểu tự nhiên: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên;
– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vi quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên.
- Phẩm chất
– Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong phòng thực hành;
– Trung thực và cẩn thận trong quá trình làm thực hành;
– Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành;
– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên..
- CHUẨN BỊ
– Các tranh, ảnh và kí hiệu về an toàn thí nghiệm.
– Bảng nội quy phòng thực hành.
– Một số dụng cụ: Áo choàng, kính bảo vệ mắt, khẩu trang, găng tay cách nhiệt,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | PP, KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá | |
Phương pháp | Công cụ | ||||
HĐ 3: Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (45 phút) | 2.KHTN 1.2
6.KHTN 2.1 9.KHTN3.2 10.TC.1.1 11.GQ.1 |
– Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành
– Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp |
PP: Trực quan, bàn tay nặn bột
KT: Động não thảo luận nhóm, mảnh ghép. |
Viết | Câu hỏi, thang đo |
HĐ 4: Một số quy tắc an toàn trong phòng thực hành (45 phút) | 2.KHTN 1.2
6.KHTN 2.1
|
– Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
|
PP: Đặt vấn đề,
KT: Khăn trải bàn |
Hỏi đáp
Viết |
Câu hỏi
Bài tập |
HOẠT ĐỘNG 3: Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành (45phút)
- Mục tiêu hoạt động
2.KHTN 1.2 6.KHTN 2.1 9.KHTN3.2
10.TC.1.1 11.GQ.1
- Tổ chức hoạt động
PP: Trực quan, bàn tay nặn bột
KT: Động não, thảo luận nhóm, mảnh ghép.
- Chuẩn bị: Hình ảnh
Thông qua việc quan sát một bức tranh mô tả các HS đang đùa nghịch với các dụng cụ thí nghiệm trong phòng thực hành để HS có thể trao đổi, thảo luận nhận ra các lỗi vi phạm và những nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra.
– GV đặt vấn đề: vì sao cần phải biết và thực hiện đúng các quy tắc an toàn trong Phòng thực hành.
Theo em, những hoạt động nào trong phòng thực hành ở hình bên là không an toàn?
– GV hướng dẫn HS quan sát các biển kí hiểu cảnh báo trong hình sau và cho biết tên của mỗi kí hiệu.
- Quan sát các kí hiệu cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiểu.
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Đuổi hình bắt chữ qua powerpoint sử dụng các kí hiệu không theo trật tự trong SGK và yêu cầu các em chỉ ra ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo đó.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh khác nhận xét
- GV quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, nhận xét và tổng kết
- Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 | ||
Bảng kí hiệu | Tên | Ý nghĩa |
- Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?
Để có thể tạo sự chú ý mạnh và dễ quan sát.
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.
Khi làm thí nghiệm, chúng ta phải tiếp xúc với: nguồn điện, nguồn nhiệt, hoá chất, chất dễ cháy nổ, dụng cụ sắc nhọn, động vật,… Vì thế, chúng ta cần phải biết rõ các quy định an toàn để phòng tránh rủi ro và tai nạn có thể xảy ra khi học tập trong phòng thực hành , quy định an toàn để phòng tránh |
- Sản phẩm học tập
– Kết quả phiếu học tập
- Phương án đánh giá
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
||||
Báo cáo rõ ràng ,chính xác
– Mức 1: Lắng nghe – Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi – Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả |
||||
Kết quả làm bài tập thực tiễn
– Mức 1: Trả lời sơ xài, chưa đủ ý – Mức 2: Trả lời đủ – Mức 3: Trả lời đúng, đầy đủ, rõ ràng |
HOẠT ĐỘNG 4: Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
2.KHTN 1.2 6.KHTN 2.1 9.KHTN3.2
10.TC.1.1 11.GQ.1
- Tổ chức hoạt động
PP: Trực quan, bàn tay nặn bột có sử dụng thí nghiệm
KT: Động não, thảo luận nhóm, mảnh ghép.
- Chuẩn bị: Hình ảnh
- Khởi động
GV cho quan sát một bức tranh mô tả các HS đang đùa nghịch với các dụng cụ thí nghiệm trong phòng thực hành để HS có thể trao đổi, thảo luận nhận ra các lỗi vi phạm và những nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu quy định an toàn phòng thực hành.
– GV cho HS quan sát hình 2.1 ( trình chiếu slide) và hướng dẫn HS thảo luận nội dung 1 trong SGK
– GV cho HS nghiên cứu các quy định an toàn trong SGK cũng như trong nội quy phòng thực hành. GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, chia nhóm cho HS thảo luận và hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1. Tại sao cần đeo kính bảo vệ mắt, đeo găng tay và mặc áo choàng (nếu có) khi làm thí nghiệm với hoá chất?
Câu 2. a) Tại sao chúng ta cần phân biệt được những kí hiệu cảnh báo nguy hiểm trong phòng thực hành?
- b) Hãy chỉ ra nội dung cảnh báo về chất độc, chất ăn mòn, chất độc sinh học, điện cao thế, ứng vói mỗi kí hiệu trong hình dưới đây.
Câu 3. Học sinh hoàn thành bảng nhau sau, đánh dấu X vào cột em lựa chọn tương ứng:
An toàn | Không an toàn | |
a) Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (sự bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn,…) | ||
b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng cùa vật khi đang đun. | ||
c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hoá chất có mùi, vị lạ không. | ||
d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hoá chất, cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hoá chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hoá chất. | ||
e) Cẩn thận khi cầm đồ thuỷ tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác. | ||
g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật | ||
h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định. |
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và tổng kết
- Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh
An toàn | Không an toàn | |
a) Thực hiện theo chỉ dẫn của giáo viên. Báo cáo với giáo viên ngay nếu thấy mối nguy hiểm (sự bất thường, làm nứt, vỡ dụng cụ thủy tinh, đổ tràn hóa chất ra bàn,…) | X | |
b) Dùng tay kiểm tra mức độ nóng cùa vật khi đang đun. | X | |
c) Ngửi hoặc nếm để tìm hiểu xem hoá chất có mùi, vị lạ không. | X | |
d) Đọc kĩ nhãn ghi trên mỗi lọ chứa hoá chất, cẩn thận khi làm thí nghiệm với các hoá chất có tính ăn mòn. Rửa tay kĩ sau khi xử lí hoá chất. | X | |
e) Cẩn thận khi cầm đồ thuỷ tinh, dao và các dụng cụ sắc nhọn khác. | X | |
g) Luôn rửa tay bằng xà phòng sau khi chạm vào thực vật hoặc động vật | X | |
h) Dọn dẹp và cất thiết bị sau khi hoàn thành thí nghiệm. Vứt bỏ chất thải thí nghiệm đúng nơi quy định. | X |
- Sản phẩm học tập
– Kết quả phiếu học tập
Nội dung viết bài
Các quy định, các kí hiệu cảnh báo về an toàn trong phòng thực hành. Phải tuân thủ nội quy phòng thực hành để tránh những rủi ro có thề xảy ra. |
- Phương án đánh giá
GV quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | Hoàn toàn không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | |||||
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động | |||||
Kết quả sản phẩm tốt |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: