Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 55: Ngân hà

Hoạt động 7. Tìm hiểu  ngân hà (90 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

21.PC.TT.1 15.KH3.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PPDH Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

KT: Động não, thảo luận nhóm.

* Chuẩn bị: Hình ảnh chụp Ngân Hà khi nhìn từ Trái Đất.

Video giới thiệu về Ngân Hà: https://www.youtube.com/watch?v=5fHjmia4MgY

– Phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu ngân hà- thiên hà

GV đặt câu hỏi gây sự chú ý của HS: “Em nào đã từng nghe về dải Ngân Hà chưa? Dải Ngân Hà là gì? Em nào đã nhìn thấy dải Ngân Hà? Em có thể mô tả lại không?” 

HS trả lời, GV ghi lại. GV có thể kể câu chuyện Ngưu Lang, Chức Nữ để gây sự hứng thú của HS và đặt vấn đề nghiên cứu bài mới.

– Quan sát video về Ngân Hà.

– Học sinh làm việc cá nhân ghi lại những đặc điểm mà con quan sát được, tối thiểu hai đặc điểm, về thiên hà và Ngân Hà.

– Học sinh làm việc nhóm bốn, sau khi xem lại video lần 2 thì tập hợp lại ý kiến của thành viên  trong nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

H1. Thiên hà là gì?

H2. Thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời gọi tên là gì ? Vì sao lại gọi tên như vậy ? 

H3. Nêu những đặc điểm của Ngân Hà.

Theo em, dùng tên Ngân Hà để gọi tập hợp các thiên thể trong đó có Hệ Mặt Trời có hoàn toàn chính xác không ? Tại sao ?

H5. Một năm ánh sáng dài bao nhiêu mét ?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

 GV chiếu video về Ngân Hà cho HS quan sát cá nhân. GV giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động cá nhân trong 5 phút tìm hiểu tài liệu sách phần I và dựa vào thông tin của video vừa xem để viết ra ít nhất hai đặc điểm của thiên hà, Ngân Hà. Sau đó hoạt động nhóm 4 theo kĩ  thuật khăn phủ bàn để HS thảo luận, trả lời 4 câu hỏi của mục này. 

– Thực hiện: HS suy nghĩ, thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của GV và nhóm trưởng. 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

– GV: nhận xét và chốt nội dung về Ngân Hà. 

– GV giới thiệu về sao chổi, hướng dẫn học sinh làm mô hình bằng giấy về ngân hà

  1. Sản phẩm học tập 

– Câu trả lời của học sinh

– Học sinh xem video, tìm tài liệu, thông tin, hoạt động cá nhân sau đó hoạt động nhóm . Đáp án có thể là:

H1. Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể bao gồm rất nhiều các ngôi sao, các hành tinh, chất khí và bụi vũ trụ, được liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.

H2. Thiên hà có chứa hệ Mặt Trời, là thiên  hà của chúng ta, gọi tên là Ngân Hà. Thiên hà của chúng ta được gọi là Ngân Hà vì khi quan sát, người châu Á thấy nó giống một dòng sông bạc. Sông là Hà, bạc là Ngân.

H3. Ngân Hà là thiên hà xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. 

Gọi như vậy không hoàn toàn chính xác vì Hệ Mặt Trời nằm ở gần rìa của một trong bốn vòng xoắn của Ngân Hà, nên từ Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một phần nhỏ của vòng xoắn này và thấy nó giống một dòng sông.

H4. Một năm ánh sáng là quãng đường mà ánh sáng đi được trong 1 năm. Với vận tốc ánh sáng là 3.108 m/s. Một năm ánh sáng dài là: 3.108 . 365,25. 24.3600 = 9,467.1015 m.

  1. Phương án đánh giá 

* Bảng kiểm

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có nêu được khái niệm thiên hà là gì không?
2. HS có nêu được khái niệm ngân hà  không?
3. HS có biết hình dạng của ngân hà không?
4. HS có biết xác định vị trí của Mặt trời trong ngân hà không?

 

Hoạt động 8. Tìm hiểu  hệ mặt trời trong ngân hà (90 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

7.KHTN.2.2      21.PC.TT.1 15.KH3.1

Nêu được Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà.

Nêu được Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà.

2.Tổ chức hoạt động: 

PPDH Dạy học nêu và giải quyết vấn đề

KT: Động não, thảo luận nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu Ngân Hà và vị trí hệ Mặt Trời trong Ngân Hà

Tổ chức cho HS đọc hiểu tích cực theo các câu hỏi định hướng nhận thức, hoạt động trải nghiệm, qua đó HS có được kiến thức về Ngân Hà: cấu tạo, hình dạng, kích thước của Ngân Hà và vị trí của hệ Mặt Trời trong Ngân Hà.

– Cho HS làm việc nhóm: Nhiệm vụ các nhóm: quan sát ảnh chụp Ngân Hà từ Trái Đất trong SGK, quan sát Hình 55.1, 55.3, trả lời các câu hỏi ghi ra giấy:

– HS hoạt động nhóm đôi để trả lời các câu hỏi: 

+ Tại sao có tên Ngân Hà? 

+ Đâu là các vòng xoắn chính của Ngân Hà? 

H1. Hệ Mặt Trời nằm ở đâu trong Ngân Hà? 

H2. Hệ Mặt Trời đứng yên hay chuyển động so với tâm của Ngân Hà?

H3. So sánh kính thước của Hệ Mặt Trời so với Ngân Hà. Theo em, dải Ngân Hà có chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy không?

– GV giới thiệu tranh hình về dải ngân hà 

– GV giới thiệu tranh hình Mô phỏng phác họa Ngân Hà và vị trí Mặt trời trong hệ Ngân Hà, từ đó chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

Hình  Mô phỏng phác họa Ngân Hà và vị trí Mặt trời trong hệ Ngân Hà

– Cho HS xem video (vào trang “http://tuoitre.vn”), trả lời câu hỏi: 

+ Hãy mô tả chuyển động của Ngân Hà trong vũ trụ.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc SGK và hoạt động nhóm 2 để trả lời 3 câu hỏi của phần này.

Thực hiện: HS tìm tòi tài liệu, thảo luận và đi đến thống nhất các kiến thức về Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày/ 1 phần trên bảng, các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).

GV: nhận xét về kết quả hoạt đông của các nhóm về tìm hiểu Hệ Mặt Trời trong Ngân Hà. GV chốt lại thông tin chính xác trước toàn lớp.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Làm mô hình về Ngân Hà 

– HS làm việc theo nhóm, nhiệm vụ: Làm mô hình về Ngân Hà theo chỉ dẫn trong SGK; cho chong chóng hoạt động, quan sát.

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả (mô tả những gì quan sát được).

GV cần theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ các nhóm kịp thời giải quyết các khó khăn.

CH: HS trả lời là “có” trên cơ sở vào trang http://tuoitre.vn>> dai-ngan-ha thì được đánh giá ở mức vận dụng thấp (VD1).

HĐ: Hoàn thành mô hình và mô tả lại những gì quan sát thấy, kết nối được với kiến thức về mô hình Ngân Hà trong bài học. (VD2)

Thông qua các nội dung thảo luận và các thông tin từ bài đọc, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Ngân Hà có hình xoắn ốc với 4 vòng xoắn chính. Nhìn từ Trái Đất chỉ thấy một phần của một vòng xoắn ốc cùa Ngân Hà.

Vận dụng

Câu 1. Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” với các phát biểu dưới đây. 

Phát biểu Đánh giá
1 Hệ Mặt Trời là bộ phận chủ yếu của Ngân Hà. Đúng Sai
2 Dải Ngân Hà chuyển động trên bầu trời đêm cũng như các vì sao mà ta nhìn thấy Đúng Sai
3 Từ Trái Đất ta có thể nhìn thấy toàn bộ Ngân Hà. Đúng Sai
4 Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà đồng thời chuyển động cùng Ngân Hà. Đúng Sai

Câu 2. Hãy mô tả vị trí của hệ Mặt Trời trong dải Ngân Hà.

  1. Sản phẩm học tập

Đáp án có thể là :

H1. Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà, cách tâm Ngân Hà khoảng 26000 năm ánh sáng.

H2. Hệ Mặt Trời chuyển động quanh tâm của Ngân Hà với tốc độ cỡ 220 000 m/s

H3. So với Ngân Hà, kích thước của hệ Mặt Trời vô cùng nhỏ. Theo em, dải Ngân Hà không chuyển động trên bầu trời đêm như các sao mà ta nhìn thấy vì so với Hệ Mặt Trời thì Ngân Hà có kích thước rất lớn.

  1. Phương án đánh giá

Phương pháp đánh giá

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1:Nêu được Mặt trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng của mặt  trời   
MỨC 2: Nêu được nguyên nhân Mặt trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng của mặt  trời 
MỨC 3:  Phân tích được cụ thể nguyên nhân Mặt trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng của mặt  trời  
Tiêu chí 2

Mức độ tích cực hoạt động

MỨC 1: Học sinh không tham gia thực hiện nhiệm vụ được 
MỨC 2: Học sinh chưa tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao
MỨC 3: Học sinh tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao
Tiêu chí 3

Thuyết trình cho nội dung thảo luận của nhóm.

MỨC 1:Thuyết trình chưa đủ ý (phân biệt được thiên thể tự phát sáng, phản xạ ánh sáng)
MỨC 2:Thuyết trình đủ ý (giải thích được thiên thể tự phát sáng, phản xạ ánh sáng) còn dài dòng
MỨC 3: Thuyết trình đủ ý ( giải thích rõ ràng được thiên thể tự phát sáng, phản xạ ánh sáng)

 

Hoạt động 8. Ôn tập chương 11  (45 phút)

  1. Mục tiêu:

12.GTHT.1.1 13.GQ.1.1 6.TN 1.1

  1. Tổ chức hoạt động

PP: – Thuyết trình nêu vấn để kết hợp hỏi đáp;

– Dạy học theo nhóm cặp đôi/ nhóm nhỏ;

– Kĩ thuật : Sơ đồ tư duy,khăn trải bàn

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Sơ đồ tư duy (khuyết)

-Phiếu học tập 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: hệ thống kiến thức

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

–  GV yêu cầu HS hoạt động nhóm lớn trong 10 phút, xây dựng sơ đồ tư duy cho chủ đề 11 trên cơ sở gợi ý các kiến thức chính của chủ đề.

– HS trả lời các câu hỏi trong SGK trang 197,198.

 

Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề.

–  GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trả lời 10 câu hỏi trong 8 phút. 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

+ Sau 8 phút hoạt động cá nhân. Giáo viên gọi một HS bất kì giải thích về đáp án của mình. Các HS còn lại nêu ý kiến khác nếu có. Từ đó thống nhất đáp án đúng của 10 câu hỏi bài cũ  trước lớp.

+ Sau hoạt động nhóm, GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. Các đại diện các nhóm còn lại cho ý kiến. Cả lớp thống nhất chọn sơ đồ tư duy đúng, đủ, logic, hiệu quả. 

GV: nhận xét về kết quả hoạt động của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức thuộc chủ đề.

Một số dạng bài tập:

Câu 1. Hàng ngày, Mặt Trời mọc lên ở phía nào?

  1. Phía Bắc B. Phía Nam C. Phía Đông D. Phía Tây.

Câu 2. Hàng ngày, ta thấy Mặt Trời xuất hiện và chuyển động qua bầu trời. Vì sao ?

  1. Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất một lần mỗi ngày.
  2. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một lần mỗi ngày.
  3. Trái Đất tự quay quanh mình một lần mỗi ngày.
  4. Mặt Trời tự quay quanh mình một lần mỗi ngày.

Câu 3. Vật nào sau đây là nguồn sáng ?

  1. Mặt Trời B. Trái Đất C. Mặt Trăng D. Sao chổi

Câu 4. Mặt Trăng là vệ tinh của thiên thể nào ?

  1. Mặt Trời B. Trái Đất. C. Hỏa tinh D. Thiên Vương tinh.

Câu 5. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi theo ngày, vì sao ?

  1. Vì kích thước của Mặt Trăng thay đổi theo ngày.
  2. Vì kích thước vùng của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng thay đổi mỗi ngày.
  3. Vì Trái Đất thấy Mặt Trăng ở những góc nhìn khác nhau vào các ngày khác nhau.
  4. Vì Trái Đất liên tục quay xung quanh Mặt Trời.

Câu 6. Tính từ Mặt Trời ra, thứ tự đúng của tám hành tinh từ gần đến xa Mặt Trời nhất trong hệ Mặt Trời là

Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Trái Đất, Thổ tinh, Mộc tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh.

Thủy tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Kinh tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Hỏa tinh, Thiên Vương tinh, Trái Đất, Mộc tinh, Thổ tinh, Hải Vương tinh, Kim tinh, Thủy tinh.

Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

Câu 7. Ngân Hà là

  1. Thiên hà trong đó có chứa hệ Mặt Trời. B. một tập hợp nhiều Thiên hà trong vũ trụ.
  2. tên gọi khác của hệ Mặt Trời. D. dải sáng trong vũ trụ.

Câu 8. Sắp xếp những mục sau theo thứ tự kích thước từ nhỏ nhất đến lớn nhất: Mặt Trời, Hệ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Vũ trụ, Ngân Hà.

  1. Vũ trụ, Ngân Hà, Hệ Mặt Trời, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
  2. Vũ trụ, Hệ Mặt Trời, Ngân Hà, Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
  3. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời, Hệ Mặt Trời, Ngân Hà, Vũ trụ.
  4. Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất, Ngân Hà, Hệ Mặt Trời, Vũ trụ.

Câu 9. Hệ Mặt Trời gồm

  1. các Thiên Hà, dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, các đám bụi khí.
  2. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh Mặt Trời và các đám bụi, khí.
  3. dải Ngân Hà, các hành tinh và các đám bụi, khí.
  4. rất nhiều các ngôi sao, các hành tinh, các vệ tinh và các đám bụi, khí.

Câu 10. Trong hệ Mặt Trời, theo thứ tự xa dần Mặt Trời,Trái Đất là hành tinh ở vị trí

  1. thứ nhất.              B. thứ ba.           C. thứ tư.          D. cuối cùng.

Câu 11. Vào ban đêm, khi quan sát các ngôi sao, ta thấy chúng “chuyển động”trên bầu trời từ đông sang tây. Em hãy giải thích hiện tượng đó.

Câu 12. Tạo một hộp carton hình hộp chữ nhật kích thước 40 cm x 40 cm x 50 cm. Treo một bóng đèn điện công suất 5 w và một quả bóng đường kính cỡ 10 cm cách đều các thành hộp.Tạo một khe hở nhỏ để nhìn vào trong hộp.

– Khi đèn tắt em có nhìn thấy quả bóng không?

– Bật đèn lên, em có nhìn thấy quả bóng không?

– Nếu có nhìn thấy quả bóng, em thấy một phần hay toàn bộ quả bóng. Mô tả những gì em nhìn thấy và hãy giải thích?

Câu 13. Khoảng thời gian mỗi ngày đêm, mỗi tháng âm lịch, mỗi năm dương lịch trên Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết những khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

Câu 14. Nhật thực là gì ? Xảy ra khi nào ?

Câu 15. Nguyệt thực là gì ? Xảy ra khi nào ?

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

  1. C 2. C 3. A 4.B 5. C
  2. D 7.A 8.C 9.B 10.B

Câu 11. Vào ban đêm, khi quan sát các ngôi sao, ta thấy chúng “chuỵển động” trên bầu trời từ đông sang tây. Nguyên nhân là do Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.

Câu 12. Khi đèn tắt, em không nhìn thấy quả bóng.

Bật đèn lên, em nhìn thấy một phần quả bóng. Đó là phần quả bóng được chiếu sáng bởi bóng đèn hướng về mắt ta. Tuỳ theo góc độ nhìn khác nhau mà phần quả bóng mà ta nhìn thấy là khác nhau.

Câu 13.

– Mỗi ngày đêm dài 24h. Đây là thời gian để Trái Đất tự quay quanh trục của mình hết 1 vòng.

– Mỗi tháng âm lịch dài khoảng 29,5 ngày. Đây là thời gian trung bình để Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất hết một vòng.

– Mỗi năm dương lịch dài 365,25 ngày. Đây là thời gian để Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời hết một vòng.

Câu 14. Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng ngăn không cho ánh sáng từ Mặt Trời truyền đến Trái Đất, làm cho trên Trái Đất dù đang là ban ngày cũng không nhìn thấy một phần hoặc toàn bộ Mặt Trời.

Xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên 1 đường thẳng và Mặt Trăng nằm ở giữa, là vật cản.

Câu 15.Nguyệt thực là hiện tượng Trái Đất ngăn không cho ánh sáng từ Mặt Trời truyền đến Mặt Trăng.

Xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên 1 đường thẳng và Trái Đất nằm ở giữa, là vật cản.

  1. Sản phẩm học tập

– Bảng SĐTD

– Hoàn thành bài tập sgk

  1. Phương án đánh giá: 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *