Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 53: Mặt Trăng

Hoạt động 3. Tìm hiểu mặt trăng và hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

2.KHTN.1.1 4.KHTN.1.6 6.KHTN.2.1 10.KHTN.3.2

2.Tổ chức hoạt động: 

– Dạy học theo nhóm;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK

KTDH: Động não, KWL

* Chuẩn bị: Máy chiếu, laptop, bút chỉ. 

Hình ảnh về Mặt Trăng, sự phản chiếu ánh sáng của Mặt Trăng từ Mặt Trời đến Trái Đất.

Hình ảnh về các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

– Hình ảnh, video về chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu Mặt Trăng

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

▲Hình 44.1. Mặt Trăng trên bầu trời đêm              ▲ Hình 44.2. Ảnh chụp Mặt Trăng
▲ Hình 53.1. Quan sát Mặt Trăng từ Trái Đất

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trả lời các câu hỏi về:

+ Nêu đặc điểm hình dạng của Mặt Trăng?

+ Nêu đặc  điểm chuyển động của Mặt Trăng ngoài vũ trụ?

+ Phân loại Mặt Trăng thuộc nhóm sao, hành tinh hay vệ tinh?

+ Tại sao ta nhìn thấy được Mặt Trăng?

– GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, trả lời câu hỏi: “Tại sao ta chỉ có thể nhìn thấy một nửa hình dạng của Mặt Trăng?”

– HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– GV nhận xét và chốt nội dung về Mặt Trăng.

– GV củng cố bằng clip: https://www.youtube.com/watch?v=PvmggnvQg5c 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

– Mặt Trăng có dạng hình cầu.

– Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất.

Mặt Trăng không tự phát sáng, ta nhìn thấy Mặt Trăng là do nó phản chiếu ánh sáng Mặt Trời chiếu vào nó.

– Chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng, nửa còn lại nằm trong bóng tối nên ta chỉ nhìn thấy một nửa bề mặt của Mặt Trăng.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

 

Mặt Trăng không có khả năng tự phát sáng, ánh sáng mà ta nhìn thấy được là do Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng

Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đặc điểm sự chuyển động của Mặt Trăng, các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng và ứng dụng của việc xác định các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong cuộc sống.

– HS quan hình trong SGK về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

– Một HS nói “Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời, còn ban đêm chúng ta thấy Mặt Trăng”. Bạn ấy nói đúng không? Vì sao?

– GV: Đặc điểm sự chuyển động của Mặt Trăng?

– Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi

 Mặt Trăng được xếp vào nhóm sao, hành tinh hay vệ tinh? Mặt Trăng có tự phát sáng không? Tại sao ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng? Các hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm? Vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau? Ứng dụng của việc xác định các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong cuộc sống?

– GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu.

K (Know)

Điều em đã biết

W (Want)

Điều em muốn biết

L (Learn)

Điều em học được

– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.

GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi Trả lời
Câu 1.Trình bày được khái niệm “pha của Mặt Trăng”. 
Câu 2. Đặc điểm mối liên hệ giữa pha của Mặt Trăng và thời gian trong một tháng.

 

GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm kết hợp với các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK về pha của Mặt Trăng và nguyên nhân tạo thành pha Mặt Trăng.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra bảng phụ.

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– GV trình chiếu hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng, nhận xét và chốt nội dung 

– GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– GV nhận xét và chốt nội dung về các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, hoàn thành bài tập các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

 Mặt Trăng có dạng hình cầu.

Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

Mặt Trăng là vật thể không tự phát sáng, ta nhìn thấy Mặt Trăng là do nó được Mặt Trời chiếu sáng.

PHIẾU HỌC TẬP 
Câu hỏi Trả lời
Câu 1.Trình bày được khái niệm “pha của Mặt Trăng”.  Pha của Mặt Trăng là hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày.
Câu 2. Đặc điểm mối liên hệ giữa pha của Mặt Trăng và thời gian trong một tháng. – Các pha của Mặt Trăng là:

+ Không Trăng (Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không nhìn thấy Trăng.

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất, ta nhìn thấy toàn bộ một nửa hình dạng của Mặt Trăng.

+ Trăng khuyết.

+ Bán nguyệt.

  1. Sản phẩm học tập 

– Sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của học sinh

  1. Phương án đánh giá 

*Phương pháp đánh giá qua quan sát

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1: Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn  
MỨC 2: Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3: Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
Tiêu chí 2

Giao tiếp và hợp tác

MỨC 1:  Lắng nghe
MỨC 2:  Có lắng nghe, phản hồi
MỨC 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

 

Hoạt động 4. Giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng (45phút)

1.Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.2 10.KH2.1.2 15.KH3.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PPDH Dạy học giải quyết vấn đề – Dạy học theo nhóm

KT: Động não.;

* Chuẩn bị: clip về mặt trăng, phiếu học tập, tranh

 – GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– GV chia học sinh thành 8 nhóm.

– GV yêu cầu HS tiến hành thiết kế mô hình quan sát các pha của Mặt Trăng dựa vào hướng dẫn trong SGK.

– GV cho HS thảo luận nhóm và thiết kế mô hình để quan sát được các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng.

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

GV nhận xét, chiếu hình ảnh về chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất và chốt nội dung giải thích sự khác nhau về hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

 

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thảo luận nhóm thống nhất thực hiện phương án làm mô hình

– Tiến hành thực hiện phương án đã lựa chọn từ những vật dụng nhóm đã chuẩn bị.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– GV gọi ngẫu nhiên hai HS đại diện cho hai nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có).

– GV nhận xét, đánh giá; mở rộng thêm hiểu biết của HS thông qua đoạn phim giới thiệu về nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong – người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.

– GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Em học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và trả lời bài tập trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập 

Mô hình hoặc tranh vẽ thể hiện hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong tuần trăng

  1. Phương án đánh giá 

Bảng kiểm đánh giá kĩ năng giải thích 

STT Tiêu chí Đạt Không đạt
1 Lựa chọn được nhiệt kế để thực hiện nhiệm vụ.
2 Giải thích được lý do lựa chọn 
3 Chỉ ra được thao tác sai
4 Khắc phục được thao tác sai
5 Thực hiện đầy đủ các bước 
6 Trả lời được câu hỏi GV đặt ra

 

Vận dụng

Vẽ sơ đồ cho thấy vị trí của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất khi ta quan sát thấy bán nguyệt.

Tìm hiểu vai trò của Mặt Trăng và các pha của Mặt Trăng đối với đời sống.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *