Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời – Thiên thể

Hoạt động 1. Đặt vấn đề – Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của mặt trời (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1   11.TC.1.1 12.GTHT.1.1

2.Tổ chức hoạt động: 

– Dạy học theo nhóm;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK;

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về chuyển động thực và chuyển động nhìn thấy.

– GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trình bày dự đoán chuyển động của các vật xung quanh nếu ta tự quay quanh mình theo chiều từ trái qua phải.

– GV đưa ra câu hỏi để HS phân biệt được chuyển động “thực” và chuyển động “nhìn thấy” trong trường hợp ta tự quay quanh mình. 

+ Khi ta tự quay quanh mình, các vật xung quanh cũng chuyển động. Nhưng thực tế các vật xung quanh có chuyển động hay không? 

+ Chuyển động của các vật trong trường hợp trên gọi là chuyển động “nhìn thấy”.

+ Chỉ có bản thân ta chuyển động, thì chuyển động của bản thân ta gọi là chuyển động “thực”.

– GV yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ khác về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”.

– GV yêu cầu HS thực hiện theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi TH1, TH2, TH3. 

– Phân biệt được chuyển động của các vật trong các trường hợp sau, chuyển động nào là chuyển động “thực”, chuyển động nào là chuyển động “nhìn thấy”.

TH1: Chuyển động của xe ô tô đang chạy và cây bên đường.

TH2: Chuyển động của thuyền đang trôi trên sông và chuyển động của cái cầu.

TH3: Chuyển động của người đang ngồi trên xe máy và chuyển động của các hòn đảo trên biển.

 

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

  HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

GV nhận xét và chốt nội dung về chuyển động “thực” và chuyển động “nhìn thấy”.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành  trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

– Các vật xung quanh chuyển động từ phải qua trái khi ta tự quay quanh mình.

Chuyển động quay của vật là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động của ta là chuyển động “thực”.

– HS trao đổi nhóm, đáp án có thể là: 

TH1: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cây bên đường, chuyển động “thực” là chuyển động của xe ô tô đang chạy.

TH2: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của cái cầu, chuyển động “thực” là chuyển động của thuyền đang trôi trên sông.

TH3: Chuyển động “nhìn thấy” là chuyển động của các hòn đảo trên biển, chuyển động “thực” là chuyển động của người đang ngồi trên xe máy.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

– GV nêu vấn đề để HS phát biểu ý kiến, tranh luận.

– Có đúng là Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây?

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– GV chiếu clip giới thiệu về hệ mặt trời, vũ trụ

– Học sinh xem hình ảnh bầu trời và các ngôi sao, clip về mặt trời và vũ trụ.

GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, HS trình bày dự đoán sự mọc và lặn của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất sau khi quan sát video.

GV yêu cầu HS dự đoán về sự lí giải chuyển động của Mặt Trời.

https://www.youtube.com/watch?v=p1uH2FZxmyk 

https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog 

 

Hình 43.1

GV yêu cầu HS chỉ ra đặc điểm sự chuyển động của Trái Đất.

GV yêu cầu HS lý giải lại về chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất.

Hình 43.2. Mô phỏng chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

– Học sinh hoàn thành phiếu học tập 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em trình bày được sự mọc và lặn của Mặt Trời khi quan sát bầu trời. 
Câu 2: Em hãy dự đoán được các trường hợp lí giải về chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời 
Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm chuyển động của Trái Đất. 

Lí giải chính xác về sự chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời.

Câu 4: Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng mô hình quả địa cầu được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh hoạ câu trả lời của em.

GV yêu cầu HS phân biệt chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và chuyển động quay của Trái Đất, chuyển động nào là chuyển động “thực”, chuyển động nào là chuyển động “nhìn thấy”.

GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, HS trả lời câu hỏi bàn tay số 1 trong SGK. 

HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy.

GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

GV nhận xét và chốt nội dung về chuyển sự chuyển động “nhìn thấy” của Mặt Trời, HS ghi chép lại kiến thức và trả lời câu hỏi SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực hiện bài tập trên Phiếu học tập, sau đó tổng hợp ý kiến 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em trình bày được sự mọc và lặn của Mặt Trời khi quan sát bầu trời.  – Vào buổi sáng, Mặt Trời mọc ở hướng Đông, sau đó lặn ở hướng Tây vào buổi chiều.
Câu 2: Em hãy dự đoán được các trường hợp lí giải về chuyển động mọc và lặn của Mặt Trời  + TH1: Do Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và quay quanh Trái Đất.

+ TH2: Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời. 

+ TH3: Do Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và Trái Đất tự quay quanh nó từ Tây sang Đông.

Câu 3: Em hãy nêu đặc điểm chuyển động của Trái Đất.  – Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời và tự chuyển động quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.

– Mặt Trời mọc từ hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Mặt Trời đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.

Chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất là chuyển động “nhìn thấy”, chuyển động quay của Trái Đất là chuyển động “thực”.

Câu 4: Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Tại sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm liên tiếp? Hãy dùng mô hình quả địa cầu được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời để minh hoạ câu trả lời của em. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó, nên chỉ có một phần Trái Đất được chiếu sáng, còn phần còn lại thì không được chiếu sáng, phần được chiếu sáng  là “ban ngày”, phần không được chiếu sáng là “ban đêm” nên có sự hình thành ngày và đêm liên tiếp trên Trái Đất.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

  1. Sản phẩm học tập 

– Sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của học sinh

4.Phương án đánh giá 

Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

 

Hoạt động 2. Phân biệt các thiên thể. (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

5.KHTN.2.1 11.TC.1.1 12.GTHT.1.1

Định nghĩa được thiên thể là tên gọi chung các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. 

Phân loại được các thiên thể gồm: sao, hành tinh, vệ tinh.

2.Tổ chức hoạt động: 

PP: Gợi mở. Nêu và giải quyết vấn đề

KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

* Chuẩn bị: quả địa cầu, bóng đèn, phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Phân biệt các thiên thể.

– GV chia học sinh thành 8 nhóm.

– GV chuẩn bị cho HS các từ khóa và hình ảnh của thiên thể, sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, chòm sao.

– GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm, HS tiến hành làm sơ đồ tư duy tìm hiểu về thiên thể theo các yêu cầu:

+ Tên chủ đề, khái niệm nằm ở trung tâm: Thiên thể.

+ Vẽ các nhánh chính từ chủ đề trung tâm, trên mỗi nhánh phân biệt các loại thiên thể (bao gồm khái niệm và hình ảnh ví dụ).

+ Trang trí, tô màu sinh động cho sơ đồ tư duy.

– GV đặt câu hỏi các nhóm cùng trao đổi, thảo luận, tìm hiểu: 

+ Ngoài sao, các thiên thể khác đều không phát sáng, vậy làm cách nào ta có thể nhìn thấy chúng?

+ Trả lời câu hỏi SGK trang 214.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực thảo luận thực hiện nhiệm học tập, hoàn thành học tập 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

Sơ đồ tư duy gồm các phần:

– Thiên thể là tên gọi chung của các vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ.

Các thiên thể gồm: sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, chòm sao.

+ Sao là thiên thể tự phát sáng, ví dụ Mặt Trời.

+ Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao. Ví dụ: Trái Đất, sao Hỏa, sao Thủy,…

+ Vệ tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh. Ví dụ: Mặt Trăng,…

+ Sao chổi là trường hợp đặc biệt. Tuy cũng là tiểu hành tinh những khác các tiểu hành tinh khác ở chỗ được cấu tạo chủ yếu bằng các khối khí đóng băng và bụi vũ trụ, không có dạng hình cầu mà có hình dáng giống cái chổi.

+ Chòm sao là tập hợp các sao mà đường tưởng tượng nối chúng với nhau có dạng hình học xác định.

– Các hành tinh, vệ tinh không phát sáng nhưng ta vẫn nhìn thấy chúng vì chúng được sao chiếu sáng.

– Vệ tinh nhân tạo không phải là thiên thể vì nó không phải vật thể tự nhiên tồn tại trong không gian vũ trụ. 

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Ban ngày chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây là do Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông.

Sao là thiên thể tự phát sáng, hành tinh là thiên thề không tự phát sáng và chuyền động quanh sao, vệ tinh là thiên thề không tự phát sáng và chuyền động quanh hành tinh.

  1. Sản phẩm học tập 

– Sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của học sinh

Phương án đánh giá 

Phương pháp đánh giá  Rubric 2: 

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1-Chưa tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm. Chưa viết thành một báo cáo hoàn chỉnh.  
MỨC 2 Tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm. Viết thành một báo cáo nhưng chưa logic, cách trình bày chưa phù hợp.
MỨC 3- Tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm hợp lí, chính xác. Cấu trúc báo cáo logic, cách trình bày phù hợp.
Tiêu chí 2

Quá trình tham gia hoạt động của HS

MỨC 1- Ngồi quan sát các bạn làm.
MỨC 2- Có tham gia nhưng chưa tích cực.
MỨC 3 – Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực.
Dựa vào các bước đo của HS MỨC 1- Thao tác chưa chính xác, còn sai sót nhiều.
MỨC 2-Thao tác chưa chính xác một phần.
MỨC 3 – Thao tác hoàn toàn chính xác.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *