Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 51: Tiết kiệm năng lượng

Hoạt động 8. Tiết kiệm năng lượng (45 phút)

  • Mục tiêu hoạt động:  

– Hiểu được tại sao cần phải tiết kiệm năng lượng.

– Biết một số biện pháp tiết kiệm năng lượng và ứng dụng được các biện pháp đó vào trong đời sống.

  • Tổ chức hoạt động:

 – Chuẩn bị: Máy chiếu, phiếu học tập.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Xác định vấn đề học tập là cần tiết kiệm năng lượng.

Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được tiết kiệm năng lượng rất quan trọng.

    * Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh quan sát hình sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Chỉ ra những chi tiết trong hình bên có sự lãng phí năng lượng. Em hãy đưa ra các gợi ý giúp điều chỉnh hoặc khắc phục sự lãng phí năng lượng đó.

GV yêu cầu các thành viên của mồi tổ luân phiên nhau ghi lên bảng các chi tiết gây lãng phí năng lượng có trong hình và biện pháp khắc phục. Trong thời gian 2 phút, tổ nào ghi chính xác và đấy đủ hơn thì dành chiến thắng.

HS nhận ra các hành vi hằng ngày của chính các em và gia đình mình có gây lãng phí năng lượng không, hậu quả của nó là gì. Từ đó, giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm năng lượng.

– Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học.

  • GV điều hành, tổ chức cho các nhóm báo cáo, nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

  • HS đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm.
  • HS nhóm khác nhận xét bài báo cáo của nhóm bạn, sử dụng phiếu đánh giá sản phẩm. 
  • GV nhận xét, đánh giá và bổ sung nội dung còn thiếu cho các nhóm.
  • GV yêu cầu sử dụng phiếu đánh giá hoạt động nhóm để đánh giá hoạt động của từng thành viên.

Dự kiến:

  1. Sự lãng phí năng lượng vẫn thường xuyên xảy ra như: bật quạt, bật đèn khi không cần thiết,… (H)
  2. Biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học: Tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết,… (HS có thể tìm thêm).
  3. Sản phẩm học tập
  • Bài thuyết trình.
  • Các tiểu phẩm, phiếu đánh giá.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:Tìm hiểu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng.

Mục tiêu: Học sinh trình bày được các lí do cần tiết kiệm năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

    * Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Có thể chia nhóm để HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi và hoạt động trong SGK.

  1. Những biện pháp nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng?
  1. Sử dụng ánh nắng mặt trời để làm khô quần áo ướt thay vì dùng máy sấy khô quần áo.
  2. Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt.
  3. Tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì dùng đèn thắp sáng vào ban ngày.
  4. Rút phích cắm hoặc tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
  5. Đóng, mở tủ lạnh hoặc máy điều hòa đúng cách.
  1. Bật tivi xem cả ngày.
  2. Tắt vòi nước trong khi đánh răng.
  3. Thu gom các vật dụng (giấy, đồ nhựa,…) đã dùng có thề tái sử dụng hoặc tái chế.
  1. Kẻ bảng 6.1 ra Phiếu học tập. Ghi các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã chọn ở câu 1 và đánh dấu “X” vào các cột thích hợp trong bảng. Ví dụ, biện pháp a) đã được đánh dấu “X” vào các cột mô tả tương ứng đề minh hoạ.
Biện pháp Tiết kiệm điện Tiết kiệm nước Tiết kiệm

nhiên liệu

Dùng nguồn năng lượng tái tạo
a x x x
b x
c x x
d x
e x
h x
i x

 

– GV có thể chiếu lên màn hình một số hình ảnh về sự lãng phí năng lượng, hậu quả của nó và biện pháp khắc phục để cùng tìm hiểu với HS. 

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

  • GV điều hành, tổ chức cho các nhóm báo cáo, nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm.
  • HS đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm.
  • HS nhóm khác nhận xét bài báo cáo của nhóm bạn, sử dụng phiếu đánh giá sản phẩm. 
  • GV nhận xét, đánh giá và bổ sung nội dung còn thiếu cho các nhóm.
  • GV yêu cầu sử dụng phiếu đánh giá hoạt động nhóm để đánh giá hoạt động của từng thành viên.

– Dự kiến sản phẩm học tập

  1. Những biện pháp giúp tiết kiệm năng lượng là: a, b, c, d, e, h, i. (H)

2.

Biện pháp Tiết kiệm điện Tiết kiệm nước Tiết kiệm

nhiên liệu

Dùng nguồn năng lượng tái tạo
a x x x
b x
c x x
d x
e x
h x
i x

HĐ:

Tiêu chí Đèn dây tóc Đèn compact So sánh
Giá 5000 đồng 40 000 đồng Giá đèn compact đắt hơn 

35 000 đồng

Thời gian thắp sáng 1000h 5000 h Thời gian thắp sáng của đèn compact gấp 5 lần
Chi phí sử dụng trong một năm 492750 đồng 131 400 đồng Một năm tiền điện của đèn compact ít hơn 361 350 đồng

 

Từ kết quả tính được ở trên cho thấy, tổng chi phí nếu sử dụng đèn compact tiết kiệm hơn nhiều so với đèn dây tóc, đổng thời thời gian thắp sáng tối đa của đèn compact cũng nhiều gấp 5 lần. Việc sử dụng đèn compact thay cho đèn dây tóc đem lại sự tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện năng. 

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Tiết kiệm năng lượng giúp:

  • Tiết kiệm chi phí.
  • Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo.
  • Góp phần giảm lượng chất thải và giảm ô nhiễm môi trường.

Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng:

  • Sử dụng điện, nước hợp lí.
  • Tiết kiệm nhiên liệu.
  • Ưu tiên dùng các nguồn năng lượng tái tạo.

 Luyện tập

Câu 1: : Tìm hiểu sự cần thiết phải tiết kiệm điện
Đánh dấu X vào ô em cho là đúng
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ KHÔNG HIỆU QUẢ
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Để các thực phẩm có nhiệt độ cao (còn nóng) và tủ lạnh
Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn định
Để điều hòa ở mức trên 20 0C
Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh
Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn Led
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, tivi… nên để ở chế độ chờ
Sử dụng nước sinh hoạt với 1 lượng vừa đủ nhu cầu
Sử dụng điện mặt trời trong trường học
2.Em hãy nêu một số lợi ích của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.

– Dự kiến sản phẩm học tập

Phiếu học tập 10: Tìm hiểu sự cần thiết phải tiết kiệm điện
Đánh dấu X vào ô em cho là đúng
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ KHÔNG HIỆU QUẢ
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng X
Để các thực phẩm có nhiệt độ cao (còn nóng) và tủ lạnh X
Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn định X
Để điều hòa ở mức trên 20 0C
Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh X
Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn Led X
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt X
Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, tivi… nên để ở chế độ chờ X
Sử dụng nước sinh hoạt với 1 lượng vừa đủ nhu cầu X
Sử dụng điện mặt trời trong trường học X
2. Em hãy nêu một số lợi ích của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
Tiết kiệm chi phí cho gia đình, góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường,…

Câu 3:   Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện ở nhà.

– Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện ở nhà:

+ Đặt máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc lạnh, hạn chê’ để chế độ giặt nước nóng;

+ Giảm nhiệt độ tối đa của bình đun nước nóng cỡ 60 °C;

+ Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hoà;

+ Thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc điều hoà;

+ Tắt các thiết bị điện như bóng đèn, tivi, máy tính khi không sử dụng.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá: 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1-Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn  
MỨC 2 Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
Tiêu chí 2

Giao tiếp và hợp tác

MỨC 1- Lắng nghe
MỨC 2- Có lắng nghe, phản hồi
MỨC 3- Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

 

Vận dụng

* Đề xuất một số biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong trường học.

– Cuối buổi học nên tắt tất cả các thiết bị điện kể cả các thiết bị ở chế độ chờ, thu gom những đồ vật không sử dụng có thể tái chế như giấy, vỏ hộp nhôm hay chai nhựa, lau chùi và bảo dưỡng các vật dụng thường xuyên,…

Hoạt động 8. ÔN TẬP (45 phút)

  1. Mục tiêu: 13.KHTN.3.1
  2. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Sơ đồ tư duy (khuyết)

– Bài tập 1,2,3 sgk

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: hệ thống kiến thức

– GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.

– Phát Sơ đồ tư duy (khuyết) cho từng nhóm

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiến hành thảo luận nội dung học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Các dạng bài tập

GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề.

  1. Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng dòng nước vào những việc gì?
  2. Khi đi xe đạp tới trường, năng lượng cung cấp cho xe chuyển động được truyền từ đâu? Trong quá trình đạp xe, có năng lượng hao phí hay không? Nêu biện pháp làm giảm sự hao phí đó?
  3. Xăng sinh học được tạo nên từ việc pha trộn xăng khoáng thông thường – xăng A92 với nhiên liệu sinh học bio-ethanol là nhiên liệu được sản xuất phần lớn từ các loại lương thực như ngô, sắn, ngũ cốc và củ cải đường. Xăng sinh học E5 có tỉ lệ nhiên liệu sinh học từ 4% đến 5%. Xăng sinh học E10 có tỉ lệ nhiên liệu sinh học từ 9% đến 10

 

Xăng sinh học là dạng năng lượng tái tạo hay năng lượng chuyển hóa toàn phần? Sử dụng xăng sinh học có những Ưu thế nào so với xăng thông thường.

Một số dạng bài tập bổ sung:

  • Trắc nghiệm:

Câu 1:  Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành: 

  1. Năng lượng điện.   B. Năng lượng hóa học.    C. Năng lượng ánh sáng. D. Năng lượng nhiệt.

Câu 2: Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?

  1. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng
  2. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.
  3. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở..
  4. Vật nóng lên khi bị cọ xát.

Câu 3: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuỵển hoá?

A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành hoá năng.
C. Nhiệt năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng.

Câu 4: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

A.  Cơ năng.  B. Điện năng.
C. Hóa năng. D. Quang năng.

Câu 5: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

  1. Làm nóng động cơ của tủ lạnh
  2. Tiếng ổn phát ra từ tủ lạnh.
  3. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
  4. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.

Câu 6:  Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

  1. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.
  2. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngói ở bàn học.
  1. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.
  2. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.
  1. Phần tự tuận: Cho các cụm từ sau:Vật này sang vật khác, dạng này sang dạng khác, năng lượng nhiệt, thế năng, động năng. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
  1. Khi dùng bếp gas để đun nóng một cái chảo, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ ……(1)……. 
  1. Khi chiếc xe đi từ đỉnh vòng đu xuống gần mặt đất, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ ……(2)…….
  1. Khi sử dụng đèn sưởi, năng lượng điện đã được chuyển hóa chủ yếu thành ……(3)…….
  1. Thả cho viên bi sắt lăn xuống từ điểm AA có độ cao h_1h1​. Quan sát chuyển động của viên bi, đánh dấu vị trí của viên bi khi lên đến điểm BB có độ cao h_2h2​.

Khi viên bi chuyển động từ AA đến CC, ……(4)……. đã chuyển thành  ……(5)…….

 

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

Hướng dẫn giải:

  1. Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng dòng nước vào những việc như phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.
  2. Khi đi xe đạp tới trường, năng lượng cung cấp cho xe chuyển động được truyền từ chân của người đạp xe. Trong quá trình đạp xe, có năng lượng hao phí do lực ma sát ở các ổ trục. Để làm giảm sự hao phí đó, người ta chế tạo ra các ổ bi, bôi trơn các ổ trục.
  3. Những ưu thế của xăng sinh học so với xăng thông thường.

Xăng sinh học sử dụng cho động cơ khi đốt cháy sẽ ít thải ra các chất độc giảm thiểu sự hao mòn cho động cơ và ô nhiễm môi trường. Một điểm mạnh khá thú vị khác khi sử dụng xăng sinh học là giúp thúc đẩy, tạo công việc và thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, phát triển nhiên liệu sinh học giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá. Đồng thời kiềm chế sự gia tăng giá dầu, ổn định tình hình năng lượng cho thế giới.

  1. Sản phẩm học tập

– Bảng SĐTD

– Hoàn thành bài tập sgk

  1. Phương án đánh giá: 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *