Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 50: Năng lượng tái tạo

  1. Mục tiêu

– Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên.

– Hiểu được ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

– Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số vấn để liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống.

  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  • Giấy A0, hoặc A4, bút dạ để HS: lập sơ đồ tư duy, thảo luận, xác định chủ đề cần tìm hiểu, ghi kết quả thảo luận nhóm.
  • Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS.
  • Máy chiếu (nếu có)…
  • Bảng lập kế hoạch thực hiện dự án
  • Địa chỉ internet hoặc nguồn để tìm kiếm và thu thập thông tin: Thực tiễn địa phương, sách báo, tranh ảnh, thông tin, hình ảnh trên mạng…
  • Bộ câu hỏi định hướng: Các câu hỏi để phát triển ý tưởng theo sơ đồ tư duy để

lập sơ đồ chung và phát triển ý tưởng cho các dự án của nhóm…

  • HS chuẩn bị sách, vở, đồ dùng học tập; các tư liệu cần tìm hiểu; chuẩn bị các hoạt động cần tiến hành và kết quả thu thập được; Sẵn sàng theo sự phân công của nhóm; chuẩn bị báo cáo kết quả được phân công …

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 7. Tìm hiểu năng lượng tái tạo (45 phút)

  • Mục tiêu hoạt động:  

– Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên.

– Hiểu được ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

– Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số vấn để liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống.

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Nhận biết các nguồn năng lượng trong tự nhiên

– Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi sau: 

Câu 1: Có những dạng năng lượng nào?

Câu 2: Hãy kể tên các dụng cụ có trong lớp học hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng tái tạo, nguồn năng lực không tái tạo

Câu 3: Thế nào là nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo, ví dụ?

 

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập, so sánh kết quả.

– Yêu cầu HS trả lời câu hỏi theo cá nhân.

CH: HS tự trả lời.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu năng lượng tái tạo

Câu 4:  

a.Nêu sự khác nhau giữa nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.

  1. Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo: than, xăng, Mặt Trời, khí tự nhiên, gió.

Câu 5: Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2100 sẽ không còn dầu và than trên Trái Đất. Cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi ra sao khi nguồn nhiên liệu này cạn kiệt?

 Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi và để tìm ra ưu điểm, nhược điểm của nguồn năng lượng từ Mặt Trời

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập, so sánh kết quả.

Câu 4:  

  1. a) Nguồn năng lượng tái tạo: nguồn có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên. (H)
  2. b) Nguồn năng lượng không tái tạo: mất hàng triệu đến hàng trăm triệu năm để hình thành và không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. (H)

Nếu không còn dầu và than trên Trái Đất, cuộc sống con người sẽ bị ảnh hưởng nặng nề: nhà máy, xí nghiệp, phương tiện giao thông,… không hoạt động được. Vì vậy, cần tiết kiệm nguồn nhiên liệu hoá thạch đồng thời phải tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới. 

HĐ: Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng năng lượng mặt trời

  1. a) Năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời chuyển hoá thành điện năng qua các pin mặt trời, các pin này có công dụng chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện năng.
  2. b) Thực vật lấy ánh sáng từ Mặt Trời tạo ra thực phẩm, chất thải của con người, động vật, thực vật đã chết là nguồn nhiên liệu sinh học.
  3. Thảo luận về năng lượng từ Mặt Trời:

Ưu điểm: nguồn năng lượng sẵn có và vô hạn, không gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm: giá thành và chi phí lắp đặt cao, vẫn còn rác thải là các pin mặt trời.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

  • Nguồn năng lượng trong tự nhiên được phân loại thành 2 nhóm: nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
  • Các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm Mặt Trời, gió, nước, sinh khối, địa nhiệt,…

Luyện tập:

Câu 1. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Câu nào sau đây không đúng?

  1. a) Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
  2. b) Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí.
  3. c) Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.
  4. d) Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.

Câu 2. Hãy liệt kê một số nguồn năng lượng tái tạo và không tái tạo vào bảng dưới đây. Yêu cầu mỗi loại liệt kê ít nhất 5 nguồn.

Năng lượng tái tạo Năng lượng không tái tạo
  1. Sản phẩm học tập

– Câu trả lời của học sinh

– Hoàn thành bài tập sgk

  1. Phương án đánh giá: 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh trả lời nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh trả lời đúng .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các nội dụng học tập

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *