Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng

  1. Mục tiêu
  •  Kiến thức: 

– Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

– Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.

  • Năng lực: 

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa,nghiên cứu thông tin, hình ảnh để phân tích được sự chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp cụ thể.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các các vấn đề GV nêu ra, GQ các tình huống xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nêu được các dạng năng lượng khi một thiết bị đang hoạt động như đèn pin, máy sấy tóc.
  • Trình bày được một số ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác. 
  • Thực hiện được thí nghiệm nghiên cứu về sự chuyển hóa và bảo toàn năng lượng của con lắc đơn. 
  • Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.
  • Vận dụng định luật bảo toàn năng lượng để giải thích một số hiện tượng thực tế.
  • Phẩm chất: 

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

– Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức của các bạn trong lớp, tổ, nhóm.

  • Chăm học: luôn nỗ lực vươn lên, tiến bộ trong học tập.
  • Có trách nhiệm quan tâm tới các thành viên trong nhóm để hoàn thành được nhiệm vụ chung.
  • Trung thực, cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.
  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  • Giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
  • Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Hai con lắc (gồm hai quả cầu giống hệt nhau, treo bằng hai dây nhẹ dài bằng nhau), giá treo cố định, thước mét, tấm bìa dánh dấu hai điểm A, B có cùng độ cao; quả bóng tennis, sợi dây dù.
  • Phiếu bài tập.
  • Bảng phụ đã dán sẵn các quá trình chuyển hóa năng lượng (Bài 2_PBT)

III. Tiến trình dạy học 

Hoạt động 4.  Sự chuyển hóa năng lượng (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động:

– HS nêu được đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào.

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1:  Khởi động

  • Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết hầu hết quá trình biến đổi trong tự nhiên đều kèm theo sự chuyển hóa năng lượng.

b)Thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV tổ chức cho cá nhân HS thực hiện các hành động xoa hai bàn tay vào nhau, vỗ tay và nêu câu hỏi.

 

  • Khi trời lạnh xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Tại sao?
  • Khi vỗ hai bàn tay vào nhau, ta nghe thấy tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?
  • HS suy nghĩ cá nhân đưa ra câu trả lời.
  • GV đặt vấn đề vào bài.
  1. c) Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi:

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

  • Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên là do động năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm tay ấm lên.
  • Khi vỗ hai bàn tay vào nhau, ta nghe thấy tiếng vỗ tay. Trong hoạt động này đã có sự chuyển hóa động năng thành năng lượng âm thanh.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng.

  1. a) Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng.

b)Thực hiện nhiệm vụ học tập

* Tìm hiểu sự chuyển hóa năng trong một số hiện tượng thực tế

Giao nhiệm vụ học tập:

+ Yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu thông tin ở mục 1, quan sát hình 3.1 để mô tả sự biến đổi năng lượng của quá bóng và vẽ lại sơ đồ sự chuyển hóa năng lượng của quả bóng.

+ GV chốt lại kiến thức và yêu cầu HS vận dụng sự tương tự để mô tả sự biến đổi năng lượng khi đèn pin đang sáng (H3.2), máy sấy tóc đang hoạt động (H3.3) và vẽ sơ đồ chuyển hóa năng lượng cho mỗi trường hợp (Chiếu hình ảnh hoặc video minh họa).

– Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc thông tin SGK để mô tả sự biến đổi năng lượng của quả bóng.

+ HS làm việc theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi 1; 2 ở mục 1 _SGK trang 198.

– Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1 nhóm trình bày câu 1,2. Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).

Kết luận: GV nhận xét về kết quả hoạt động của nhóm khi mô tả các quá trình chuyển hóa năng lượng trong các trường hợp cụ thể. GV chốt sơ đồ chuyển hóa năng lượng.

* Tìm hiểu hóa năng có thể chuyển hóa thành những dạng năng lượng nào?

Giao nhiệm vụ học tập:

+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để hoàn thiện bài tập điền từ SGK trang 199.

– Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi theo cặp.

– Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1,2 HS trình bày câu 1,2. Các HS còn lại theo dõi và nhận xét bổ sung (nếu có).

Kết luận: GV chốt: Hóa năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng như nhiệt năng, động năng, điện năng, năng lượng ánh sáng…

  1. c) Báo cáo kết quả và thảo luận: 

 Câu trả lời của HS, có thể:

  1. Các dạng năng lượng xuất hiện khi đèn pin được bật sáng là nhiệt năng và quang năng. 

Sơ đồ chuyển hóa năng lượng.

 

2: 3 dạng năng lượng gồm: động năng, nhiệt năng và năng lượng âm thanh.

  • Lấy ví dụ: Ti vi khi hoạt động thì điện năng biến đổi thành quang năng, năng lượng âm thanh và nhiệt năng.
  • Dự đoán: Hóa năng có thể chuyển hóa thành điện năng (pin, ắc qui); hóa năng chuyển hóa thành động năng (nhiên liệu đốt cháy trong động cơ ô tô làm ô tô chuyển động).
  1. Hoá năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như: động năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng
  2. a) (1) động năng; b) (2) nhiệt năng, (3) năng lượng ánh sáng; c) (4) động năng, (5) nhiệt năng, (6) năng lượng ánh sáng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3:  Tìm hiểu về định luật bảo toàn năng lượng

  • Mục tiêu: 
  • Làm được thí nghiệm về sự bảo toàn năng lượng.
  • Phát biểu được định luật bảo toàn năng lượng.

b)Thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu SGK để nêu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm.
  • HS phát biểu, GV chốt phương án tiến hành thí nghiệm.
  • GV phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm.

– Làm thí nghiệm theo như phương án được trình bày trong SGK để thấy được: Khi kéo quả cầu (2) đến điểm B (nằm trong mặt phẳng của tấm bìa) như Hình 48.5 rồi thả ra thì quả cầu (2) chuyển động về vị trí ban đầu va chạm vào quả cầu (1) lên đến vị trí A cùng độ cao với vị trí B.

– Thảo luận vế kết quả quan sát được từ thí nghiệm trên.

  • HS làm thí nghiệm theo nhóm, ghi lại kết quả rồi thảo luận để rút ra nhận xét.
  • GV cung cấp thông tin, phát biểu định luật bảo toàn năng lượng.
  • Yêu cầu cá nhân HS làm câu hỏi ứng với hình 3.6.

–  HS giải thích kết quả thu được.

Thông qua các nội dung kết luận về sự truyền năng lượng giữa các vật, sự truyền năng lượng giữa các dạng và thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Sau đó GV đưa ra câu hỏi vận dụng yêu cầu HS căn cứ vào kiến thức vừa học về định luật bảo toàn năng lượng để trả lời:

  • Một em bé đang chơi xích đu trong sân. Muốn cho xích đu luôn lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy vào xích đu (Hình 48.6). Tại sao cần làm như thế?
  • GV chốt nội dung kiến thức.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Luyện tập

Giáo viên phát phiếu học tập  và dành thời gian cho các nhóm tiến hành thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ.

 

PHIẾU HỌC TẬP – LUYỆN TẬP
1. Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng?

A. Cơ năng          B. Điện năng.

C. Hoá năng        D. Quang năng.

3. Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống nền đất cứng, khi chạm đất quả bóng nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng của quả bóng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán còn có hiện tượng nào khác xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng quả bóng bị nảy lên và rơi xuống.

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

4. Nêu ví dụ trong đời sống về định luật bảo toàn năng lượng và giải thích.

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

…………………………………………………………………..

2. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,

A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành nhiệt năng,

B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành thế năng.

C. phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.

D. phần năng lượng hao hụt biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Câu 5: Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở các từ hoặc cụm từ trong khung thích hợp với các khoảng trống, được đánh số thứ tự từ (1) đến (10). Ví dụ: (1)- thế năng .

a) Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có __(1)____. Khi quả bóng được thả rơi ___(2)___ của nó được chuyển hóa     thành ___(3)___.

b) Quả báo không thể này trở lại độ cao ban đầu, nơi nó được thả     rơi, bởi vì không phải tất cả ___(4)______ của nó biến thành ___(5)___. Thực tế luôn có một phần năng lượng của nó được chuyển hóa thành ___(6)____ và ___(7)___ trong khi va chạm. 

c) Trong quá trình chuyển động của quả bóng, luôn có sự ____ (8)____ từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Năng lượng toàn phần của quả bóng luôn được ______(9)_____ không bao giờ ___(10)____  hoặc được tạo ra thêm.

động năng

thế năng 

nhiệt năng

chuyển hóa

bảo toàn 

tự mất đi

năng lượng âm

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 

GV nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

  1. Sản phẩm học tập

Câu trả lời của học sinh

– Câu hỏi với em bé chơi xích đu: Khi em bé chơi xích đu, một phần năng lượng đã bị hao hụt do ma sát và chuyển thành nhiệt năng. Do vậy, muốn bù lại năng lượng bị hao hụt đó, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy vào xích đu để cung cấp thêm năng lượng cho xích đu có thể tiếp tục hoạt động. (H)

Câu hỏi với hoạt động quả bóng nảy:

  1. a) (1) thế năng, (2) thế năng, (3) động năng.
  2. b) (4) động năng, (5) thế năng, (6) nhiệt năng, (7) năng lượng âm.
  3. c) (8) chuyển hoá, (9) bảo toàn, (10) tự mất đi. 

Phiếu học tập của các nhóm

hoạt động luyện tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3- LUYỆN TẬP
1. Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào đã biến đổi thành nhiệt năng?

A. Cơ năng          B. Điện năng.

C. Hoá năng        D. Quang năng.

3. Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống nền đất cứng, khi chạm đất quả bóng nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng của quả bóng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán còn có hiện tượng nào khác xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng quả bóng bị nảy lên và rơi xuống.

Không trái với định luật bảo toàn năng lượng, vì một phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng khi quả bóng đập vào đất, một phần truyền cho không khí do ma sát chuyển hoá thành nhiệt năng.

Hiện tượng kèm theo: Quả bóng bị biến dạng mỗi khi rơi xuống chạm đất và trở lại hình dạng ban đầu mỗi khi nảy lên và nhiệt độ của quả bóng sẽ tăng nhẹ. 

2. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,

A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành nhiệt năng,

B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành thế năng.

C. phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.

D. phần năng lượng hao hụt biến đổi thành dạng năng lượng khác.

 

  1. Phương án đánh giá:

: GV căn cứ phần trả lời câu hỏi của HS và  phiếu học tập

Phương pháp đánh giá:  viết

Công cụ đánh giá: Câu hỏi trong phiếu học tập

Xử lí phần đánh giá: thu phiếu học tập nhóm và chấm điểm theo các tiêu chí

Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3
Nêu được sự chuyển hóa năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn  Xác đinh chính xác 2/5  các dạng năng lượng trong quá trình chuyển hóa- PHT2 Xác đinh chính xác 3/5  các dạng năng lượng trong quá trình chuyển hóa- PHT2 Xác định chính xác 5/5 các dạng năng lượng tham gia vào các quá trình chuyển hóa- PHT2
Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng có thể truyền từ dạng này sang dạng khác  Không cho được ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng Cho được ví dụ nhưng xác định chưa chính xác các dạng năng lượng chuyển hóa. Cho được ví dụ và xác định chính xác các dạng năng lượng chuyển hóa.
Nêu được một số ví dụ liên  quan đến định luật bảo toàn năng lượng Không cho được ví dụ liên quan đến đinh luật bảo toàn năng lượng Cho được ví dụ nhưng chưa giải thích được hiện tượng một cách rõ ràng  Cho ví dụ và giải thich được hiện tượng một cách chính xác.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *