Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 14: Một số nhiên liệu

HOẠT ĐỘNG 8: Tìm hiểu một số loại nhiên liệu (15 phút)

Khởi động

Các nhà khoa học dự báo đến năm 2100 loài người sẽ cạn kiệt các nguồn nhiên liệu thông thường như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên. Em hình dung khi đó loài người sẽ sống thế nào?

Đặt vấn đề: Để đảm bảo an ninh năng lượng khi dân số tăng cao chúng ta cần phải làm gì?

– Yêu cầu HS tìm hiểu về các nhiên liệu sử dụng hằng ngày và cho biết: các nhiên liệu này luôn có sẵn cho con người sử dụng hay sẽ cạn kiệt theo thời gian? Các nhiên liệu có tính chất như thế nào?

  1. Mục tiêu hoạt động
  1. NLC.TC1
  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

Trò chơi

Phiếu học tập

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT kĩ thuật phòng tranh

– HS đã biết gas dùng để đun nấu, xăng để chạy ô tô, xe máy, …Gas, xăng,… đều là nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì? Chúng có tính chất gì?

– GV tổ chức cho HS học tập theo nhóm liệt kê các nhiên liệu cần cho các hoạt động trong cuộc sống.

Yêu cầu HS nêu điểm chung của các nhiên liệu đó và rút ra nhiên liệu là gì.

HS quan sát các nhiên liệu dùng trong đời sống hằng ngày và cho biết chúng tồn tại ở thể nào, nặng hay nhẹ hơn nước và tan trong nước không.

 

PHIẾU HỌC TẬP 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Em hãy liệt kê các nhiên liệu cần cho các hoạt động trong cuộc sống.?
2)  Hãy nêu điểm chung của các nhiên liệu ?
3) Em hãy cho biết nhiên liệu dùng trong đời sống hằng ngày, chúng tồn tại ở thể nào, nặng hay nhẹ hơn nước và tan trong nước không?

 

Phiếu học tập số 2: Em hãy cho biết ứng dụng của các nhiên liệu: dầu hoả, gỗ, xăng, than đá, khí thiên nhiên.

 

PHIẾU HỌC TẬP 2
Nhiên liệu Ứng dụng
Dầu hỏa
Gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, cành cây khô,…)
Xăng
Than đá
Khí thiên nhiên

 

  • Sản phẩm học tập 

– Kết quả của trả lời của học sinh

PHIẾU HỌC TẬP  1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Em hãy liệt kê các nhiên liệu cần cho các hoạt động trong cuộc sống.? Than, ga, xăng, dầu hỏa…
2)  Hãy nêu điểm chung của các nhiên liệu ? Nhiên liệu là những chất cháy được và toả nhiều nhiệt.
3) Em hãy cho biết nhiên liệu dùng trong đời sống hằng ngày, chúng tồn tại ở thể nào, nặng hay nhẹ hơn nước và tan trong nước không? Nhiên liệu tồn tại ở các thể: rắn (than đá), lỏng (xăng, dầu), khí (khí đốt để đun nấu).

Hầu hết các loại nhiên liệu nhẹ hơn nước (trừ than đá) và không tan trong nước (trừ cồn).

 

PHIẾU HỌC TẬP 2
Nhiên liệu Ứng dụng
Dầu hỏa Đèn dầu, bếp dầu, động cơ xe, máy phát điện,…
Gỗ (gỗ vụn, mùn cưa, cành cây khô,…) Làm củi đun nấu, sưởi ấm,…
Xăng Chạy xe ô tô, máy phát điện,…
Than đá Lò cao nung vôi, sản xuất xi măng, luyện gang, thép,…
Khí thiên nhiên Gas để nấu ăn, chạy máy phát điện, lò nung gạch, gốm, lò cao sản xuất xi măng, luyện kim loại,…

 

  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo

Thang đo 1:  Đánh hoạt động nhóm

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

 

HOẠT ĐỘNG 9: Tìm hiểu về nguồn nguyên liệu,  tính chất và cách sử dụng nhiên liệu  (15 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.2

11.KH2.1.2

16.KH3.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

Phiếu học tập

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– HS tìm hiểu các nguồn nhiên liệu sẵn có và được sử dụng phổ biến ở khu vực sinh sống và đưa ra đánh giá mức độ phổ biến (dễ kiếm, mức độ sử dụng,…).

– GV giới thiệu các nguồn nhiên liệu (than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên) ở nước ta, yêu cầu HS trả lời tại sao cần sử dụng chúng tiết kiệm, hợp lí và an toàn? 

PHIẾU HỌC TẬP 3 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Hãy kể tên các nhiên liệu sẵn có và được sử dụng phổ biến ở khu vực sinh sống và đưa ra đánh giá mức độ phổ biến
2) Cách dùng các nhiên liệu an toàn và tiết kiệm
3) Những tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch ?
4) Tại sao phải sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hợp lí và an toàn? 

Hoạt động  thảo luận nhóm: Tìm kiếm tính chất của nhiên liệu:

GV có thể hướng dẫn HS quan sát việc sử dụng nhiên liệu trong đời sống hằng ngày và thảo luận nhóm từ đó rút ra tính chất của nhiên liệu, cách dập tắt đám cháy mỏ dầu (dập tắt bếp than củi).

PHIẾU HỌC TẬP 4

Nhiên liệu

Đặc điểm

Củi Than Xăng Gas
Trạng thái
Khả năng cháy
Ứng dụng

 

– GV lưu ý  về độ an toàn khi sử dụng và cách phòng cháy ở khu dân cư.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

 

  1. Sản phẩm học tập 
  • Kết quả của PHT 
PHIẾU HỌC TẬP  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Hãy kể tên các nhiên liệu sẵn có và được sử dụng phổ biến ở khu vực sinh sống và đưa ra đánh giá mức độ phổ biến Than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên
2) Cách dùng các nhiên liệu ga an toàn và tiết kiệm Gas rất dễ bắt lửa nên cần kiểm tra sự rò rỉ của khí gas qua mùi đặc trưng của khí gas.

Khi phát hiện ra mùi khí gas cần mở các cửa để thông thoáng cho khí gas thoát ra rồi dò tìm điểm rò rỉ khí gas.

3) Những tác động đến môi trường khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch ? Khi dùng nhiên liệu hóa thạch dễ gây ra ô nhiễm không khí do đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu và khí carbon dioxide sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên.
3) Tại sao phải sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hợp lí và an toàn?  – Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản;

– Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường;

– Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

 

PHIẾU HỌC TẬP 4

Nhiên liệu

Đặc điểm

Củi Than Xăng Gas
Trạng thái Rắn Rắn Lỏng Khí
Khả năng cháy Củi khô dễ cháy, nhiều khói, tương đối an toán Cháy, tạo khói gây ô nhiễm môi trường do phát thải khí carbon, dioxide Dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, có tính kích nổ, dễ gây nguy hiểm Rất dễ cháy, ngọn lửa không có khói
Ứng dụng Nhiên liệu đun nấu rẻ tiên, thông dụng, tận dụng các loại gỗ phế phẩm Nhiên liệu quá trình sản xuất điện, đốt cháy trong lò nung Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, máy phát điện, ô tô, máy bay. Nhiên liệu đun nấu, lò gas, bếp gas, đèn khí, bật lửa gas…
  1. Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo

 

Thang đo 1
Tiêu chí: Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn sơ sài, còn sai sót

Mức 2 

Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn chưa đầy đủ

 
Mức 3 

Nêu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu nhưng còn  đầy đủ, chính xác, trình bày rõ ràng.

 

HOẠT ĐỘNG 10: An ninh năng lượng (15 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

20.PC.TT.1                       16.KH3.1

  1. Tổ chức hoạt động 

PP: Dạy học giải quyết vấn đề.

KT: Động não- công não

  • Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

– Mỗi nhóm HS có 1 bộ tờ giấy A0 và bài thuyết trình và  phiếu học tập 

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– Ngày nay, năng lượng có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người. Do đó chúng ta cần phải có chương trình đảm bảo đủ năng lượng cho mọi hoạt động. Các nguồn năng lượng không tái tạo (nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ và khí thiên nhiên) ngày càng cạn kiệt, cần hạn chế sử dụng.

GV chia lớp thành 3 nhóm, tổ chức hoạt động nhóm thảo luận 

–  Thảo luận về câu hỏi:

  • Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo? Kể tên  một số loại năng lượng tái tạo?
  • Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại với môi trường như thế nào?
  • Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.

 GV chốt nội dung: Các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng từ thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học,…) cần tăng cường sử dụng và thay thế cho nguồn năng lượng không tái tạo.

– Mặc dù năng lượng thủy điện không tạo ra khí độc hại. Tuy nhiên tác động môi trường do thủy triều là hết sức đáng kể. Sự thay đổi mực nước trong đầm khi thủy triều có thể gây hại cho đời sống thực vật và động vật. Độ mặn (hàm lượng muối trong nước) bên trong đầm nước khi thủy triều hạ thấp, làm thay đổi các sinh vật ở đó. Chúng có thể bị chết, dẫn đến nguồn thức ăn hạn chế, chim có thể tìm những nơi khác để di cư,…

Với các con đập thủy điện trên sông, cá bị chặn lại không thể di chuyển khi turbin hoạt động, môi trường sinh thái của lưu vực chứa nước sẽ thay đổi là những tác động mạnh tới môi trường cần được tính đến,…

– CH: Một số loại năng lượng có thể dùng để thay thế năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng thủy điện,…

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

  1. Sản phẩm học tập 
Câu hỏi Trả lời
  1. Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?  Kể tên  một số loại năng lượng tái tạo?
– Vì nó tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng trăm triệu năm, không bổ sung được.

– Các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng từ thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học,…) 

  1. Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại với môi trường như thế nào?
Tất cả những nhiên liệu hoá thạch đều chứa carbon như than đá, dầu và khí thiên nhiên. Khi được đốt cháy, các nguyên tử carbon kết hợp với oxygen để tạo ra carbon dioxide – khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo ra khí carbon monoxide làm ô nhiễm không khí.
  1. Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.

Một số nhiên liệu thân thiện môi trường

Nhiên liệu Xăng E5 Biogas
Thành phần 95% thể tích xăng khoáng, 5% cồn sinh hoc ethanol 60-70% khi methane.
Ưu điểm – Giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại so với xăng thông thường.

– Giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính

Biogas tiết kiệm chi phí chi tiêu cho gia đình, giảm thiểu rác 

 

  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo
Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *