Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp

HOẠT ĐỘNG 6: Tìm hiểu nguyên tắc tách chất (10 phút)

 

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.7

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: hình ảnh
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập

 GV trình chiếu clip  nghành làm muối truyền thống ở Việt Nam làm ví dụ đơn giản về sự tách muối ra khỏi khỏi hỗn hợp nước biển. Đặt câu hỏi, vì sao người ta thực hiện được việc tách chất như vậy?

Gợi ý HS nhận thấy sự khác biệt về tính chất các chất trong hỗn hợp, dựa vào đó để tách chất.

– Yêu cầu HS giải thích cách tách muối trong ví dụ đã nêu.

– Tương tự, GV cho HS quan sát hiện tượng bồi đắp phù sa qua hình 2.1 trong SGK và trả lời câu hỏi sau:.

  • Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đổng bằng nơi chúng chảy qua. Em hãy cho biết tại sao lại có hiện tượng này?

 

Kết luận: Hạt phù sa nặng hơn nước nên lắng xuống đáy sông, muối ăn không bị bay hơi nên khi cho nước biển bay hơi sẽ thu được chất rắn là muối ăn. Vậy có thể tách các chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác nhau về tính chất của chúng. 

– Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về sự tách chất trong tự nhiên và cuộc sống.

– Luôn nhắc nhở HS tìm ra sự khác biệt về tính chất cần thiết.

Từ đó, GV liên hệ tính chất đó vào phương pháp tách chất.

Bài tập vận dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 
Câu hỏi Trả lời
1) Trên thực tế thường gặp các chất hỗn hợp hay chất tinh khiết?
2) Vì sao chúng ta phải tách chất?
3) Nêu một số ví dụ về tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  • Sản phẩm học tập 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 
Câu hỏi Trả lời
1) Trên thực tế thường gặp các chất hỗn hợp hay chất tinh khiết? Trên thực tế thường gặp các hỗn hợp, 

chất tinh khiết hoàn toàn cực hiếm. 

2) Vì sao chúng ta phải tách chất? Cần phải tách chất để sử dụng chất nguyên chất.
3) Nêu một số ví dụ về tách chất trong tự nhiên và trong đời sống mà em biết? Các quá trình tách chất: đánh phèn làm trong nước, đun nước riêu cua, lọc bụi, hút ẩm không khí,…

 

  • Hằng năm khi mùa lũ về, trên các sông lại có sự bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đất ở vùng đổng bằng nơi chúng chảy qua.  Hiện tượng này là:.

Nước sông đem theo phù sa giàu dinh dưỡng là các hạt rắn lơ lửng trong nước. Khi chảy qua đồng bằng, các hạt phù sa rắn này bị giữ lại, bồi đắp thêm chất dinh dưỡng cho đồng bằng.

 

  • Phương án đánh giá 

HS đánh giá đồng đẳng

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
– Mức 1: HS tự trả lời được câu hỏi.

– Mức 2: HS trả lời được câu hỏi dưới gợi ý của GV.

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Không báo cáo được

– Mức 2: Báo cáo còn thiếu sót

– Mức 3: Báo cáo đầy đủ, rõ ràng, có giải thích

 

HOẠT ĐỘNG 7: Một số cách  tách chất (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.7               5.KHTN 1. 4

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 
  • GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Cát
3 Nước
4 Dầu ăn
5 Nước
6 Đất 
7 Cát
8 Cốc thủy tinh 4
9 Phễu chiết 4
10 Chai nước 500ml 4
11 Giấy lọc 4
12 Đèn cồn 1
13 Giá thí nghiệm 2

 

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, trải nghiệm, hợp tác làm thí nghiệm, KT: Động não hình thức làm việc nhóm

– GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm thí  nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Lắng nước đục Thí nghiệm 2: Lọc nước từ hỗn hợp nước và cát
Thí nghiệm 3: Đun nước muối bay hơi thu được muối Thí nghiệm 4:  Tách dầu ăn ra khỏi nước.

 

Hoàn thành phiếu học tập 7.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 
Câu hỏi Trả lời
1) Nước đục để sau 1 thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì
2) Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách ra khỏi nước sông?
3) Hay so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc?
4) Quá trình làm muối từ nước biển

sử dụng phương pháp nào?

5) Có ít muỗi lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối ra khỏi nước.
6) Nước và dầu ăn chất nào nặng hơn
7) tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không?
8) Làm thế nào để thu được dầu mỏ khi khai thác thường thu được dầu mỏ và nước biển

 

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT
  • GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

GV có thể yêu cầu HS nêu tóm tắt các nội dung đã học.

HS biết cách dùng khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm bụi mịn và có thể làm sạch nước trong bể cá khi bể cá bị bẩn.

 

  • Sản phẩm học tập 
  • Kết quả thí nghiệm HS đã thực hiện. 
  • Kết quả của PHT 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 
Câu hỏi Trả lời
1) Nước đục để sau 1 thời gian, quan sát thấy hiện tượng gì 1) Nước ở lớp trên trong hơn, lớp dưới có lắng cặn.
2) Tại sao hạt bụi bị tách ra khỏi không khí, hạt phù sa bị tách ra khỏi nước sông? 2) Hạt bụi (hoặc phù sa) bị tách ra khỏi không khí (hoặc nước sông) vì có khối lượng lớn hơn.
3) Hay so sánh màu sắc của nước gạn và nước lọc? 3) Nước lọc trong hơn nước gạn.
4) Quá trình làm muối từ nước biển

sử dụng phương pháp nào?

  1. Quá trình làm muối từ nước biển

sử dụng phương pháp cô cạn

5) Có ít muỗi lẫn cát. Em hãy đề xuất phương pháp tách muối ra khỏi nước. 5) Để tách cát và muối ăn, chúng ta có 

thể làm theo 2 bước:

– Dựa vào tính tan, tách cát ra, thu được 

nước muối.

– Dựa và khả năng bay hơi, tách nước, 

thu được muối.

6) Nước và dầu ăn chất nào nặng hơn 6)  Nước chìm xuống dưới dầu ăn, 

nước nặng hơn.

7) tại sao phải mở khóa từ từ, các chất lỏng thu được có bị lẫn vào nhau không? 7) + Mở khóa từ từ để 2 lớp chất lỏng 

không bị xáo trộn khi chảy.

+ Các chất lỏng thu được có thể coi 

là nguyên chất.

8) Làm thế nào để thu được dầu mỏ khi khai thác thường thu được dầu mỏ và nước biển 8) Để tách dầu mỏ khỏi hỗn hợp dầu mỏ và nước biển người ta có thể dùng phương pháp chiết. Dầu mỏ ít tan trong nước và nhẹ hơn nước nên khi cho vào phễu chiết thu được nước biển (ở bình hứng), dầu mỏ ở phễu chiết.

 

  1. Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo

 

Thang đo phẩm chất trung thực (2)
Tiêu chí: Trung thực trong làm thí nghiệm và báo cáo kết quả  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Không tiến hành hết các thí nghiệm nhưng vẫn báo cáo đầy đủ

Mức 2 

Tiến hành thí nghiệm sai và báo cáo dúng

 
Mức 3 

Báo cáo đúng theo tiến trình và kết quả thí nghiệm

 

– GV cho nhóm HS đánh giá đồng đẳng  hoạt động   bằng bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tìm hiểu về lắng, gạn, lọc

– Mức 1: HS làm được thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời câu hỏi

– Mức 2: HS hiểu được nguyên tắc tách chất bằng phương pháp lắng, lọc và tự làm được thí nghiệm

Tìm hiểu về cô cạn

– Mức 1: HS hiểu được phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cô cạn dưới sự gợi ý của GV.

– Mức 2: HS nắm được phương pháp tách chất bằng lọc, cô cạn áp dụng vào việc tách cát ra khỏi muối hay tách muối ra khỏi nước biển.

Tìm hiểu về chiết

– Mức 1: HS trả lời được tách dầu mỏ ra khỏi hỗn hợp với nước biển bằng phương pháp chiết và tự làm thí nghiệm tách dầu ăn khỏi nước.– Mức 2: HS trả lời câu hỏi và làm thí nghiệm dưới sự gợi ý của GV

Báo cáo kết quả (phiếu HT)

– Mức 1: có báo cáo nhưng sai nhiều hơn 4 nội dung

– Mức 2: có báo cáo, sai 1- 3 nội dung

– Mức 3: Xác định đúng tất cả các nội dung

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *