Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào

Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật. (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

– Quan sát được tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ bằng kính hiển vi.

– Làm được tiêu bản tế bào biểu bì thực vật.

– Quan sát và nhận biết được các thành phần cơ bản trong tế bào.

– Vẽ hình và so sánh được sự khác nhau giữa các tế bào quan sát được.

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị:

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập

STT Hóa chất – mẫu vật Số lượng
1 Xanh methylene
2 Nước cất
3 Trứng cá
4 Củ hành
5 Các tế bào niêm mạc miệng
STT Dụng cụ Số lượng
6 Kính lúp cẩm tay 8
7 Kính hiển vi 1
8 Đĩa kính đồng hổ 4
9 Lam kính 4
10 Lamen 4
11 Pipette 2
12 Kim mũi mác 2
13 Panh 4
14 thìa inox 4

 

– GV sử dụng phương pháp trực quan, hợp tác kết hợp kĩ thuật khăn trải bàn, thí nghiệm, thảo luận nhóm

Hướng dẫn học sinh làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật.

– GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, số lượng HS/nhóm phụ thuộc vào số lượng dụng cụ, thiết bị và mẫu vật GV chuẩn bị được (nên đảm bảo mỗi nhóm không quá 5 HS).

– GV đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung thực hành như: thời gian, yêu cầu cần đạt được. GV có thể khuyến khích các nhóm bằng điểm thưởng đối với nhóm làm nhanh và có tiêu bản đẹp.

– GV tổ chức để HS lần lượt tiến hành các nội dung thực hành (quan sát ngay sau khi làm tiêu bản). GV làm mẫu một số thao tác khó và giải đáp các thắc mắc của HS (nếu có).

Nội dung thực hành Thời gian đề xuất thực hiện Yêu cầu cần đạt được
Làm tiêu bản, quan sát tế bào biểu bì hành tây. 15 – 10 phút – Lớp biểu bì được lột mỏng để các tế bào tách riêng và không bị chồng lên nhau.

– Quan sát được thành tế bào, tế bào chất và nhân rõ nét bằng kính hiển vi.

Quan sát tế bào trứng cá. 5-7 phút – Quan sát được hình dạng từng tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp.

– Xác định được thành phần quan sát được là cấu trúc nào của tế bào.

tế bào niêm mạc miệng 15 – 10 phút – Quan sát được hình dạng từng tế bào niêm mạc miệng qua kính hiển vi.

 

– GV phát phiếu bảng kiểm) hướng dẫn các nhóm sau thực hành học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau trong cùng một nhóm theo các tiêu chí trong bảng kiểm.

– Các nhóm tiến hành thực hành làm tiêu bản tế bào vảy hành và tế bào biểu bì ếch và quan sát hình ảnh tế bào trên kính hiển vi. Từng cá nhân vẽ lại hình ảnh quan sát được đó vào vở.

– Các tiêu bản của từng nhóm sẽ được chiếu trên màn hình, để học sinh làm căn cứ để đánh giá lẫn nhau trong một nhóm thông qua bảng kiểm

– GV quan sát và hỗ trợ HS, đồng thời nhắc nhở HS đảm bảo về mặt thời gian để hoàn thành toàn bộ nội dung bài thực hành.

–  GV có thể củng cố kiến thức về thành phần tế bào dựa trên việc trình chiếu và phân tích ảnh chụp một tiêu bản quan sát bằng kính hiển vi của một nhóm HS hoặc tiêu bản chuẩn do GV chuẩn bị trước.

– GV cần lưu ý HS cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ như dao mổ, kim mũi mác.

– GV nên hướng dẫn kĩ và làm mẫu một số thao tác như: dùng kim mũi mác lột biểu bì hành tây.

– GV cũng nên chuẩn bị sẵn tiêu bản tế bào biểu bì hành tây và hình ảnh của các tiêu bản khi quan sát bằng kính hiển vi để hỗ trợ phấn củng cố kiến thức và làm mẫu cho nhóm làm tiêu bản chưa đẹp.

– Trong quá trình HS thực hành, GV bao quát lớp để hỗ trợ các nhóm hoàn thành nội dung bài học, đồng thời đánh giá được kĩ năng và thái độ của HS.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp

Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS lấy tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay sau đó so sánh kết quả quan sát được.

Tổ chức dạy học: GV định hướng để HS tự thực hiện thí nghiệm lấy trứng cá và quan sát bằng mắt thường và kính lúp cầm tay.

GV có thể đặt một vài câu hỏi yêu cầu HS chú ý khi thực hiện thí nghiệm như:

  1. Tại sao khi tách trứng cá chép cần nhẹ tay, không để kim mũi mác làm vỡ màng trứng?

Yêu cầu HS nhận xét kết quả quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường và kính lúp.

Bước 1: Dùng kim mũi mác tách trứng cá cho vào đĩa kính đồng hồ đã có sẵn vài giọt nước cất.

Bước 2: Quan sát bằng mắt thường và kính lúp cẩm tay.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành bằng kính hiển vi quang học.

 Nhiệm vụ: Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn các bước thực hiện, sau đó cho HS tự thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK, đồng thời hỗ trợ HS thêm các kĩ thuật giữa các bước như: Cách lấy tế bào biểu bì vảy hành, cách quan sát tiêu bản, cách điều chỉnh kính, vị trí đặt của mắt, ….

Sau quá trình thực hành  HS thảo luận các câu hỏi sau:

2. Tại sao cần tách lớp tế bào vảy hành thật mỏng khi làm tiêu bản?

3.  Khi tiến hành bước đậy lamen để hoàn thành tiêu bản quan sát, em cần lưu ý điều gì?

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Quan sát tế bào niêm mạc miệng bằng kính hiển vi quang học.

 Nhiệm vụ: Quan sát tế bào niêm mạc miệng dưới kính hiển vi.

Tổ chức dạy học: Tương tự với hoạt động 2

– GV yêu cầu các thành viên có kết quả thực hành quan sát tốt chia sẻ kinh nghiệm với các bạn khác về kĩ thuật thực hiện ở các bước.

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Luân phiên quan sát hình ảnh tiêu bản tế bào
  • Báo cáo kết quả và thảo luận:

–   Đại diện nhóm lên trình bày kết quả quan sát, các nhóm khác nhận xét.

– GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung

  • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

 

Hoạt động 7: Báo cáo kết quả thực hành (45 phút)

 

  1. Vẽ lại các loại tế bào đã quan sát được bằng kính hiển vi.
  2. Dựa vào hình ảnh quan sát được, em hãy nêu các thành phần của mỗi loại tế bào rồi hoàn thành theo mẫu bảng dưới dây.

 

Tế bào hành tây Tế bào trứng cá Tế bào niêm mạc miệng
Thành phần quan sát được ? ?
Thành phần không quan sát được ? ?
Hình vẽ ? ?
  1. Trả lời câu hỏi:
  2. a) Thành phần nào em quan sát thấy ở cả hai loại tế bào?
  3. b) Đặc điểm nào giúp em phân biệt được tế bào hành tây với tế bào niêm mạc miệng?
  4. Sản phẩm học tập

Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là hình ảnh tiêu bản tế bào của các nhóm trên màn chiếu và hình vẽ trong vở

  1. Phương án đánh giá

 – Sử dụng bảng kiểm đánh giá KN thực hành thí nghiệm

– Đánh giá cá nhân:  Hình vẽ tế bào

– Đánh giá nhóm: Các nhóm căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm tiến hành đánh giá đồng đẳng lẫn nhau thông qua bảng kiểm.

 

Các tiêu chí Có Không Không
Các tiêu chí Có/Không (Dành cho giáo viên) Không
Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ đạt yêu cầu của bài thí nghiệm.
Nêu được câu hỏi thí nghiệm
Thiết kế được các bước thí nghiệm.
Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo.
Ghi chép quá trình thí nghiệm đầy đủ.
Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng.
Rút ra kết luận chính xác.

 

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

(Dành cho học sinh)

Các tiêu chí Không
Chuẩn bị mẫu vật: Hành tím, ếch, trứng cá
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Vẽ được hình tế bào đã quan sát

 

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

(DÀNH CHO GIÁO VIÊN)

Phẩm chất – Năng lực Tiêu chí Mức độ đạt được
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Giao tiếp và hợp tác Chuẩn bị mẫu vật
Tìm hiểu tự nhiên Thực hiện được theo các bước làm tiêu bản
Giao tiếp và hợp tác Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Trung thực Vẽ được hình tế bào đã quan sát

 

  RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM

Kĩ năng Mức độ biểu hiện
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Chuẩn bị mẫu vật Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện.
Làm được tiêu bản, vẽ lại được tế bào đang quan sát Làm được tiêu bản theo đúng các bước thí nghiệm, vẽ lại được tế bào đang quan sát một cách chính xác Làm được tiêu bản các bước thí nghiệm, chưa vẽ lại được tế bào đang quan sát một cách chính xác Làm tiêu bản các bước thí nghiệm nhưng chưa quan sát được, chưa vẽ lại được tế bào đang quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 8: Ô tập chủ đề 8 (45phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

9.KHTN 1.4               13.KHTN.3.1

  1. Tổ chức hoạt động

Phương pháp, Kĩ thuật

– Dạy học trò chơi;

– Kĩ thuật sơ đồ tư duy.

  • Chuẩn bị: Phiếu học tập, trò chơi, bảng nhóm
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Củng cố lý thuyết

Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS hệ thống hóa được kiến thức về hình dạng và kích thước tế bào, cấu tạo tế bào, phân loại tế bào, sự lớn lên và sinh sản của tế bào.

Tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS tham gia một số trò chơi do GV thiết kế có tính tổng hợp như  Chiếc nón kì diệu… hoặc thi thiết kế áp phích nhanh về chủ đề Hiểu biết của em về tế bào.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Hướng dẫn giải một số dạng bài tập

Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học bài tập, định hướng cho HS giải một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên cho cả chủ đề.

Tổ chức dạy học: GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoặc động não cá nhân để làm bài tập vận dụng của chủ đề, đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

Bài tập SGK

 

 

 

 

 

 

 

Câu 5: Quan sát hình dưới đây rồi trả lời:

a. Gọi tên các thành phần của tế bào tương ứng với vị trí 1,2,3,4 trong hình

b. Thành phần nào có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật?

Một số bài tập gợi ý:

Dạng trắc nghiệm trò chơi

 

Câu 5: Quan sát hình ảnh bên và trả lời các câu hỏi sau:

a) Thành phần nào là màng tế bào?

A. (1)                   B. (2)

C. (3)                   D. (4)

b) Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động của tế bào?

A. (1)                   B. (2)                                 C. (3)                        D. (4)

Câu 6. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

  1. Các loại tê bào đều có chung hình dạng và kích thước.
  2. Các loại tê bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau,
  3. Các loại tê bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
  4. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng gióng nhau về hình dạng.

Dạng tự luận

  1. Cho ba tế bào kí hiệu lần lượt là (1), (2), (3) với thành phần cấu tạo như sau:
Tế bào Vật chất di truyền Màng nhân Lục lạp
(1) Không Không
(2) Không
(3)

Trong ba tế bào này:

  1. a) Tế bào nào là tế bào nhân sơ? Tế bào nào là tế bào nhân thực? Tại sao?
  2. b) Tế bào nào là tế bào động vật? Tế bào nào là tế bào thực vật? Tại sao?
  3. Hình sau mô tả cấu tạo của ba tế bào (A), (B), (C):

Hãy quan sát các thành phần cấu tạo của ba tế bào để hoàn thành các yêu cầu sau:

  1. a) Gọi tên các thành phần cấu tạo tương ứng với số (1) đến (5).
  2. b) Đặt tên cho các tế bào (A), (B), (C) và cho biết tại sao em lại đặt tên như vậy?
  3. c) Các thành phần nào chỉ có trong tế bào (C) mà không có trong tế bào (B). Nêu chức năng các thành phần này.
  4. d) Nêu hai chức năng chính của màng tế bào.
  5. Em hãy vẽ và hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
Cấu trúc Tế bào động vật Tế bào thực vật Chức năng
Màng tế bào Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
Chất tế bào ? ? ?
Nhân tế bào ? ? ?
Lục lạp ? ? ?
  1. Sản phẩm học tập
  2. a) (1) là tế bào nhân sơ; (2), (3) là tế bào nhân thực vì (1) không có màng nhân trong khi (2), (3) có màng nhân.
  3. b) (2) là tế bào động vật, (3) là tế bào thực vật vì (2) không có lục lạp, (3) có lục lạp.
  4. a) (1) màng tế bào, (2) chất tế bào, (3) vùng nhân, (4) nhân, (5) lục lạp.
  5. b) (A) Tế bào nhân sơ vì có vùng nhân, (B) Tế bào động vật vì có nhân và không có lục lạp, (C) Tế bào thực vật vì có nhân và có lục lạp.
  6. c) Thành phần chỉ có trong tế bào (C) mà không có trong tế bào (B) là lục lạp.

Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp để tổng hợp các chất cho tế bào.

  1. d) Hai chức năng chính của màng tế bào là bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

       3.

Cấu trúc Tế bào động vật Tế bào thực vật Chức năng
Màng tế bào Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
Chất tế bào Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
Nhân tế bào Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Lục lạp Thực hiện chức năng quang hợp.
  1. Phương án đánh giá

GV quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *