Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

HOẠT ĐỘNG 3:   Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động:
  • KHTN 1.1 Nêu đươc các khái niệm về mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Trình bày được mối quan hệ từ tế bào hình thành nên mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể.
  • 1.1: Chủ động, tích cự thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm

(12) TN.1.1: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ

  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Phương pháp trực quan

– Kĩ thuật khăn trải bàn;

  1. Chuẩn bị
Giáo viên Học sinh
– Tranh ảnh hình  và video về thế giới thực vật, động vật đa bào

– Bảng phụ, bút lông

– Phiếu học tập

– SGK, chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí
  1. Tổ chức hoạt động:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của cơ thể đa bào

– GV yêu cầu học sinh quan sát Hình 23.1, yêu cầu HS nêu tên các cấp tổ chức của cơ thể đa bào và thể hiện bằng sơ đồ mối quan hệ giữa các cấp tổ chức từ thấp đến cao và thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi sau:

  Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao.

 

Quan sát Hình 23.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây:

  1. Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A đến E cho phù hợp.
  2. Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh hoạ ở hình

Dự kiến

  1. Tế bào Mô Cơ quan  Hệ cơ quan  Cơ thể.

HĐ. 1. A – tế bào; B – mô; c – cơ quan; D – hệ cơ quan; E – cơ thể. (B)

  1. Thực vật: lá

Động vật: tim (B)

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu nhận biết mô cấu tạo từ tế bào

– GV sử dụng Hình 23.3 và 23.4 phân tích sự tạo thành tổ chức mô và chức năng của mô. Từ hoạt động phân tích Hình 23.3 và 23.4, HS định nghĩa được khái niệm “mô”.

– Yêu cầu HS lấy các ví dụ về mô ở thực vật, động vật, người.

→ Một số loại mô ở người: mô cơ, mô liên kết, mô biểu bì, …Một số loại mô ở thực vật: mô mạch gỗ, mô mạch rây, mô biểu bì, …

Quan sát hình và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3.

  1. Hãy cho biết mối quan hệ từ tế bào đến mô.

Tế bào là đơn vị cấu tạo nên mô.

  1. Nhận xét về hình dạng và cấu tạo tế bào hình thành nên mỗi loại mô.

Các tê’ bào cấu tạo nên một loại mô có hình dạng và cấu tạo giống nhau.

  1. Hãy dự đoán chức năng của các tế bào trong một mô.

Các tê’ bào trong một mô cùng thực hiện một chức năng nhất định.

Luyện tập

* Cơ thể người được cấu tạo từ những loại mô nào? Cho ví dụ.

  • Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì,…
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Tìm hiểu nhận biết cơ quan được tạo thành từ mô

GV có thể cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn? (mỗi nhóm viết ra bảng phụ các cơ quan trong cơ thể, các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau để viết ra được càng nhiều cơ quan càng tốt).

– Giới thiệu, phân tích Hình 23.5 và Hình 23.6, yêu cầu HS nhận xét:

 

+ Vị trí, chức năng của một số cơ quan ở cơ thể người.

+ Vị trí, vai trò của một số cơ quan ở thực vật.

– GV có thể hướng dẫn HS dựa vào các đặc điểm như trên để hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Cơ thể sinh vật Cơ quan Chức năng
Thực vật
Động vật

HS có thể đưa ra nhiều ví dụ, GV phân tích và giải thích cho HS hiểu cơ quan có thể được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, có vai trò thực hiện một hoạt động sống nhất định của cơ thể. GV có thể mở rộng thêm kiến thức về mối quan hệ giữa các cơ quan trong cùng một cơ thể để đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể hoặc cấu tạo mỗi cơ quan đều phù hợp với chức năng của chúng.

Luyện tập

* Hãy kể tên một số cơ quan trong cơ thể người và cho biết tim được cấu tạo từ những loại mô nào?

– Các cơ quan ở người: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng,…

– Tìm được cấu tạo từ: mô cơ tim, mô liên kết, mô thần kinh,…

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Tìm hiểu nhận biết từ cơ quan được tạo thành hệ cơ quan

– HS đọc SGK để nêu khái niệm hệ cơ quan và nêu tên một số hệ cơ quan ở cơ thể người.

– GV chia lớp 4 nhóm thảo luận các nội dung, sử dụng Hình 23.7 GV đặt câu hỏi:

+ Chức năng của hệ hô hấp là gì?

+ Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào?

+ Nhiệm vụ riêng của mỗi cơ quan đó là gì? Cần có các hành động gì để bảo vệ hệ cơ quan này?

– HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một hệ cơ quan ở cơ thể người.

– Yêu cầu HS quan sát Hình 23.8, nêu tên hệ cơ quan chính ở thực vật và kể tên các cơ quan trong mỗi hệ cơ quan đó.

Dự kiến

Ví dụ về hệ tiêu hoá gồm một số cơ quan: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, gan, tuỵ, hậu môn.

– Miệng: là nơi thức ăn được cắt, xé, nghiền nhờ răng.

– Thực quản: làm nhiệm vụ đưa thức ăn xuống dạ dày.

– Dạ dày: tiêu hoá cơ học (co bóp, nghiền thức ăn) và hoá học (chuyền hoá thức ăn nhờ enzyme).

– Ruột non: tiêu hoá hoàn toàn thức ăn nhờ enzyme.

– Ruột già: tiêu hoá nốt thức ăn, hấp thụ nước, chất dinh dưỡng và khoáng chất. Thải các chất bã đến hậu môn.

 

Thông qua thảo luận trả lời các câu hỏi trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về mối quan hệ giữa mô và cơ quan.

Nội dung ghi bài

– Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau. Các tế bào phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào à mô à cơ quan à hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể.

–  Mô gồm nhiều tế bào có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng. Cơ quan được cấu tạo từ hai hay nhiều mô, cùng thực hiện một hoạt động sống. Hệ cơ quan gồm một nhóm các cơ quan cùng thực hiện một quá trình sống. Các hệ cơ quan phối hợp với nhau thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển cùa cơ thề.

 

Vận dụng

Câu 1. Liệt kê các cấp tổ chức trong cơ thể sinh vật đa bào và chức năng của mỗi cấp tổ chức đó.

     Câu 2. Sắp xếp các ví dụ sau vào các cấp tổ chức của cơ thể cho phù hợp: mô biểu bì, tim, dạ dày, mô cơ tim, tế bào thần kinh, thận, hệ hô hấp, tế bào biểu bì, tai, mũi, hoa, hệ tuần hoàn, tế bào lông hút (GV nên tìm hình ảnh minh hoạ các ví dụ trên để câu hỏi sinh động hơn).

     Câu 3. Phân tích vai trò của việc cung cấp nước đầy đủ hằng ngày đối với cây trồng. Các cơ quan nào liên quan đến quá trình đó? Để cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao thì em cần chăm sóc cây như thế nào? (VD)

Đánh giá

HS hoàn thành các câu hỏi: Câu 1 (Biết), câu 2 (Hiểu), câu 3 (Vận dụng)

  1. Phương án đánh giá:
  • GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS

 

Nội dung đánh giá Mức 1 (5đ) Mức 2 ( 7đ) Mức 3 (10đ) Điểm
Trả lời câu hỏi Trả lời được khoảng 50% các ý đúng Trả lời được dưới 90% các ý đúng  Trả lời đúng 90-100% câu hỏi. Tìm được thêm ví dụ minh hoạ
Đóng góp ý kiến Chỉ nghe ý kiến Có ý kiến Có nhiều ý kiến, ý tưởng
Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ bạn cùng nhóm Lắng nghe Có lắng nghe, phản hồi Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *