Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

MỤC TIÊU

– Nêu được khái niệm và sự cần thiết của phân loại thế giới sống.

– Dựa vào sơ đổ, nêu được các đơn vị trong hệ thống phân loại sinh vật.

– Nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ cho mỗi giới.

– Phân loại được các loài sinh vật vào các giới.

– Nhận biết được sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

Hoạt động 1 :Tìm hiểu sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

  1. Mục tiêu của hoạt động

KHTN1.1, TC-TH.1.1, TC-TH.4.1, GT-HT.1.5, GT-HT.2.4, CC.1.3, TT.1.3

  1. Tổ chức hoạt động

2.1. Khởi động

– GV giới thiệu trò chơi: ‘’Giỏi việc học, đảm việc nhà’’

+ GV chuẩn bị một số loại sách vở, tiểu thuyết, truyện,… và đặt lộn xộn trong 1 khung có vách ngăn.

+ GV yêu cầu HS sắp xếp và phân loại các loại sách vở trong khung thật ngăn nắp, rõ ràng.

+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Thông báo thời gian các nhóm làm việc (5’)

+ Nhóm nào phân loại đúng, sắp xếp gọn gàng và nhanh nhất sẽ thắng.

+ Các nhóm khác nhận xét.

– GV chốt ý: Thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú. Việc phân loại thế giới sống cũng giống như việc chúng ta sắp xếp và phân loại sách vào các ngăn phù hợp.

2.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống  

– GV gọi vài HS bất kỳ kể tên vài loài sinh vật trên Trái Đất. Từ đó nhận xét về sự đa dạng của thế giới sống.

– Chiếu Hình 25.1 hoặc cho HS quan sát trong SGK. Có thể yêu cầu HS nêu tên các loài trong hình.

– GV chiếu Hình 25.2, HS dựa vào hình và chỉ ra các đơn vị trong hệ thống phân loại sinh vật từ thấp đến cao hoặc ngược lại. GV phân tích 2 ví dụ trong hình.

– Yêu cầu HS lấy ví dụ tên 5 loài động vật và 5 loài thực vật. Sau đó, GV có thể cung cấp tên khoa học của một số loài  và giới thiệu thông tin vế tên khoa học và tên địa phương của loài.

– GV chiếu hình ảnh, thông tin cho HS về cách gọi tên các loài sinh vật (tên phổ thông, tên khoa học, tên địa phương)

 

Ví dụ: Ong mật châu á ( tên phổ thông)

Tên khoa học: Apis cerana

Tên chi: Apis

Tên loài: cerana

– Chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống phân loại gấu đen Châu Mỹ, yêu cầu HS dựa trên cách gọi tên GV vừa hướng dẫn để đọc tên phổ thông, tên khoa học, tên địa phương, tên giống, tên loài gấu đen Châu Mỹ.

– Yêu cầu HS đọc nội dung về cách gọi tên sinh vật, cho biết sinh vật có cách gọi tên nào? Nêu quy tắc viết tên khoa học của một loài.

– GV hỏi HS vì sao cần đặt tên khoa học khác nhau cho mỗi loài.

GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.

2.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập (25 phút)

– HS làm việc nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 (8 phút)

– Các nhóm mang kết quả phân loại của mình lên bảng ghép vào các mục phân loại phù hợp.

– Các nhóm quan sát, nhận xét nhau, GV nhận xét chung.

– Chọn nhóm có phân loại đúng và cụ thể nhất để trả lời 2 câu hỏi còn lại trong phiếu học tập số 1.

– HS đại diện nhóm trả lời, các bạn còn lại nhận xét, GV góp ý, chốt kiến thức ghi bài.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

  1. Cho các hình ảnh sau:

Hãy thử phân loại các loài sinh vật trong các hình ảnh trên vào các nhóm thích hợp?

  1. Em hãy sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập của em thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng.
  2. Việc phân loại đó giúp ích gì cho em?

 

Nội dung ghi bài

– Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp các sinh vật vào 1 hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể.

– Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặc tên và sắp xếp các sinh vật vào hệ thống phân loại thích hợp.

 

2.4. Báo cáo kết quả

– Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi

– GV nhận xét, bổ sung kiến thức

– Dự kiến:

Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điềm chung vào từng nhóm, theo một thứ tự nhất định.

Phân loại sinh học giúp xác định được vị trí của các loài sinh vật trong thế giới sống và tìm ra chúng giữa các nhóm sinh vật dễ dàng hơn. Ngoài ra, phân loại sinh học còn cho thấy sự giống và khác nhau của các nhóm đối tượng phân loại, nguyên nhân của sự giống nhau đó và mối quan hệ giữa các nhóm sinh vật.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động
  • Dựa trên quan sát để đánh giá hoạt động của HS theo các tiêu chí trong rubric:
Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá và điểm Điểm
Mức độ 3(1.0đ) Mức độ 2(0.7đ) Mức độ 1(0,4đ)
Tham gia hoạt động thảo luận nhóm Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia Đa số thành viên trong nhóm tham gia Còn nhiều thành viên không tham gia
Đóng góp ý kiến Tất cả các thành viên đều nêu ý kiến cá nhân tích cực sôi nổi Đa số thành viên trong nhóm nêu ý kiến các nhân. Một số ít thành viên trong nhóm nêu ý kiến cá nhân.
Hoàn thành nhiệm vụ – Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy đinh.

– Nội dung phiếu học tập đầy đủ, chính xác.

– Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy định

– Còn một số lỗi sai trong phiếu học tập

– Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy đinh.

– Còn nhiều lỗi sai trong phiếu học tập.

Hiệu quả hợp tác nhóm –  Các thành viên đều xác định công việc

– Phân công công việc rõ ràng, hợp

lý.

– Nhóm trưởng phát huy tốt vai trò lãnh đạo

– Các thành viên đều xác định công việc

– Phân công công việc rõ ràng, hợp lý.

– Nhóm trưởng phát huy chưa tốt vai trò lãnh

đạo.

– Các thành

viên trong

nhóm không xác định được công việc

– Phân công

công việc

không rõ ràng

-Nhóm trưởng

chưa thể hiện

được vai trò

của người lãnh đạo.

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu hệ thống phân loại năm giới

  1. Mục tiêu hoạt động

KHTN1.2 ; TC-TH.1.1 ; TC-TH.4.1 ; GT-HT.1.5 ; GT-HT.2.4 ; CC.1.3 ; TT.1.3 ; TN.1.2

  1. Tổ chức hoạt động

* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu 5 giới sinh vật và lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

– GV giới thiệu trò chơi: Nhóm nào nhanh hơn.

+ GV treo tranh 5 giới, và đặc điểm của 5 giới lộn xộn.

+ Nhóm nào ghép đúng đặc điểm của giới vào tranh phù hợp nhanh nhất sẽ thắng.

+ GV chia lớp thành 8 nhóm. Thông báo thời gian các nhóm làm việc (2’)

+ Nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên bảng ghép đặc điểm vào tên giới cho phù hợp.

+ Các nhóm khác nhận xét.

+ GV chốt ý.

– GV tiếp tục cho các nhóm thảo luận trong 3’

+ Mỗi nhóm sẽ liệt kê tên loài theo thứ tự 5 giới trong phiếu học tập.

+ Gv gọi lần lượt các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. Gọi nhóm khác nhận xét.

+ Gv chốt ý.

PHIẾU HỌC TẬP

  1. Hãy ghép các giới sinh vật vào đặc điểm tương ứng

Các Giới sinh vật

 Giới………………………..          Giới…………………………        Giới……………………………

 

Giới……………………. Giới……………………………

– GV chiếu Hình 25.4, yêu cầu HS nêu tên các giới trong hệ thống phân loại năm giới.

GV có thể yêu cầu HS lấy các ví dụ đại diện đối với các giới gần gũi mà HS đã biết như giới Thực vật, Động vật, Nấm.

– Yêu cầu HS thực hiện hoạt động trong SGK.

  • . Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành giao nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ mang theo.

– Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên.

 Luyện tập :

Một số loài sinh vật
Hình 25.5

Em hãy sắp xếp các loài trong hình vào các giới cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy.

 

 

– Sau khi học xong bài học, GV cần quay lại câu hỏi khởi động để HS đưa ra câu trả lời.

– GV: câu trả lời cuối cùng: thế giới sống được chia thành năm giới, trong mỗi giới lại có các đơn vị phân loại khác nhau. Qua đó, việc tìm ra một sinh vật trong thế giới sinh vật đa dạng được thực hiện dễ dàng.

Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Dự kiến

 Luyện tập :

Giới Động vật: Hình D, E, G.

Giới Thực vật: Hình A, C.

Giới Nấm: Hình B.

Nội dung ghi bài

  • Phân loại là sự sắp xếp các đối tượng phân loại có những đặc điểm chung vào từng nhóm theo một thứ tự nhất định.
  • Theo hệ thống phân loại năm giới, sinh vật được chia thành các giới: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật và Động vật
  • Thế giới sinh vật được phân chia thành các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (hoặc giống) rồi đến loài

* Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hệ thống sinh vật được chia thành những giới nào? Nêu tên và đặc điểm của mỗi giới. Lầy các ví dụ đại diện mà em biết.

Câu 2. Vẽ sơ đổ thể hiện các đơn vị phân loại sinh học từ thấp đến cao.

Câu 3. Tìm hiểu trên sách, báo và internet về tên khoa học và vị trí phân loại của một loài sinh vật em yêu thích (có thể tìm hiểu về con người).

  1. 3. Phương án đánh giá

Mức 1: Hoàn thành theo hướng dẫn của giáo viên.50%

Mức 2: Hoàn thành dưới 80% các yêu cầu

Mức 3: Hoàn thành nhanh và chính xác các yêu cầu

Các tiêu chí Mức 1

(1.0đ)

Mức 2

(1.5đ)

Mức 3

(2.0đ)

Chuẩn bị: đủ đồ dùng học tập, tài liệu nghiên cứu
Trò chơi ghép hình: Đúng, đẹp, nhanh
Hoàn thành bảng ở PHT: Nội dung đầy đủ, chính xác, trình bày sạch đẹp, đúng thời gian.
Báo cáo: Trình bày trôi chảy, rõ ràng.
Hoạt động nhóm: Tất cả các thành viên nhóm đều tham gia, đoàn kết.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *