Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Hoạt động 3:Tìm hiểu cấu tạo của tế bào, phân biệt tế bào (90 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

3.KHTN 1.2        17.TN

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; tranh ảnh, mô hình
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 : Tìm hiểu cấu tạo của tế bào

– GV cho học sinh quan sát các tranh, ảnh về cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào thực vật, động vật.

– HS đọc thông tin trong SGK để trình bày chức năng các thành phần

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1.   Quan sát Hình 2.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng.
 2. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhỏ này là gì?
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

  – HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét: ngoài ba thành phần chính, tế bào còn có các thành phần khác, GV dẫn dắt chuyển sang phần II.

GV cần giải thích khái niệm: vật chất di truyền, ADN, nhiễm sắc thể cho HS khi nói về nhân tế bào.

– Dự kiến sản phẩm học học tập

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1.   Quan sát Hình 2.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng. Các thành phần chính của tế bào: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
 2. Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Em hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ nhỏ này là gì? Những lỗ nhỏ li ti trên màng tế bào là nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường bên ngoài.
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2 : Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

– GV: Sử dụng hình ảnh kết hợp nội dung trong SGK để hướng dẫn HS so sánh cấu tạo giữa tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực và phân biệt hai loại tế bào này.

– HS đọc nội dụng SGK mục II và Hoàn thành phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Cho biết tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực là gì?
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

–  HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học

– GV quan sát, hỗ trợ

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:

HS làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao

– Các nhóm treo hình lên bảng và thuyết trình kết quả làm việc.

– GV nhận xét, đánh giá các nhóm và bổ sung kiến thức.

– Dự kiến sản phẩm

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Cho biết tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực là gì?    Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất). Vùng chứa vật chất di truyền được gọi là vùng nhân. Tế bào chất không có hệ thống nội màng cũng như các bào quan có màng bao bọc, chỉ có bào quan duy nhất là ribosome. Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ.

Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân. Tế bào chất được chia thành nhiều khoang bởi hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc

2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. – Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

– Khác nhau: Các thành phần cấu tạo tế bào có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ: ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gongi,…

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật

– Yêu cầu HS quan sát Hình 19.3.

– GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, mỗi nhóm gồm 4-5 HS để tìm hiểu về cấu tạo tế bào động vật, tế bào thực vật và trả lời câu hỏi trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP  (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Quan sát Hình 2.3 và 2.4, lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật.
2. So sánh điểm giống và khác nhau giữa tế động vật và tế bào thực vật.
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

–  HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học

– GV quan sát, hỗ trợ

– Các nhóm treo hình lên bảng và thuyết trình kết quả làm việc.

Luyện tập

Câu 1. Nêu khái niệm tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.

Câu 2. Tế bào ở hình bên mô tả tế bào động vật hay thực vật? Giải thích?

Câu 3. Thành phần cấu tạo nào dưới đây có ở mọi tế bào?

  1. Màng tế bào.
  2. Lục lạp.
  3. Không bào.
  4. Hệ thống nội màng.

Câu 4. Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường? Từ đó em hãy đưa ra cách bảo quản thực phẩm phù hợp.

* Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?

– Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào.

GV có thể mở rộng kiến thức về cấu tạo của lục lạp để HS biết được màu xanh trên hành tinh là do đâu mà có? Tại sao cây xanh có thể quang hợp được? Quang hợp có ý nghĩa gì cho cuộc sống trên Trái Đất?. Không bào trong tế bào thực vật được coi là “hồ chứa nước” cho cây. Thành tế bào được coi như “khung nhà”,…

    Thông qua các nội dung thảo luận của hoạt động, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:
  1. Điểm giống nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:

– Đều là tế bào nhân thực.

– Trong cấu tạo có các thành phần: màng tế bào, tế bào chất và nhân. Ngoài ra còn có một số bào quan (ti thể, thể Gongi, mạng lưới nội chất,…).

Điểm khác nhau:

Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành tế bào Không
Không bào To, nằm ở trung tâm Nhỏ, chỉ có ở một số động vật đơn bào
Lục lạp Không
  1. Tế bào thực vật có lục lạp chứa sắc tố, tham gia quá trình quang hợp. Do đó thực vật có hình thức sống tự dưỡng. Tế bào động vật không có lục lạp nên không có khả năng quang hợp, do đó động vật là sinh vật dị dưỡng.

Thành tế bào ở thực vật giúp cây cứng cáp dù không có bộ xương như ở động vật.

GV cần nhấn mạnh vai trò của ba thành phần: thành tế bào, không bào, lục lạp đối với tế bào thực vật, đây cũng là đặc điểm khác biệt cơ bản so với tế bào động vật.

Luyện tập

Câu 1.

Câu 2. Tế bào trong hình mô tả tế bào thực vật vì trong tế bào có cẩu trúc thành tế bào, lục lạp, không bào đặc trưng ở thực vật.

Câu 3. A.

Câu 4. Khi bảo quản rau củ trong ngăn đá, nước trong tế bào đông cứng, dãn nở phá vỡ cấu trúc thành tế bào dẫn đến tế bào thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt, cấu tạo tế bào động vật không có thành tế bào nên không xảy ra hiện tượng đó. Chỉ nên bảo quản thịt, cá trong ngăn đá; rau nên bảo quản ở ngăn mát.

  1. Sản phẩm học tập

– Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:

Phương pháp đánh giá: hỏi – đáp

Công cụ đánh giá là câu hỏi tự luận:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Nhận dạng được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực qua hình ảnh nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2:  Phân biệt được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ qua một số dấu hiệu cơ bản.

– Mức 3: Vẽ được sơ đồ cấu tạo đơn giản của tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *