HOẠT ĐỘNG 11: Tìm hiểu số loại lương thực, thực phẩm phổ biến(20 phút)
Chúng ta sử dụng lương thực, thực phẩm hằng ngày để ăn uống, lấy năng lượng nhiên liệu), dưỡng chất (nguyên liệu) cho cơ thể phát triển và hoạt động. Em có thể lựa chọn thức ăn cho mình và gia đình như thế nào để đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khoẻ mạnh?
- Mục tiêu hoạt động
20.PC.TT.1 8.KHTN 1.2
- Tổ chức hoạt động
PP: + trực quan, đàm thoại gợi mở
KT: Khăn trải bàn, động não- công não
- Chuẩn bị:
– Tư liệu, hình ảnh giới thiệu về món ăn và các loại lương thực thực phẩm.
– Hoạt động Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực: Gạo, 2 chiếc hộp, nước.
– Hoạt động Tìm hiểu sự biến đổi của thực phẩm: rau, thịt, cá, 1 cốc sữa.
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Tìm hiểu một số loại lương thực
– Yêu cầu HS kể lại việc cùng với bố mẹ chuẩn bị bữa ăn cho gia đình như thế nào.
– GV cung cấp cho HS một số tạp chí, sách báo quảng cáo về lương thực thực phẩm.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm, lựa chọn những loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và lương thực mà gia đình em sử dụng nhiều nhất từ các bài báo, quảng cáo đó. Yêu cầu HS cắt hình các loại lương thực, thực phẩm ra và dán chúng lên mảnh giấy. Sau đó, các nhóm lên trình bày trước lớp về lựa chọn của mình và giải thích lí do.
– Lựa chọn ví dụ về những loại thực phẩm quen thuộc với đa số HS, tránh những thực phẩm nước ngoài không gần gũi với người Việt Nam. Có thể lựa chon những món ăn đặc trưng của vùng miền quê hương.
GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, hướng dẫn HS quan sát hình 4.1
HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP 5– QUAN SÁT HÌNH VẼ VÀ HOÀN THÀNH PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy cho một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam? | |
2) Hãy cho biết loại lương thực nào ở hình 4.1 mà gia đình em sử dụng nhiều nhất? Tại sao? |
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận trên cơ sở thực hiện thao tác ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm.
Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên là người chốt lại nội dung
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 6 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy cho tên một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam? | Một số loại lương thực phổ biến ở Việt Nam: gạo, ngô, khoai lang, sắn. |
2) Hãy cho biết loại lương thực nào mà gia đình em sử dụng nhiều nhất? Tại sao? | Lương thực mà gia đình em sử dụng nhiều nhất là gạo vì đây là loại lương thực có hàm lượng tinh bột và cung cấp năng lượng nhiều nhất. |
- Phương án dự kiến đánh giá
- Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo
Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả bài làm tốt | ||||
Trình bày kết quả tốt |
HOẠT ĐỘNG 12: Tìm hiểu về vai trò của lương thực, thực phẩm thông dụng (25 phút)
- Mục tiêu hoạt động
21.PC.TT.1
- Tổ chức hoạt động
PP: Dạy học giải quyết vấn để, trực quan
KT: Khăn trải bàn, động não- công não
-
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giúp cho HS hiểu việc ăn đầy đủ các loại lương thực, thực phẩm khác nhau và các loại lương thực, thực phẩm an toàn sẽ giúp chúng ta phát triển khoẻ mạnh, có đủ năng lượng học tập và vui chơi.
– GV đặt ra các câu hỏi cùng thảo luận với HS:
PHIẾU HỌC TẬP 7 (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Những loại lương thực, thực phẩm hằng ngày của gia đình em là gì? Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín? | |
|
|
2) Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng? | |
3) Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng. | |
4) Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm? | |
5) Hãy nêu các nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. | |
|
|
|
– GV lưu ý: Chỉ nên hướng HS nhận ra các loại thực phẩm và cách sử dụng để có sức khỏe tốt, tránh yêu cầu các em phải yêu cầu gia đình đáp ứng đủ khi không có điều kiện, gây ra nhận thức tiêu cực.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận, ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm. Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Giáo viên là người chốt lại nội dung
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP (BẢNG HỎI) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Những loại lương thực, thực phẩm hằng ngày của gia đình em là gì? Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín? | Lương thực, thực phẩm có thể ăn sổng: rau xanh, củ quả tươi, sữa,… Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: cá, thịt,… |
|
Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, các loại quả, đậu, đồ, dấu thực vật, bơ, lạc, vừng, rau xanh.
Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: mật ong, cá, thịt, trứng, mỡ lợn, sữa. |
2) Tại sao trên bao bì và vỏ hộp các loại thực phẩm thường ghi hạn sử dụng? | Hướng dẫn về thời gian của thực phẩm cho người tiêu dùng; thời gian sản phẩm có thể giữ được chất lượng và an toàn trước khi bắt đầu hư hỏng và có thể trở nên không an toàn. |
3) Nêu một số dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị hỏng. | Thay đổi màu sắc; Thực phẩm nổi bong bóng; Có đốm trắng, đen hoặc xanh lá; Thức ăn bốc mùi: .. |
4) Tại sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm? | Vì giữ vệ sinh thực phẩm sẽ không thể xảy ra và bị hiện tượng nhiễm trùng, nhiễm độc, tránh gây ngộ độc thức ăn cho bản thân người sử dụng |
5) Hãy nêu các nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm. | Ăn phải thức ăn ôi thiu, bị nhiễm trùng, nhiễm độc… |
6) Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách? | Vì chúng dễ bị hư hỏng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khoẻ. |
7) Em hãy cho biết cách bảo quản, chế biến và sử dụng một số loại thực phẩm an toàn, hiệu quả. | Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm…). … |
- Phương án dự kiến đánh giá
- Gv quan sát và đánh giá phẩm chất bằng thang đo
Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả bài làm tốt | ||||
Trình bày kết quả tốt |
HOẠT ĐỘNG 13: Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm; sức khỏe và chế độ dinh dưỡng (30 phút)
- Mục tiêu hoạt động
20.KH3.2
- Tổ chức hoạt động
PP: + Dạy học hợp tác, trực quan, đàm thoại gợi mở
KT: Khăn trải bàn, động não- công não
Chuẩn bị:
– Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước
– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí
Mỗi nhóm HS có 1 bộ tờ giấy A0 và bài thuyết trình và phiếu học tập
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, GV giúp HS tìm hiểu một số loại thực phẩm phổ biến.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Tìm hiểu các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm
– Đưa ra một bức tranh về các loại lương thực, thực phẩm. Yêu cầu HS phân loại theo nhóm chất. Cho HS tìm hiểu vể vai trò của từng nhóm chất trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con người.
– Lấy bức tranh ghi chú tên mỗi lương thực hoặc thực phẩm và đặt chúng lên bảng, rồi sắp xếp chúng theo nhóm. Hoặc cung cấp tên của các nhóm lương thực, thực phẩm và yêu cầu HS chọn lương thực, thực phẩm vào nhóm đó và cho biết nhóm nào là tốt cho sức khoẻ.
Hoạt động Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực (HĐ1) vả thực phẩm (HĐ2):
GV chia nhóm HS làm thí nghiệm ở nhà rồi viết báo cáo, trả lời câu hỏi trong hoạt động.
– Nhắc HS chú ý đến các thực phẩm của nhiếu địa phương khác nhau ở Việt Nam và một số thực phẩm nước ngoài thường xuất hiện gần đây ở nước ta.
HĐ 1: Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực
- Carbohydrate: nguồn năng lượng chính
PHIẾU HỌC TẬP 8 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy kể tên các lương thực có trong Hình 15.1 và một số thức ăn được chế biến từ cácloại lương thực đó. | |
2) Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể? | |
3) Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khoẻ con người. |
Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực
PHIẾU HỌC TẬP 9 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Cho một thìa gạo vào hai hộp nhựa nhỏ, thêm nước vào một hộp cho ướt hết. Để yên ngoài không khí khoảng 5-10 giờ. So sánh độ cứng của hạt gạo ở hai hộp nhựa bằng cách ép chúng bằng một vật cứng. | |
2) Em đã từng thấy cơm bị thiu chưa? Em hãy chỉ ra các dấu hiệu (mùi, màu sắc,… cho thấy cơm đã bị thiu. | |
3) Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo). | |
PHIẾU HỌC TẬP 10 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Quan sát Hình 15.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cũng cấp lipid. | |
2) Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khoẻ con người. | |
3) Trong Hình 15.1 có những thực phẩm nào cung cấp nhiều chất khoáng? những thực phẩm nào cung cấp nhiều vitamin? | |
4) Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể | |
5) Vitamin nào tốt cho mắt? Nguồn vitamin này có trong thực phẩm nào? | |
6 )Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương? Nguồn vitamin đó có ở đâu? |
- Các chất dinh dưỡng khác
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh thảo luận, ghi nhận ý kiến cá nhân vào bảng chung của nhóm. Đại diện mỗi nhóm sẽ trình bày nội dung đã thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Giáo viên là người chốt lại nội dung
- Sản phẩm học tập
PHIẾU HỌC TẬP 8 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) Hãy kể tên các lương thực có trong Hình 15.1 và một số thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó. | – Lúa gạo: cơm, bún, phở, bánh đúc, bánh tẻ, bánh nếp (làm từ bột gạo nếp),…
– Ngô: bánh bột ngô, bỏng ngô, xôi ngô,… – Khoai lang: khoai lang luộc, nướng, bánh khoai lang rán,… |
2) Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể? | Nhóm carbohydrate có vai trò là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. |
HIẾU HỌC TẬP 9 | |
Câu hỏi | Trả lời |
1) . So sánh độ cứng của hạt gạo ở hai hộp nhựa bằng cách ép chúng bằng một vật cứng. | Hạt gạo trong hộp nhựa có thêm nước mếm hơn, dễ bị nghiền vụn. |
2) Em đã từng thấy cơm bị thiu chưa? Em hãy chỉ ra các dấu hiệu (mùi, màu sắc,… cho thấy cơm đã bị thiu. | Bát cơm có mùi ôi thiu, mềm nát hơn, có đốm trắng, đen hoặc xanh lá. |
3) Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô (gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo). | Gạo, ngô: đóng bao, bảo quản trong kho hoặc cho vào chum, vại, thùng phuy,… để nơi khô ráo.
Sắn: làm sạch, gọt vỏ, thái lát, phơi khô rồi đóng bao để nơi khô ráo. Khoai: hong khô, phủ cát,… để nơi khô ráo. – Bảo quản lương thực đã nấu chín (cơm, cháo): Cơm: không để lẫn thức ăn khác, để nơi thoáng mát hoặc để tủ lạnh. Cháo: cho vào hộp rồi để tủ lạnh. |
PHIẾU HỌC TẬP 10 | ||
Câu hỏi | Trả lời | |
1) Quan sát Hình 15.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cũng cấp lipid. | Các thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ thực vật: các loại đậu, đỗ,…
Các thực phẩm cung cấp protein có nguồn gốc từ động vật: thịt, cá, trứng,… Các thực phẩm cung cấp lipid: bơ, dầu thực vật, thịt, lạc, vừng, sữa,… |
|
2) Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khoẻ con người. | Mặt tốt của chất béo đối với cơ thê’ người: giữ ấm cho cơ thể, năng lượng dự trữ,…
Mặt xấu của chất béo đối với cơ thể người: khi bị dư thừa, chất béo làm rối loạn trao đổi chất, sinh ra bệnh tật. Chất khoáng và vitamin |
|
1) Trong Hình 15.1 có những thực phẩm nào cung cấp nhiều chất khoáng? những thực phẩm nào cung cấp nhiều vitamin? | ||
2) Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể | Nguồn thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: thuỷ sản, hải sản (cá, tôm, cua,…), sữa, trứng,… | |
3) Vitamin nào tốt cho mắt? Nguồn vitamin này có trong thực phẩm nào? | Vitamin tốt cho mắt là vitamin A. | |
4 )Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương? Nguồn vitamin đó có ở đâu? | Vitamin tốt cho sự phát triển của xương là vitamin D. |
- Phương án dự kiến đánh giá
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – HS trả lời được tất cả các câu hỏi vể các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm. Tìm hiểu được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết cách bảo quản chúng | ||||
Mức 2 – HS gọi tên được các thực phẩm trong các nhóm lương thực, thực phẩm. Tìm hiểu được sự biến đổi của lương thực, thực phẩm và biết cách bảo quản |
HOẠT ĐỘNG 14: Luyện tập (15 phút)
- Mục tiêu hoạt động
– Hệ thống kiến thức – luyện tập
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị:
– Gv : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV cho HS thực hiện theo cá nhân, sau đó yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung
Câu 1. Lứa tuổi từ 11 -15 là lứa tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là
- carbohydrate. B. protein. C. calcium. D. chất béo.
Câu 2. Em hãy kể tên một số thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 3. Em hãy ghi lại thực đơn ngày hôm qua của em và xếp các thức ăn đó theo nhóm chất (carbohydrate, protein, chất béo, chất khoáng, vitamin).
Câu 4. Điền từ in nghiêng dưới đây vào chỗ trống cho phù hợp:
Chất dinh dưỡng, chuyển hoá, thức án, năng lượng
Mọi cơ thể sống đều cần chất dinh dưỡng. Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời, nước và khí carbon dioxide để cung cấp cho chúng năng lượng. Động vật phải lấy ..(1).. thông qua ăn thức ăn. Hẩu hết ..(2).. của chúng là thực vật hoặc động vật khác. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá, xảy ra các quá trình ..(3).. để biến thức ăn thành các chất cơ thể cẩn.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh làm cá nhân,trình bày nội dung. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên là người chốt lại nội dung
- Sản phẩm học tập
– Kết quả học tập
Câu 2. Các thức ăn giàu carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể: cơm, mì tôm, bún, miến, phở, bánh mì,…
Câu 3.
Buổi
Nhóm chất |
Sáng | Trưa | Tôi |
Carbohydrate | Bánh mì | Cơm | Cơm |
Protein | Trứng | Thịt kho | Cá rán |
Chất béo | Sữa | Thịt mỡ | Dầu thực vật (để xào rau) |
Vitamin và chất khoáng | Rau thơm | Rau xanh, hoa quả | Rau xanh, hoa quả |
Câu 4.
(1): chất dinh dưỡng; (2): thức ăn; (3): chuyển hoá.
- Phương án dự kiến đánh giá
Thang đo 1 | ||||
Tiêu chí: | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức 1 – Trả lời đúng cả bốn câu hỏi. | ||||
Mức 2 – Trả lời đúng cả ba câu hỏi. | ||||
Mức 3 – Trả lời đúng cả 1,2 câu hỏi. |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: