Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 16: Hỗn hợp các chất

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (10 phút)

Từ các nguyên liệu đã cho: nước, chanh (cắt sẵn), đường, đá; dụng cụ: ly, muỗng

HS tiến hành pha ly nước chanh đá đường

🡪Làm thế nào để pha đúng cách?

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu  hỗn hợp và chất tinh khiết  (35 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;

Mẫu chai nước khoáng (có nhãn ghi thành phần) và ống nước cất

Bài tập thực tiễn: phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

  • GV yêu cầu HS quan sát mẫu chai nước khoáng và ống nước cất, nhận xét tính chất bề ngoài và thành phần.

Nước khoáng: gồm nước và các chất khoáng 🡪 hỗn hợp 

Nước cất: chỉ có nước 🡪 chất tinh khiết 

Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau

Chất tinh khiết không có lẫn chất khác

 

GV dẫn dắt: khi pha trộn các chất với nhau theo các tỉ lệ khác nhau, ta sẽ thu được các hỗn hợp giống nhau không?

– GV gợi mở cho HS thấy vật thê’ quanh ta đều được tạo từ các chất. Chúng có thể gồm một hoặc nhiều chất.

GV gợi mở cho HS khi pha thêm nước hoặc thêm đường vào cốc nước đường thì vị của nó thay đổi thế nào. Từ đó đặt vấn đề: mỗi chất đểu có màu sắc, tính chất xác định. Vậy khi tạo nên hỗn hợp, màu sắc và tính chất của hỗn hợp có phụ thuộc vào màu sắc, tính chất riêng của các chất không?

GV cho ví dụ hộp sữa không đựng “chất sữa” mà chứa một hỗn hợp gồm nước, chất béo, protein, đường lactose, vitamin và khoáng chất.

GV dẫn dắt: khi pha trộn các chất với nhau theo các tỉ lệ khác nhau, ta sẽ thu được các hỗn hợp giống nhau không?

Vận dụng, HS trả lời câu hỏi: Khi thêm nước vào cốc nước cam, em thấy màu và vị của nước cam thay đổi như thế nào? Rút ra kết luận

GV có thể chia lớp thành các nhóm. Hoàn thành phiếu học tập sau:

Gv đưa ra bài tập thực tiễn: Cho các mẫu chất sau, em hãy cho biết đâu là hỗn hợp, đâu là chất tinh khiết?

a)Không khí b)Nước biển c) Kim loại thủy ngân(mercury)
d) Bột lưu huỳnh e) Sữa đậu nành f) Đường saccarose
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS thực hiện bài tập trên giấy A1 theo cá nhân ở mỗi góc, sau đó tổng hợp ý kiến trên giấy A1 ở giữa 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

  • Sản phẩm học tập 

Pha thêm nước, màu vàng của nước cam nhạt đi, bớt ngọt so với nước cam ban đầu.

Kết luận: tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần các chất có mặt trong hỗn hợp.

 

Mẫu chất Hỗn hợp Chất tinh khiết
  1. Không khí
X
  1. Nước biển
X
  1. Kim loại thủy ngân (mercury)
X
  1. Bột lưu huỳnh
X
  1. Sữa đậu nành
X
  1. Đường saccarose
X

 

  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo

 

Thang đo 1
Tiêu chí: Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Xác định đúng 1-3 đáp án

Mức 2 

Xác định đúng 4-5 đáp án

 
Mức 3 

Xác định đúng 6 đáp án (Phân biệt đúng 3 chất tinh khiết- 3 hỗn hợp)

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Tìm hiểu về dung dịch (45 phút)

    1. Mục tiêu hoạt động: 2.KHTN 1.4; 3.KHTN 1.3; 7.KHTN 2.1; 8.PC.TT
  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Đường
3 Nước
4 Cốc  4
5 Đũa thủy tinh 4
6 Muỗng  4
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột, kĩ thuật động não – công não, hình thức làm việc nhóm

  • GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm thí nghiệm hòa tan đường  vào trong nước. Hoàn thành phiếu học tập 1.
Thí nghiệm : Hòa tan đường vào nước

 

PHIẾU HỌC TẬP 1
STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không? 
Chất 1 Chất 2 Không
Chất bị hòa tan Chất hòa tan chất khác 
1
2
3

 

– Khi cho thìa đường vào cốc nước và khuấy đều 🡪 đường dường như đã biến mất, tan hoàn toàn trong nước. 

Tương tự muối ăn chất hoà tan hoàn toàn vào nước thu được dung dịch nước muối.

– Các chất lỏng này trong suốt, có thể không màu hoặc có màu sắc khác nhau. 🡪 Chúng được gọi là dung dịch.

– Trong thí nghiệm này, đường không bị biến mất, nó chỉ chia nhỏ thành các hạt phân bố đồng đều vào trong nước. Trong quá trình này đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch. 🡪 dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan

GV có thể chia lớp thành các nhóm. Hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập 2

Nước muối, giấm ăn, nước giải khát có ga là các dung môi. Em hãy chỉ ra dung môi và chất tan trong các trường hợp đó.

Dung dịch Chất tan Dung môi
Nước muối Muối Nước
Giấm ăn Acid (acetic acid) Nước
Nước giải khát có ga Đường, khí carbon dioxide Nước

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không?
2) Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra nước nào là hỗn hợp đồng nhất? Không đồng nhất?

 

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT
  • GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
  • Các nhóm làm bài tập thực tiễn để phân biệt được dung dịch với huyền phù, nhũ tương. 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

Các nhóm nhận xét lẫn nhau 

  • GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm 
  • GV sử dụng đàm thoại để đưa ra khái niệm: 

Các chất hòa tan chất khác: nước 🡪 dung môi

Các chất bị hòa tan: muối ăn, đường 🡪 chất tan

 

– Dung môi là chất có thể hòa tan chất khác

– Chất tan là chất bị hòa tan trong dung môi

– Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

  • Sản phẩm học tập 
  • Các mẫu hỗn hợp HS đã thực hiện. 
  • Kết quả của PHT 

 

STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không?
Chất 1 Chất 2 Không

(đánh dấu X)

Chất bị hòa tan Chất hòa tan chất khác 
1 Muối ăn Nước  Muối ăn Nước 
2 Đường  Nước  Đường  Nước 
4 Dầu ăn Nước  X

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Dung dịch Chất tan Dung môi
Nước muối Muối Nước
Giấm ăn Acid (acetic acid) Nước
Nước giải khát có ga Đường, khí carbon dioxide Nước

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Khi hòa tan đường vào nước, đường có bị biến đổi thành chất khác không? Khi hoà tan đường vào nước, đường không bị biến đổi thành chất khác, nó chỉ chia nhỏ thành các hạt mà mắt ta không nhìn thấy được, trộn lẫn vào trong nước. Nếm nước đường, ta thấy vị ngọt của đường. Để cốc nước đường lâu ngày, nước bay hơi đi, đường lắng một phần thành chất rắn ở đáy cốc.
2) Quan sát hình 16.1 và hãy chỉ ra nước nào là hỗn hợp đồng nhất? Không đồng nhất? Hỗn hợp đống nhất: nước đường; hỗn hợp không đồng nhất: nước cam.

 

  • Phương án đánh giá 

GV cho nhóm HS đánh giá đồng đẳng  hoạt động  3 bằng bảng Rubric sau:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Báo cáo kết quả (phiếu HT)

– Mức 1: có báo cáo nhưng sai nhiều hơn 2 nội dung

– Mức 2: có báo cáo, sai 1  nội dung

– Mức 3: Xác định đúng tất cả chất tan và dung môi, tan vào nhau hay không

Kết quả làm bài tập thực tiễn 

– Mức 1: Làm đầy đủ nhưng còn thiếu sót

– Mức 2: Làm đầy đủ, đúng nhưng chưa giải thích được

– Mức 3: Làm đầy đủ, đúng, giải thích rõ ràng

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về huyền phù và nhũ thương (15 phút)

 

  1. Mục tiêu hoạt động

7.KHTN 2.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;

Mẫu chai nước khoáng (có nhãn ghi thành phần) và ống nước cất

Bài tập thực tiễn: phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

– GV  cho HS thấy nước cũng tạo hỗn hợp không trong suốt với nhiều chất khác như sữa, nước bột sắn dây, nước ép hoa quả,…

Chúng có phải là dung dịch không?

Sữa Nước ép trái cây Nước bột sắn dây

HS: hợp trên không đồng nhất nên không phải là dung dịch, → hỗn hợp gồm các chất lỏng trộn lẫn không đồng nhất gọi là nhũ tương (sữa), hỗn hợp rắn – lỏng trộn lẫn không đổng nhất gọi là huyền phù (nước bột sắn dây).

GV chia lớp thành các nhóm. Hoàn thành phiếu học tập sau:

Hoạt động Phân biệt huyền phù với dung dịch:

Chuẩn bị: 2 cóc nước, đường và bột sắn dây

Tiến hành: cho 1 thìa đường và 1 thìa bột sắn dây lần lượt vào cốc 1 và cốc 2. để yên 2-3 phút. HS quan sát và rút ra kết luận, trả lời câu hỏi.

 

  1. Nước đường và nước bột sẵn dây có cùng trong suốt không? Cốc nào là dung dịch, cốc nào là huyền phù.
  2. Sau 20 phút, mỗi cốc có thay đổi nào không?
Thí nghiệm : Hòa tan đường vào nước Thí nghiệm: Hòa tan bột sắn dây vào nước

 

Kết luận: Huyền phù, nhũ tương là các hỗn hợp không đồng nhất, không phải dung dịch nhưng có thê’ tồn tại ở dạng trong suốt (hệ keo), gần giống như dung dịch.

Huyền phù, nhũ tương muốn tồn tại bền lâu cần phải có chất bảo vệ (chất nhũ hoá), nếu không dễ bị phá huỷ, huyền phù sẽ sa lắng lớp cặn rắn, nhũ tương sẽ tách lớp chất lỏng,…

Bài tập thực tiễn: 

    1. Khi hòa tan muối ăn vào nước, nếu muối tan không hết bị lắng xuống dáy thì có tạo thành huyền phù không?
    2. Em hãy kể tên một số nhũ tương và huyền phù xung quanh em
  • Cho hình ảnh một số hỗn hợp sau: 
Nước ép cà rốt Thuốc nhỏ mắt Hỗn hợp dầu và nước

Em hãy xác định đâu là dung dịch, huyền phù, nhũ tương? Giải thích.

 

3.Sản phẩm học tập 

  • Kết quả của TN
  1. Dung dịch nước đường trong suốt còn huyền phù bột sắn dây trắng đục.
  2. Cốc đường không thay đổi; cốc bột sắn dây thấy: bột sắn lắng xuống đáy cốc.
  • Kết quả của PHT 
  1. Không tạo thành huyền phù.
  2. Một số huyền phù và nhũ tương: Mực (mực tàu, thuốc nước, bột màu), sơn, sữa vôi, nước tương, nước mắm, nước phù sa hay nước thải trên các dòng sông đô thị,…

(Lưu ý: không yêu cầu HS phải phân biệt chính xác huyền phù với nhũ tương)

  • Phương án đánh giá 
  • Gv quan sát và đánh giá  bằng thang đo

 

Thang đo phẩm chất trung thực (2)
Tiêu chí: Phân biệt huyền phù và nhũ tương Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

HS kể tên, phân biệt được huyền phù và nhủ tương trong SGK

Mức 2 

HS kể thêm được huyền phù và nhủ tương ngoài SGK, tự phân biệt được huyền phù, nhủ tương theo sự gợi ý của GV

 
Mức 3 

HS kể thêm được huyền phù và nhủ tương ngoài SGK, tự phân biệt được huyền phù, nhủ tương.

HOẠT ĐỘNG 5: Sự hòa tan của chất (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.7                 6.KHTN 1.1 

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

Thông tin về độ tan trong nước của một số chất khí và chất rắn 

Phiếu học tập số 2

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Khả năng tan của các chất

GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, hình thức học tập cá nhân 

  • GV đưa ra bảng thông tin về độ tan trong nước của một số chất như sau:

 

Bảng số gam chất tan trong 100 gam nước
Hợp chất  20 oC 30 oC 40 oC
Cacbon dioxide (khí) 0,1782 0 0
Oxygen (khí) 0,00091 0,00076 0,00065
Ammonia (khí) 702 565 428
Sulfur dioxide (khí) 9,4 0 0
Hydrogen chloride (khí) 70 65,5 61
Sodium chloride (muối ăn) 35,9 36,1 36,4
Copper (II) sulfate (rắn) 32 37,8 44,6
Calcium sulfate (rắn) 0,24 0 0
Saccarose (đường)  201,9 216,7 235,6

 

– HS quan sát bảng và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 2 theo hình thức hoạt động cá nhân

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Chất khí nào tan nhiều trong nước?
2) Chất khí nào ít tan trong nước?
3) Chất rắn nào tan nhiều trong nước?
4) Chất rắn nào tan ít trong nước?
5) Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước?
  • Báo cáo kết quả : 

HS nộp phiếu học tập; GV cho các em tiến hành chấm điểm theo cặp đôi 

GV khẳng định lại nội dung kiến thức

 

– Một số chất khí có thể hòa tan ít hay nhiều trong nước tạo thành dung dịch

– Có chất rắn tan nhiều trong nước và có chất rắn không tan hoặc tan ít trong nước 

– Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước: loại chất và nhiệt độ

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Thí nghiệm về sự hòa tan của một số chất rắn
  • Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và thư kí

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng 
1 Muối ăn
2 Bột mì
3 Đường
4 Dầu ăn
5 Nước
6 Xăng
7 Cốc  4
8 Đũa thủy tinh 4
9 Muỗng  4
10 Ống nhỏ giọt 4
11 Khay đựng hóa chất  1
12 Khăn lau 1
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

GV sử dụng PP Bàn tay nặn bột, kĩ thuật động não – công não, hình thức làm việc nhóm

  • GV đưa cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ và hóa chất. Yêu cầu  HS làm bài tập thực nghiệm sau: Từ các dụng cụ và các hóa chất cho sẵn, hãy tạo ra 4 hỗn hợp khác nhau (gồm 2 chất có ít nhất 1 chất lỏng). Hoàn thành phiếu học tập 5.

 

PHIẾU HỌC TẬP 5
STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không? 
Chất 1 Chất 2 Không
1
2
3
….
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập (làm thí nghiệm và hoàn thành PHT
  • GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hòa tan
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

 

GV: Đặt vấn đề với HS, với một chất tan cụ thể, nếu muốn tăng (hay giảm) khả năng hòa tan của nó, chúng ta có thể làm gì?

– GV lấy ví dụ: Nếu cho đường vào côc nước lạnh và cốc nước nóng → đường tan nhanh hơn trong cốc nước nóng 

→ Qua một số ví dụ (đun nước lá, pha trà, sắc thuốc, pha nước muối,…) nhận ra nhiệt độ thay đổi sẽ tác động tới sự hoà tan.

– GV kết luận : khi đun nóng, sự hòa tan của chất rắn tăng, sự hòa tan chất khí giảm.

Có thể đưa ra ảnh hưởng của việc khuấy, trộn, kích thước các hạt chất rắn,… tới sự hòa tan.

Bài tập vận dung: Để hòa tan nhiều muối ăn hơn,  ta pha muối với nước nóng hay nước lạnh, vì sao?

 

  • Sản phẩm học tập 

Hoạt động 1:

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Chất khí nào tan nhiều trong nước? Ammonia; hydrogen chloride
2) Chất khí nào ít tan trong nước? Cacbon dioxide; oxygen; sulfur dioxide
3) Chất rắn nào tan nhiều trong nước? Saccarose; sodium chloride; copper (II) sulfate
4) Chất rắn nào tan ít trong nước? Calcium sulfate
5) Yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng chất rắn tan trong nước? Nhiệt độ 

Loại chất (các chất khác nhau)

Hoạt động 2:

STT Thành phần hỗn hợp  Các chất trong hỗn hợp có tan vào nhau không?
Chất 1 Chất 2 Không
1 Muối ăn Nước  X
2 Bột mì  Nước  X
3 Đường  Nước  X
4 Dầu ăn Nước  X
5 Xăng Nước  X

 

Hoạt động 3:

TL: ta phải pha trong nước nóng vì khả năng tan của muối ăn trong nước tăng theo nhiệt độ.

  • Phương án đánh giá 

GV sử dụng thang đo để đánh giá kết quả thông qua kết quả bảng hỏi của HS

Thang đo năng lực thành phần nhận thức KHTN (3)
Tiêu chí:  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1

Trả lời đúng 1-2 câu hỏi

Mức 2 

Trả lời đúng 3-4 câu hỏi

 
Mức 3 

Trả lời đúng 5 câu hỏi 

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *