Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 13: Một số nguyên liệu

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng (15 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN 1.2

  1. NLC.TC1

22.CC2.1

2.Tổ chức hoạt động:

 Chuẩn bị  GV chia lớp thành 4 nhóm học tập

PP :  Dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề

KT: khăn trải bàn, động não- công não, thảo luận nhóm

GV có thể tổ chức trò chơi Lật mảnh ghép giới thiệu bài

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Khởi động

– Các loại nguyên liệu (đá vôi, quặng,…) được chúng ta sử dụng để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho đời sống và sản xuất. Hãy kể một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết.

Đá vôi quặng bauxite Nước
cát tre. Thủy tinh
Đá  Đất sét Dầu mỏ

 

– GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS ghi ra một danh sách các vật thể khác nhau được làm từ nguyên liệu nhân tạo.

Tìm một số đồ vật trong phòng và yêu cầu HS gắn nhãn đâu là nguyên liệu làm từ tự nhiên, đâu là nguyên liệu nhân tạo.

– GV tổ chức hoạt động, thu hút HS bằng các hình ảnh để HS hiểu về địa chất,… cũng như chế biến các mỏ đá, quặng thành các sản phẩm thường dùng.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:  Tìm hiểu nguyên liệu xung quanh ta

HS quan sát đồ vật xung quanh và tìm hiểu về nguyên liệu đã được sử dụng để sản xuất ra chúng. GV cho HS thảo luận và phân biệt đâu là nguyên liệu tự nhiên, đâu là nguyên liệu nhân tạo.

 GV giới thiệu một số đồ vật như đồ trang sức, đồ gốm sứ, phấn viết, đồ dùng bằng kim loại, bút chì,… giới thiệu chúng có điểm chung là đều được sản xuất từ các nguyên liệu đất, đá và quặng. Yêu cầu HS quan sát và dự đoán chúng được sản xuất từ nguyên liệu gì.

Yêu cầu HS tìm hiểu và cho biết quặng bauxite là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm gì.

– CH: Quặng bauxite dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm.

 

PHIẾU HỌC TẬP 
Hãy kể một số ví dụ về việc chế biến nguyên liệu thành sản phẩm mới mà em biết.
Nguyên liệu tự nhiên Nguyên liệu nhân tạo Sản phẩm
Đất sét
Quặng bauxite
Thủy tinh
Dầu mỏ
Tre
Đá vôi
Nước 
Cát

 

Thực hiện nhiệm vụ học tâp

Học sinh hoàn thành câu trả lời theo cá nhân, giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu trả lời 

Gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.

 

  1. Sản phẩm học tập : Kết quả phiếu học tập
  2. Phương án đánh giá 

 

Thang đo 1
Tiêu chí:   Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – HS tự trả lời được cả 2 câu hỏi
Mức 2 – HS trả lời được câu hỏi dưới sự gợi ý của GV.  

 

HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu về đá vôi và quặng (35 phút)

1.Mục tiêu hoạt động 

21.PC.TT.1

2.Tổ chức hoạt động:

PPDH: Dạy học giải quyết vấn đề. KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

  • Chuẩn bị: tranh, video clip giới thiệu hang động nổi tiếng của Việt Nam

– Các mẫu đá và các sản phẩm được làm từ đá vôi, đồ trang sức.

Tìm hiểu tính chất của đá vôi: ống hút nhỏ giọt hoặc pipet, hydrochloric acid, 1 viên đá vôi, 1 chiếc đĩa, 1 chiếc đinh sắt.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về đá vôi

– GV trình chiếu video clip giới thiệu hang động nổi tiếng của Việt Nam

 Hình 2.4 Hang Sửng Sốt” – Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh

– GV đặt vấn đề: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng, đá vôi có thành phần, tính chất và ứng dụng như thế nào?

– Yêu cầu HS tìm hiểu ở Việt Nam có những vùng nào có nhiều núi đá và núi đá vôi. 

Giáo viên cho HS quan sát mẫu đá vôi và yêu cầu HS nêu thành phần, màu sắc của đá vôi. 

▲ Hình 2.5. Khai thác đá vôi

HS tìm hiểu tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường. 

Hoạt động Tìm hiểu tính chất của đá vôi:

Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2
  • Nhỏ vài giọt acid lên mẫu đá vôi
  • Dùng chiếc đinh sắt vạch mạnh lên bề mặt mẫu đá vôi
– Yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng, hoàn thành phiếu học tập 

– GV lưu ý cẩn thận khi làm thí nghiệm với acid.

          Nguyên liệu

Đặc điểm

Đá vôi
Trạng thái
Tính chất cơ bản
Ứng dụng
Tác hại của khai thác đá vôi đối với môi trường 

– GV giới thiệu phần en có biết:  sơ đồ lò nung vôi liên tục và quy trình sản xuất xi măng.

Thực hiện nhiệm vụ học tâp

Học sinh hoàn thành câu trả lời theo cá nhân, giáo viên cho học sinh hoàn thành phiếu trả lời 

Gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về Quặng

GV chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận tìm hiểu về các loại quặng và ứng dụng của chúng qua hình ảnh, bảng hoặc hiện vật là quặng sắt, nhôm, đá quý,… và sơ đồ sản xuất ra kim loại, phi kim thông qua các quá trình tuyển quặng và tinh luyện.

 – Yêu cầu HS tìm hiểu các mỏ quặng ở Việt Nam và cho biết quặng này chứa khoáng chất gì, ứng dụng gì.

 

Quặng nhôm Quặng đồng Quặng sắt

 

HS trình bày hiểu biết về việc khai thác, sử dụng, chế biến thành sản phẩm và những điểm chú ý về tác động môi trường khi khai thác và chế biến quặng đã biết..

▲ Hình  Khai thác quặng bôxit

 

HS trình bày hiểu biết của mình về khoáng chất có trong quặng, cách chế biến để thu lấy tinh quặng và tinh chất cần thiết (tham khảo một số loại quặng và ứng dụng trong mục “Em có biết?”)

 

PHIẾU HỌC TẬP  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Em hãy kể tên một số quặng có trữ lượng lớn ở Việt Nam hoặc ở địa phương em?
2)  Em hãy cho biết tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết.
3) Em hãy kể tên một số quặng và ứng dụng
  • Thực hiện nhiệm vụ học tâp

– Học sinh hoàn thành câu trả lời theo nhóm, giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng trả lời gọi một số học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, góp ý cho câu trả lời của bạn.

Các nhóm nhận xét lẫn nhau ( sản phẩm hỗn hợp và bảng kết quả)

    • GV nhận xét về thái độ và hiệu quả làm việc của các nhóm 
  • GV sử dụng đàm thoại để đưa ra kết luận:       
  1. Sản phẩm học tập

– Hiện tượng thí nghiệm:

TN 1: Đá vôi dễ dàng bị trầy xước khi vạch bởi đinh sắt.

TN 2: Khi nhỏ acid vào đá vôi, có nhiều bọt khí thoát ra.

Nguyên liệu

Đặc điểm

Đá vôi
Trạng thái Rắn
Tính chất cơ bản Dễ để lại vết trầy xước khi cọ sát, bị sủi bọt khi nhỏ acid vào.
Ứng dụng Sản xuất vôi sống (làm nguyên liệu xây dựng, làm phân bón ruộng, làm đường, chế biến thành chất độn trong sản xuất cao su,…)
Tác hại của khai thác đá vôi đối với môi trường  Phá hủy nhiều núi đá vôi, gây ảnh hưởng cảnh quan và gây sụt lún, việc nung vôi xả khí thải làm ô nhiễm không khí.

 

PHIẾU HỌC TẬP  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
1) Em hãy kể tên một số quặng có trữ lượng lớn ở Việt Nam hoặc ở địa phương em? Quặng sắt ở Thái Nguyên, Hà Tĩnh; bauxite ở Tây Nguyên; than ở Quảng Ninh;…
2)  Em hãy cho biết tác động môi trường trong các vùng có khai thác quặng mà em biết. Gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, ảnh hưởng cảnh quan và gây sụt lún,  làm ô nhiễm không khí.
3) Em hãy kể tên một số quặng và ứng dụng Quặng sắt dùng để chế tạo gang (chứa hơn 95% sắt) và thép

Quặng nhôm (bauxite) dùng để sản xuất nhôm, một vật liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, ô
tô, kĩ thuật điện, xây dựng,…

Quặng đồng: Sản xuất đồng, một kim loại dẫn điện tốt, được sử dụng làm dây dẫn điện….

 

  • Phương án dự kiến đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

    Công cụ đánh giá là hồ sơ học tập – nội dung thuyết trình

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Tìm hiểu về đá vôi Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
MỨC 1

Biết thành phần chính của đá vôi, trình bày được ứng dụng và tác hại của việc khai thác đá vôi đến môi trường, nêu được một số tính chất của đá vôi.

MỨC 2

Nêu được thành phần, tính chất, ứng dụng của đá vôi và ảnh hưởng của việc khai thác đá vôi đối với môi trường theo gợi ý của giáo viên.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Tìm hiểu về Quặng
MỨC 1

Hiểu rõ các nguồn quặng ở Việt Nam; biết các biện pháp khai thác quặng hợp lí. 

MỨC 2

– Nêu được một số tên quặng có trữ lượng lớn ở Việt Nam; khoáng chất có trong quặng và ứng dụng của chúng; nêu được một số tác động của việc khai thác quặng tới môi trường theo gợi ý của GV

 

HOẠT ĐỘNG 6: Sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững (20 phút)

1.Mục tiêu hoạt động 

21.PC.TT.1

2.Tổ chức hoạt động:

PP:  Trực quan, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề.

KT: Khăn trải bàn, động não- công não

  1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khai thác nguyên liệu khoáng sản

 GV cho HS thảo luận nội dung 4, 5 qua việc quan sát các hình 16.2 và 16.3.

▲ Hình 1. Khai thác đá vôi ▲ Hình 2. Khai thác than đá

HS các nhóm lần lượt trả lời theo yêu cầu.

Chọn 1 HS ghi nhận các câu trả lời trên bảng.

GV trao đổi và chốt kiến thức.

CÂU HỎI 

Câu hỏi 1. Quan sát hình 1 và 2, em hãy cho biết việc khai thác các nguyên liệu khoáng sản tự phát có đảm bảo an toàn không? Giải thích.

Câu hỏi 2. Sử dụng nguyên liệu như thế nào để đảm bảo an toàn, hiệu quả?

Luyện tập

Câu hỏi 3.  Tại sao phải sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững?

  1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu sử dụng nguyên liệu

GV chia HS thành từng nhóm, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung 6 trong SGK. GV hướng dẫn HS phân tích sơ đồ chuỗi cung ứng nguyên liệu khép kín (hình 16.4) trong SGK.

Câu hỏi 4. Em hãy nêu một số biện pháp sử dụng nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.

▲ Hình 16.4. Sơ đồ chuỗi cung ứng nguyên liệu khép kín

HS các nhóm lần lượt trả lời theo yêu cầu.

 Chọn 1 HS ghi nhận các câu trả lời trên bảng.

GV trao đổi và chốt kiến thức.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số nguyên liệu thường gặp (gỗ, đá vôi, bông,…) và có thể yêu cầu HS phân tích việc sử dụng các nguyên liệu đó theo mô hình 3R.

Luyện tập

Câu hỏi 5. Em hãy kể tên một số đồ vật trong gia đình và cho biết chúng được tạo ra từ nguyên liệu nào.

Vận dụng

Câu hỏi 6. Em có thể làm được những sản phẩm nào khi sử dụng chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu?

       Qua sơ đồ trên, các nhóm HS có thể tìm hiểu cách tái chế rác thải thành các sản phẩm hữu ích. Ví dụ: vỏ lon nhôm, chai thuỷ tinh, vỏ chai nhựa có thể dùng làm bình hoa mini; thức ăn thừa, lá cây, xác động vật làm phân vi sinh;…

HOẠT ĐỘNG 7: Luyện tập -mở rộng (25 phút)

  •  Mục tiêu hoạt động

– Hệ thống kiến thức – luyện tập

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

– Gv : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập

  •  Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS thực hiện theo cá nhân, sau đó yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung 

Câu 1. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  1. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
  2. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
  3. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
  4. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Câu 2. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

  1. Đá vôi. B. Cát. C. Gạch. D. Đất sét. 

Câu 3. Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng?

  1. Bay hơi. B. Lắng gạn. C. Nấu chảy. D. Chế biến. 

Câu 4. Hãy kể tên một số nguyên liệu tự nhiên thường dùng ở Việt Nam.

Câu 5. Từ hình ảnh gợi ý trong Hình 13, em hãy cho biết ứng dụng của đá vôi trong thực tiễn đời sống.

Hình 13

Câu 6. Người ta thường chế biến đá vôi thành vôi tôi để làm vật liệu trong xây dựng. Em hãy kể tên một số nơi khai thác đá vôi để nung vôi ở nước ta.

Câu 7. Em hãy cho biết nguyên liệu chính để chế biến thành:

  1. Đường ăn. b) Gạch. c) Xăng

Câu 8. Hãy tìm hiểu trên bản đồ khoáng sản và kể tên một số quặng quan trọng ở Việt Nam.

  • Sản phẩm học tập : Kết quả học tập của học sinh
  1. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .

– Mức 3: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *