NỘI DUNG 1 : THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (10phút)
- Mục tiêu hoạt động
Dẫn dắt HS vào nội dung kiến thức tìm hiểu của chủ đề Thực vật.
- Tổ chức hoạt động
Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
- GV chia 4 tổ thành 4 nhóm lớn.
- GV đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm, nhóm nào kể tên nhiều các loại cây nhất có thể thưởng điểm + hoặc 1 món quà.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv giới thiệu cho HS biết thông tin: trên thế giới, có khoảng 350.000 loài Thực vật ước tính đang tồn tại. Vào thời điểm năm 2004, khoảng 287.655 loài đã được nhận dạng, trong đó 258.650 loài là thực vật có hoa và 15.000 loài rêu.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Một số loại cây trong tự nhiên: cây bang, cây mít, cây nhãn, …
- Sản phẩm học tập
– Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS
- Phương án đánh giá:
- GV đánh giá HS thông qua quán sát thái độ tích cực của HS thông qua việc tham gia hoạt động với nhóm, khả năng hiểu biết của HS về thực vật (kể tên nhiều loài), khả năng quan sát của HS trong thực tế, …
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các nhóm thực vật (80 phút)
- Mục tiêu hoạt động
1.KHTN.1.3, 3KHTN.2.3, 5TC.1.1, 6.HT.2.3, 7.TC.2.4, 9.CC.1.2
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 8 nhóm; phiếu học tập.
- GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (4HS/nhóm), đánh STT từ 1 -> 4, mỗi STT nhận 1 phiếu học tập tương ứng với 1 màu khác nhau (1 – trắng, 2 – hồng, 3 – đỏ, 4 – xanh dương).
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
- Quan sát hình 29.1, hãy kể tên một số đại diện thuộc các nhóm thực vật. Xác định đặc điểm của mỗi nhóm.
- Có thể phân biệt nhóm Rêu và nhóm Dương xỉ nhờ đặc điểm cấu tạo bên trong nào?
- Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận (10phút) theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1 với sự phân chia nội dung tìm hiểu như sau:
- Nhóm 1 và 5: Tìm hiểu về Thực vật không có mạch (Rêu)
- Nhóm 2 và 6: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ)
- Nhóm 3 và 7: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần)
- Nhóm 4 và 8: Tìm hiểu về Thực vật có mạch, có mạch, có hoa (Hạt kín)
- Sau thời gian 10 phút, GV yêu cầu HS tách nhau ra và hợp lại thành 4 nhóm mới với sự sắp xếp như sau:
- Nhóm 1: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 1 – phiếu học tập màu trắng.
- Nhóm 2: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 2 – phiếu học tập màu hồng.
- Nhóm 3: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 3 – phiếu học tập màu đỏ.
- Nhóm 4: tất cả các bạn của 8 nhóm ban đầu mang STT 4 – phiếu học tập màu xanh dương.
- Tất cả 8 nhóm mới này đề thảo luận trong vòng 15 phút để hoàn thành phiếu học tập số 2.
- . Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Sau 15 phút, đại điện từ 2 – 3 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm không lên báo cáo sẽ có ý kiến phản biện, nhận xét.
- GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS điều chỉnh bằng màu mực khác những nội dung mà mình chưa chính xác.
- GV đưa hình ảnh 1 số đại diện của 4 nhóm thực vật, yêu cầu HS nhận diện, xếp vào từng nhóm.
– Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- HS hoàn thành cả 2 phiếu học tập, nội dung tổng hợp của cả 2 phiếu như sau:
Các nhóm thực vật | Môi trường sống | Đặc điểm về cơ quan sinh dưỡng
(rễ, thân, lá) |
Đặc điểm về cơ quan sinh sản
(hoa, quả, hạt) |
Thực vật không có mạch (Rêu) |
– Những nơi ẩm ướt (chân tường, gốc cây, …)
|
– Chưa có rễ chính thức.
– Thân nhỏ, chưa có mạch dẫn. – Lá nhỏ. |
– Không có hoa, quả, hạt.
– Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm trên ngọn) chứa các hạt bào tử. |
Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ) | – Sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán rừng. | – Rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn vận chuyển các chất
– Lá còn non thường cuộn lại ở đầu. |
– Không có hoa, quả, hạt.
– Cơ quan sinh sản là túi bào tử (nằm mặt dưới là giá) chứa các hạt bào tử. |
Thực vật có mạch, có hạt (Hạt kín) | Sống trên cạn. | – Rễ cọc.
– Thân gỗ. – Lá hình kim. – Có mạch dẫn. |
– Chưa có hoa, quả.
– Hạt nằm lộ trên noãn. – Cơ quan sinh sản là nón. |
Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín) | Sống ở môi trường nước, môi trường cạn. | – Rễ, thân, lá biến đổi đa dạng.
– Hệ mạch dẫn hoàn thiện. |
– Có hoa, quả, hạt.
– Hạt được bảo vệ trong quả. |
- Đặc điểm để phân biệt nhóm Rêu với nhóm Dương xỉ?
Rêu: chưa có mạch dẫn
Dương xỉ: đã có mạch dẫn để vận chuyển các chất trong cây.
- Đặc điểm nào giúp em phân biệt cây Hạt trần và cây Hạt kín?
Cây hạt trần: chưa có hoa, quả; hạt nằm lộ trên lá noãn.
Cây hạt kín: có hoa, quả; hạt được bảo vệ trong quả.
Thông qua các nội dung thảo luận và phần luyện tập trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về đặc điểm của thực vật, xác định các tiêu chí phân biệt 4 nhóm thực vật.
GV hướng dẫn HS đọc thêm về một số loài thực vật độc đáo và kì lạ trong SGK.
Nội dung ghi bài
Thực vật đa dạng và phong phú. Thực vật được chia thành các nhóm: Rêu (Thực vật không có mạch), Dương xỉ (Thực vật có mạch, không có hạt), Hạt trần (Thực vật có mạch, có hạt), Hạt kín (Thực vật có mạch, có hoa, có hạt). |
- Sản phẩm học tập:
– Kết quả phiếu học tập
– Đáp án câu hỏi
- Phương án đánh giá:
GV đánh giá HS thông qua bảng kiểm sau:
STT | CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ | CÓ | KHÔNG |
1 | Tích cực tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ | ||
2 | Có ý kiến phản hồi với các thành viên trong nhóm thảo luận | ||
3 | Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao (phiếu học tập 1 và 2) | ||
4 | Báo cáo kết quả rõ ràng, đầy đủ | ||
5 | Có ý kiến phản hồi khi nhóm khác báo cáo |
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
2.KHTN.1.2 5.TC.1.1 6.HT.2.3 7.TC.2.4 9.CC.1.2
- Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 8 nhóm; phiếu học tập.
* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật khăn trải bàn
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
– HS hoạt động để tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên: là thức ăn, nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
– GV cho học sinh quan sát tranh hình 29.2, hình 29.3; tổ chức trò chơi ghép vị trí hình cho khoa học
- Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên.
Luyện tập: Trả lời các câu hỏi tự luận sau: Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn hình 29.2 nếu số lượng loài cỏ giảm đi đáng kể?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm, các thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
- . Báo cáo kết quả và thảo luận:
- HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá học sinh theo thang đánh giá.
- GV hướng dẫn HS thiết kế 1 poster về vai trò của thực vật và các biện pháp bảo vệ thực vật để chuẩn bị cho nội dung của tiết học tiếp theo.
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Quan sát hình 29.2 và 29.3, em hãy nêu vai trò của thực vật trong tự nhiên.
Thực vật là thức ăn cho nhiều loài động vật trong tự nhiên. Nếu không có thực vật, các mắt xích thức ăn phía sau không thể tồn tại.
GV có thể yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về chuỗi thức ăn có thực vật đứng đầu.
GV có thể hỏi thêm câu hỏi phụ: Vì sao thực vật thường đứng đầu trong các chuỗi thức ăn? (Giải thích: thực vật có khả năng quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ những dạng đợn giản như carbon dioxide, nước trong điều kiện có năng lượng ánh sáng mặt trời).
Luyện tập:
Điều gì xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn hình 29.2 nếu số lượng loài cỏ giảm đi đáng kể?
Số lượng cỏ giảm kéo theo số lượng châu chấu sẽ bị giảm đáng kể, dẫn đến số lượng các sinh vật ở các mắt xích phía sau là ếch, rắn,…cũng bị giảm. Do thiếu thức ăn, các sinh vật sẽ đi tìm thức ăn ở nơi khác.
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường. (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
4.KHTN.3.2 5.TC.1.1 6.HT.2.3 8.GQ.3.4 10.TN.4.3
- Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; phiếu học tập.
* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật KWL, công não
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
– GV hướng dẫn HS nhận biết vai trò của thực vật với vấn đề bảo vệ môi trường như: cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí; giữ đất, giữ nước, hạn chế xói mòn, sạt lở.
– GV giới thiệu tranh hình 29.4, chiếu đoạn video mô tả sự cân bằng carbon dioxide và oxygen trong không khí (có sự trao đổi khí mô phỏng cân bằng carbon dioxide và oxygen trong không khí), về những vụ sạt lở đất ở những nơi không có rừng,…GV sử dụng kĩ thuật KWL yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết về nguồn tạo ra khí oxygen và nguồn hấp thụ khí carbon dioxide trong không khí, nơi đồi núi có rừng và không có rừng; hậu quả sau cơn mưa lũ ở những nơi diện tích rừng bị thu hẹp….
– HS trả lời các câu hỏi thảo luận trong phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 4 (Bảng hỏi) | |
5. Quan sát hình 29.4, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào ? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu. | |
6. Quan sát hình 29.5, em hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng.
|
Luyện tập
* Việc trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì đối với vấn đề bảo vệ môi trường?
Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở.
Cây xanh có thể làm chậm sự bốc hơi nước, tăng độ ẩm không khí. Rễ cây có khả năng giữ đất, giữ nước tốt. Vì thế thi đến mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước và cản trở dòng nước chảy trên bề mặt, hạn chế tốc độ của gió thổi, từ đó hạn chế tình trạng bão, lũ lụt, xói mòn đất do nước chảy mạnh.
Trồng nhiều cây xanh ở các khu dân cư giúp cho không khí trong lành hơn, làm bóng mát ngăn chặn ánh nắng mặt trời, hạn chế tác hại của các bức xạ mặt trời lên con người.
GV hướng dẫn HS đọc thêm về vai trò của rừng và thực trạng về diện tích rừng ở Việt Nam trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm, các thành viên được phân công tìm hiểu về vai trò của thực vật trong tự nhiên và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
- . Báo cáo kết quả và thảo luận:
- HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá học sinh
- Dự kiến sản phẩm của học sinh:
PHIẾU HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG 4 (Bảng hỏi) | |
5. Quan sát hình 29.4, hãy cho biết hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí được cân bằng như thế nào ? Từ đó, hãy nêu vai trò của thực vật trong điều hòa khí hậu. | – Thực vật quan hợp sẽ lấy khí carbon dioxide để tổng hợp chất hữu cơ đồng thời giải phóng khi oxygen vào không khí.
– Con người và động vật sử dụng khí oxygen cho hô hấp đồng thời giải phóng khí carbon dioxide vào trong khí quyển. – Quá trình lặp đi lặp lại tuần hoàn sẽ làm cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí. – Trên thực tế hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí không cân bằng do cây xanh bị chặt phá nhiếu, ô nhiễm môi trường không khí, hàm lượng khí thải carbon dioxide tăng cao trong khi lượng thực vật không đủ để làm cân bằng lượng khí này. |
6. Quan sát hình 29.5, em hãy cho biết tại sao phải trồng cây gây rừng.
|
– Giải thích: Cây có vai trò giữ đất, giữ nước. Rừng nhiều cây xanh chức năng này sẽ tăng lên. Mất rừng làm tăng nguy cơ xảy ra sạt lở, xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán,…Do đó, chúng ta phải tích cực bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hằng năm. |
- Sản phẩm học tập:
– Kết quả phiếu học tập
- Phương án đánh giá hoạt động 3,4.
Mức độ Mức độ
Tiêu chí |
Mức độ 1
(0.5 đ) |
Mức độ 2
(1.0 đ) |
Mức độ 3
(2.0 đ) |
Điểm |
Tiêu chí 1. Các học sinh trong nhóm đều tham gia hoạt động | Dưới 50% HS trong nhóm tham gia hoạt động | Từ 50% – 90% HS trong nhóm tham gia hoạt động | 100% HS trong nhóm tham gia hoạt động | |
Tiêu chí 2. Thảo luận sôi nổi | Ít thảo luận, trao đổi với nhau. | Thảo luận sôi nổi nhưng ít tranh luận. | Thảo luận và tranh luận sôi nổi với nhau. | |
Tiêu chí 3. Báo cáo kết quả thảo luận | Báo cáo chưa rõ ràng, còn lộn xộn. | Báo cáo rõ ràng nhưng còn lúng túng | Báo cáo rõ ràng và mạch lạc, tự tin | |
Tiêu chí 4. Nội dung kết quả thảo luận | Báo cáo được 75% trở xuống nội dung yêu cầu thảo luận | Báo cáo từ 75% – 90% nội dung yêu cầu thảo luận. | Báo cáo trên 90% nội dung yêu cầu thảo luận. | |
Tiêu chí 5. Phản biện ý kiến của bạn. | Chỉ có 1 – 2 ý kiến phản biện. | Có từ 3 – 4 ý kiến phản biện | Có từ 5 ý kiến phản biện trở lên. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong đời sống (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
10.KHTN.3.4 15.GT-HT.4 16.TT.1
- Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; phiếu học tập.
* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật công não
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS tìm hiểu vai trò của thực vật đối với con người; xác định được các nhóm thực vật mang lại những giá trị lợi ích khác nhau như: làm thức ăn, làm cảnh, làm thuốc,…
GV sử dụng phương pháp trò chơi, cho HS tham gia trò chơi Những mảnh ghép hoàn hảo về các loại cây và vai trò của chúng, sau đó hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu trong SGK.
- Quan sát hình 29.7, hãy nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người
Luyện tập
* Nêu vai trò của một số loài thực vật ở địa phương em theo mẫu
Tên cây | Giá trị sử dụng | |||||
Làm lương thực | Làm thực phẩm | Làm thuốc | Lấy quả | Lấy gỗ | Làm cảnh | |
Cây ngô | + | + | + | – | – | – |
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm, các thành viên được phân công trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
- . Báo cáo kết quả và thảo luận:
- HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác phản hồi ý kiến.
- GV nhận xét, đánh giá học sinh
- Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Đối với đời sống con người, thực vật:
– Cung cấp lương thực, thực phẩm và cây ăn quả: bầu, su hào, sắn,…
– Cung cấp dược liệu (làm thuốc): tía tô, cơm nguội,…
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: cà phê, ca cao,…
– Cung cấp gỗ: lim, táu, sến,…
– Cung cấp cây cảnh: tùng, vạn tuế, đa, si,…
Luyện tập
Tên cây | Giá trị sử dụng | |||||
Làm lương thực | Làm thực phẩm | Làm thuốc | Lấy quả | Lấy gỗ | Làm cảnh | |
Cây ngô | + | + | + | – | – | – |
Cây xoài | – | – | – | + | – | – |
Cây đu đủ | – | + | + | + | – | – |
Cây chè | – | + | – | – | – | + |
Cây cau | – | – | + | + | – | – |
Cây dừa | – | – | – | + | + | + |
Cây mít | – | – | – | + | + | + |
Cây diếp cá | – | + | + | – | – | – |
Cây thông | – | – | + | – | + | + |
Ngoài những lợi ích trên, một số thực vật có hại đối với con người. GV hướng dẫn HS đọc thêm trong SGK về một số loài thực vật có chứa độc tố hoặc chất kích thích gây nghiện.
Thông qua các nội dung thảo luận và phần luyện tập trên, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về sự cần thiết của việc trồng cây xanh và bảo vệ cây xanh. Từ đó, kết luận về vài trò của thực vật trong tự nhiên, vấn đề bảo về môi trường và đời sống con người.
Vận dụng
* Tại sao nói “Rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?
Rừng là nơi sống của một số lượng lớn các loài thực vật, là nơi điều hòa khí hậu, điều hòa không khí, trao đổi khí cho mọi hoạt động sống và sản xuất của con người.
- Sản phẩm học tập:
– Kết quả phiếu học tập
- Phương án đánh giá hoạt động
Mức độ
Tiêu chí |
Mức độ 1
(Tối đa 0.5 đ) |
Mức độ 2
(Tối đa 1.0 đ) |
Mức độ 3
(Tối đa 2.0 đ) |
Điểm |
Tiêu chí 1. Sản phẩm học tập | Sản phẩm sơ sài, bố trí lộn xộn, màu sắc đơn điệu | Bố trí hài hòa các nội dung cần nói đến nhưng chưa nổi bật. | Bố trí hài hòa, cân đối các nội dung, màu sắc đẹp, nổi bật. | |
Tiêu chí 2. Thuyết minh | Thuyết minh còn lúng túng, chưa tự tin. | Thuyết minh rõ ràng, tự tin | Thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy và tự tin | |
Tiêu chí 3. Nội dung truyền tải | Nội dung truyền tải chưa rõ ràng, còn lộn xộn | Nội dung truyền tải rõ ràng nhưng chưa nổ bật trọng tâm và phong phú. | Nội dung truyền tải rõ ràng, làm nổi bật nội dung cần truyền tải và phong phú nội dung. | |
Tiêu chí 4. Phản biện ý kiến của bạn | Phản biện còn lúng túng, chưa trôi chảy | Phản biện rõ ràng, đầy đủ ý kiến của các bạn. | Phản biện mạch lạc, chặt chẽ, đầy đủ ý kiến của bạn. | |
Tiêu chí 5. Sự hợp tác của các thành viên trong nhóm | Từ 75% trở xuống các thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm | Từ 75% – 90% thành viên trong nhóm tham gia thực hiện sản phẩm | 100% thành viên tích cực tham gia thực hiện sản phẩm |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé: