Giáo án KHTN 6 CTST Bài 34: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1            3.KHTN.1.2            5.KHTN.3.1        8.HT.2.1         9.GQ.3.1

10.TN.1.1               11.NA.2.1               12.CC.3.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Tranh ảnh về đa dạng sinh học, video về một số nơi có sự đa dạng sinh học
  • Sử dụng phương pháp dạy học nghiên cứu, đàm thoại-gợi mở, kết hợp kĩ thuật động não

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

  1. 3. Từ thông tin hình 33.5 và 33.6, em hãy cho biết vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên
  2. 4. Quan sát hình 33.7, em hãy chỉ ra giá trị thực tiễn mà đa dạng sinh học đem lại cho con người
Giá trị của

đa dạng sinh học

Tên sinh vật Tình trạng thực tế
Trồng/Nuôi được để sử dụng Thu ngoài

thiên nhiên

Làm lương thực, thực phẩm
Làm dược liệu
Làm đó dùng, vật dụng
Làm nghiên cứu khoa học
Giá trị bảo tổn, du lịch
Giá trị kinh tế
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài tập

– GV theo dõi, hỗ trợ

– Học sinh thảo luận hoàn thành nhiệm vụ

– GV: Nhận xét, chốt ý và giới thiệu các tranh ảnh video về vai trò của đa dạng sinh học và các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

– GV: Vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học?

– Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung.

 

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • Đại điện từ 2 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm không lên báo cáo sẽ có ý kiến phản biện, nhận xét.
  • GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS điều chỉnh bằng màu mực khác những nội dung mà mình chưa chính xác.

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

  1. Đa dạng sinh học giúp cân bằng sinh thái, tạo ra mối liên hệ mật thiết, nhất là về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong tự nhiên.

Đa dạng thực vật điều hoà không khí, làm sạch môi trường, chắn sóng và chống sạt lở ven biển.

4.

Giá trị của

đa dạng sinh học

Tên sinh vật Tình trạng thực tế
Trồng/Nuôi được để sử dụng Thu ngoài

thiên nhiên

Làm lương thực, thực phẩm Cây lúa, khoai, ngô, sắn, đậu,… Lợn, cá, bò, tôm, cua, mực, ốc,… Nấm rơm, nấm sò, nấm hương,…

Tảo xoắn

Đa số nguồn thực phẩm thông dụng là trông được và nuôi được. Ít: ếch, ba ba, nấm, …
Làm dược liệu Hà thủ ô, diếp cá, ổi, tía tô,…

Con trút, rắn, bọ cạp,…

Nấm linh chi, nấm lim xanh,…

Trổng được nhũng cây thuốc thông dụng: diếp cá, tía tô, một số loài nấm Đa số thu mẫu ngoài thiên nhiên
Làm đó dùng, vật dụng Gỗ lim, gỗ đinh hương, gỗ mít,… San hô,… Ít, hiện đang nuôi trông nhưng phấn lớn chưa đủ năm thu hoạch. Chủ yếu thu ngoài thiên nhiên
Làm nghiên cứu khoa học Cây đậu, chuột bạch,… Chủ yếu nuôi tróng nhằm theo dõi, nghiên cứu Ít khi thu mẫu ngoài thiên nhiên
Giá trị bảo tổn, du lịch Vọoc Cúc Phương, cá cóc Tam Đảo
Giá trị kinh tế Lúa, cao su, cà phê, chè,… Tôm, lợn, cừu, cá sấu, ong,… Chủ yếu được nuôi, trống Ít

Luyện tập

* Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em.

Vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em:

– Cung cấp lương thực – thực phẩm: lợn, gà, vịt, …

– Cung cấp dược liệu: rau diếp cá, gừng, nghệ, …

– Làm cảnh: phong lan, vạn tuế, các loài hoa, …

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động 2 và phần luyện tập, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.

Nội dung ghi bài

Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người.

Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phẩn bảo vệ đất, chắn sóng, điều hoà khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.

Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,…

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá
Tiêu chí đánh giá

Hoạt động 1

Mức 1

( < 5đ)

Mức 2

(5 – 7đ)

Mức 3

(8 – 10đ)

Điểm
Tìm hiểu về vai trò của đa dạnh sinh học. Trình được không quá 4 vai trò của đa dạng sinh học Trình được 5 đến 7  vai trò của đa dạng sinh học Trình được 8 đến 10 vai trò của đa dạng sinh học
Tiêu chí 2. Thảo luận sôi nổi Ít thảo luận, trao đổi với nhau. Thảo luận sôi nổi nhưng ít tranh luận. Thảo luận và tranh luận sôi nổi với nhau.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

6.KHTN.3.2     8.HT.2.1      9.GQ.3.1     10.TN.1.1      11.NA.2.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Tranh ảnh về đa dạng sinh học, video về phim ngắn, ảnh về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học.
  • Sử dụng phương pháp dạy học nghiên cứu, đàm thoại-gợi mở

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

HS tranh luận và thực hiện nhiệm vụ trong phẩn thảo luận trong SGK.

  1. Quan sát hình 33.8 và kể tên những hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luyện tập

* Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Mất đa dạng sinh học là mất đi sự cân bằng sinh thái; ô nhiễm môi trường; mất nguồn cung cấp lương thực – thực phẩm, dược liệu từ tự nhiên.

Chúng ta cẩn bảo vệ đa dạng sinh học để duy trì sự cân bằng sinh thái; bảo vệ môi trường; duy trì nguồn lương thực – thực phẩm, dược liệu, … bền vững; chung sống hoà bình với thiên nhiên và bảo vệ được nơi sống, nguồn sống cho nhiều loài sinh vật, giảm nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật quý, hiếm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

GV giới thiệu tranh hình 33.9 và các tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học hiện nay.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tìm hiểu được các biện pháp giảm nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học hiện nay.

GV tổ chức cho HS thiết kế bài hùng biện tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học. Trong đó, các nhóm HS phải thực hiện được nhiệm vụ trong phẩn thảo luận trong SGK.

  1. Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học
  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Luyện tập

* Theo em, các khu bảo tồn có vai trò gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?

Các khu bảo tổn là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.

Các khu bảo tồn có nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, quản lí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động 4, hoạt động 5 và phần luyện tập, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về những hoạt động làm mất đa dạng sinh học và đề xuất những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Vận dụng

* Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?

Em cần:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học;

– Bảo vệ môi trường sống quanh em;

– Trồng nhiều cây xanh, …

Gợi ý: GV yêu cầu HS nêu câu khẩu hiệu tuyên truyền về đa dạng sinh học tại địa phương và phác hoạ những mặt trái của sự suy giảm đa dạng sinh học để nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học và những hành động nhỏ nhất hằng ngày mà các em có thể làm ở trường, ở nhà và trên đường phố để bảo vệ đa dạng sinh học.

Nội dung ghi bài

Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong thực tiễn. Hiện nay đa dạng sinh học đang bị đe doạ do nhiều nguyên nhân:

–    Phá rừng, khai thác gỗ, du canh, di dần khai hoang, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng đô thị làm mất môi trường sống của sinh vật.

–    Săn bắt, buôn bán động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm; sử dụng thuốc trừ sầu, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải từ các nhà máy, từ các hoạt động sống của con người làm ô nhiễm môi trường.

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

–    Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

–    Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

–    Xây dựng các khu bảo tổn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm.

–    Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.

 

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá
  2. Rubric hoạt động 3
Tiêu chí đánh giá

Hoạt động 1

Mức 1

( < 5đ)

Mức 2

(5 – 7đ)

Mức 3

(8 – 10đ)

Điểm
Tìm hiểu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học (nhóm 3 và 4) Trình được không quá 4 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học Trình được 5 đến 7  nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học Trình được 8 đến 10 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
  1. Bảng quan sát mức độ tham gia hoạt động và tinh thần trách nhiệm của HS (hoạt động 1, hoạt động 3, hoạt động 4)
Tiêu chí Mức độ điểm đáp ứng tiêu chí Điểm
Mức 1 (2 điểm) Mức 2 (3 điểm) Mức 3 (5 điểm)
Mức độ tham gia hoạt động nhóm Ngồi quan sát các bạn thực hiện Có tham gia nhưng chưa tích cực Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực
Đóng góp ý kiến Chỉ nghe ý kiến mà không có ý kiến đóng góp Có ý kiến Có nhiều ý kiến và ý tưởng
Tiếp thu, trao đổi ý kiến Lắng nghe Có lắng nghe phản hồi Lắng nghe ý kiến của thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *