Giáo án KHTN 6 CTST Bài 28: Nấm

HOẠT ĐỘNG 1: khái quát về nấm (10 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

KHTN1.1 TC-TH.4.1

  1. Tổ chức hoạt động

GV đặt vấn đề:

Trong tự nhiên, có nhiều loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có nhiều loại nấm độc, gây bệnh, làm hỏng thực phẩm. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau?

GV trình chiếu hình ảnh về một số loài nấm, hỏi HS cách phân biệt nấm ăn được và nấm độc.

  • Yêu cầu HS dựa vào những hiểu biết của mình về nấm, các nhóm hoàn thành phiếu KWL trong thời gian 5 phút.
K (Know): những điều em đã biết về nấm. W (Want): những điều em muốn biết về nấm. L (Learn): những điều HS tự giải đáp/ trả lời.

Từ đó, khi đi tìm hiểu ngoài thiên nhiên nếu gặp bất kì loại nấm nào cũng không được đưa về chế biến nếu không rõ loại nấm đó ăn được hay không.

GV đặt vấn đề: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm những đặc điểm đặc trưng để phân biệt các loại nấm, trong đó có nấm ăn được và nấm độc.

  1. Dự kiến sản phẩm học tập

Bảng KWL hs đã hoàn thành

Sau khi HS hoàn thành xong phiếu này, GV thu lại và tìm hiểu xem HS thắc mắc điều gì về nấm để giải thích cho HS trong quá trình dạy học.

  1. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập
    • Phương pháp: hỏi đáp
    • Công cụ: Câu hỏi.

 

 

Hoạt động 2: Thực hành quan sát một số lại nấm (35 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1              7.KHTN.2.5          9.TC.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– Dụng cụ: Kính lúp cẩm tay, panh, kim mũi nhọn, đĩa kính đồng hồ, găng tay, khẩu trang cá nhân.

– Mẫu vật: Một số loại nấm phổ biến (tuỳ điều kiện thực tế).

– Bộ tranh ảnh: Tranh/ ảnh chụp một số loài nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm hương, nấm mốc,…).

* Phương pháp, kĩ thuật:  

– Phương pháp trực quan; nghiên cứu

– Kĩ thuật sơ đổ tư duy kết hợp thảo luận nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Làm việc theo nhóm:

– HS quan sát nấm bằng mắt thường và bằng kính lúp, nhận biết cây nấm và nhận dạng được một số đại diện nấm phổ biến trong đời sống.

– Quan sát mẫu vật, đối chiếu với hình ảnh để tìm ra được cấu tạo của nấm

* Thực hiện nhiệm vụ.

Tiến hành hoạt động động: quan sát hình ảnh và mẫu vật Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Tế bào Hình vẽ

(chú thích cấu tạo)

Đặc điểm phân biệt (hình dạng, kích thước, cấu tạo)
Nấm men    
Nấm mốc    
Nấm Bào ngư    

Các nhóm quan sát, báo cáo kết quả quan sát được và trưng bày hình vẽ quan sát được.

  • GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn các nhóm quan sát mẫu vật bằng kính lúp và hoàn thành phiếu học tập.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

  • Hs báo cáo: nhận xét hình dạng, kích thước, cấu tạo của 3 loại nấm.
    • HS nêu nhận xét, bổ
    • HS rút ra kiến thức chung:
  1. Đánh giá kết quả hoạt động
  • Đánh giá đồng đẳng
  • PP đánh giá: Quan sát & qua sản phẩm học tập.

BẢNG KIỂM – ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2

Các tiêu chí Không
–   Quan sát và nêu được các bộ phận của nấm.

–   Vẽ hình cấu tạo của 3 loại nấm.

–   Chú thích được các bộ phận của nấm.

–   Phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào qua hình ảnh.

–   Thực hiện được các thao tác thực hành.

– Phối hợp hiệu quả trong làm việc nhóm.
–   Chuẩn bị mẫu mốc trắng.

–   Chuẩn bị mẫu nấm Bào ngư

–   Thực hiện phiếu học tập của nhóm.

–   Giữ gìn vệ sinh, trật tự khi thực hành.

 

Hoạt động 3: Đa dạng của nấm. (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1       2.KHTN.1.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị: trò chơi, phiếu học tập

* Phương pháp, kĩ thuật:

– Phương pháp trực quan; vấn đáp

– Kĩ thuật sơ đổ tư duy kết hợp thảo luận nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu sự đa dạng của nấm

– GV tổ chức trò chơi Đuổi hình bắt chữ, GV hướng dẫn HS gọi đúng tên các loài nấm đã nhận biết trong phần thực hành.

– Quan sát hình 28.1,28.2 và trả lời câu hỏi tu 3 đền 5 trong phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP 3
3. Hãy nhận xét về hình dạng của nấm.  
4. Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát ở hoạt động thực hành thuộc nhóm nấm đảm hay nấm túi?  
5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác.

 
6. Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men có gì khác với cấu tạo tế bào các loài nấm còn lại? Từ đó, em hãy phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào  

* Thực hiện nhiệm vụ.

  • Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 1:

+ Nhóm 1+2: câu 1 và 2         + Nhóm 3: Câu 3        + Nhóm 4: Câu 4

– Từ bảng kết quả nhận biết các loại nấm, yêu cầu học sinh nhận xét sự đa dạng của nấm bằng cách hoàn thành phiếu học tập 2 sau:

Nhận định Đúng Sai
1.      Nhiều loài nấm kí sinh trên thực vật, động vật (cả con người) và các loài nấm khác
2.      Nấm là một loài thực vật
3.      Đa số nấm đều nhìn thấy bằng mắt thường
4.      Tất cả các loài nấm đều sống nơi ẩm ướt
Em hãy nhận xét về sự đa dạng của nấm về: cấu tạo, hình thái, kích thước, môi trường sống: ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………..……………………………………………………

Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập. Các nhóm khác nhân xét bổ sung.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Hs báo cáo, nhận xét, bổ sung, giáo viên chỉnh sửa

– Dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP 3
3. Hãy nhận xét về hình dạng của nấm. Hình dạng của nấm đa dạng: hình bầu dục, hình cốc, hình mũ, hình sợi,…
4. Em hãy phân biệt nấm túi và nấm đảm. Các loại nấm em quan sát ở hoạt động thực hành thuộc nhóm nấm đảm hay nấm túi? Có thể phân biệt nấm túi và nấm đảm dựa vào cơ quan sinh sản là bào tử. Nấm túi có túi bào tử, trong khi nấm đảm có đảm bào tử.

Trong phần thực hành, nấm đảm gổm có nấm hương, nấm rơm, nấm mộc nhĩ, nấm độc đỏ, nấm sò,…; nấm túi gồm có nấm mốc, nấm cốc, nấm bụng dê,…

5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác. Nấm thường được sử dụng làm thức ăn: nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm bụng dê.

Nấm không nên ăn: nấm mốc cà chua (có thể gây đau bụng hoặc ngộ độc khi ăn phải).

Nấm độc: nấm độc đỏ, nấm độc tán trắng.

Cấu tạo chung của nấm gồm có mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm. Nấm độc thường có thêm một số bộ phận như vòng cuống nấm, bao gốc nấm và thường có màu sắc sặc sỡ.

6. Đặc điểm cấu tạo tế bào nấm men có gì khác với cấu tạo tế bào các loài nấm còn lại? Từ đó, em hãy phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào. Nấm men có cơ thể cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào nên gọi là nấm đơn bào; các loài nấm còn lại trong hình 28.1 có hệ sợi nấm cấu tạo từ nhiều tế bào nên được gọi là nấm đa bào.

Nấm đơn bào chỉ có một tế bào. Nấm đa bào có hệ sợi nấm đa bào.

Luyện tập

Câu 1: Em hãy xác định môi trường sống của một số nấm bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu.

Đáp án:

Tên nấm Môi trường
Nấm rơm Rơm rạ
Nấm mộc nhĩ Thân cây gỗ mục, môi trường ẩm
Nấm mốc Quẩn áo, tường ẩm, đó dùng, trên cơ thể sinh vật,…
Nấm cốc Thân cây mục
Nấm độc tán trắng Trong rừng những nơi môi trường ẩm

Câu 2: Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết.

Nấm rơm, nấm kim châm, nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ,…

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động 1, hoạt động 2 và phần luyện tập, GV gợi ý để HS rút ra kết luận về sự đa dạng của nấm thể hiện ở số loài và sự đa dạng các môi trường sống.

Nội dung ghi bài

Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả,…

Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bàonấm đa bào.

Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi. Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm; đại diện: nấm rơm, nấm sò,… Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; đại diện: nấm men, nấm mốc,…

Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc.

 

Từ đó, HS nhận biết các tiêu chí để phân chia nấm thành các nhóm như nấm đảm và nấm túi; nấm đơn bào và nấm đa bào; nấm ăn được và nấm độc.

GV hướng dẫn HS đọc thêm để hiểu biết về nấm độc ở Việt Nam.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

 

 

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Dựa vào Phiếu học tập (5 điểm) Hoàn thành đúng dưới 50% bài tập phiếu học tập Hoàn thành đúng dưới 80% bài tập phiếu học tập Hoàn thành đúng dưới 90% -100%  bài tập phiếu học tập
Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm (1 điểm) Chưa tích cực Còn lơ là , mất trật tự Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo
Nhận định đúng sai (2 điểm) Làm chính xác cả 4 nhận định Làm chính xác 3 nhận định Làm chính xác 2 nhận định
Nhận xét sự đa dạng (2 điểm) Nhận xét được nấm đa dạng về cả cấu tạo, hình thái, kích thước và môi trường sống Nhận xét được nấm đa dạng về 2 trong 4 yếu tố Nhận xét được nấm đa dạng về 1 yếu tố

 

 

Hoạt động 4: Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (20 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

3.KHTN.1.6        9.TC.1       11.CC.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV chia lớp thành 4 đến 8 nhóm và cử một học sinh ghi nhận kết quả của các nhóm

– Giấy A0

– Chuẩn bị hình ảnh nấm có ích và nấm có hại.

* Phương pháp, kĩ thuật:  

– Phương pháp dạy học hợp tác; nghiên cứu

– Kĩ thuật công não kết hợp thảo luận nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn

– Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh về nấm có ích, nấm có hại

– Làm việc theo nhóm

Câu 1:  Hãy kể tên các loại nấm mà em biết?

Câu 2:  Hoàn thành bảng hỏi vai trò của nấm

Vai trò của nấm
Tên nấm Có lợi Có hại
Nấm mốc
Nấm linh chi
Nấm men

Câu 3: Nấm có vai trò gì đối với con người và môi trường tự nhiên?

 

* Thực hiện nhiệm vụ.

– GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “ Ai thông minh hơn”.

– Yêu cầu học sinh nêu vai trò của nấm qua từng hình ảnh.

– Học sinh quan sát hình ảnh, chuẩn bị nội dung trình bày

– Giáo viên yêu cầu các nhóm ghi lại vai trò của nấm bằng sơ đồ tư tuy.

+ HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0.

+ Các nhóm vẽ sơ đồ tư duy theo yêu cầu của GV

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Các nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy

– Học sinh cử đại diện nhóm trình bày vai trò của nấm.

– Các nhóm nộp sơ đồ tư duy

– Các nhóm nhận xét kết quả

– Dự kiến

Câu 1:

Nấm mèo, nấm linh chi, nấm rơm, nấm men, nấm tuyết, lang ben, lác…

Câu 2:

Vai trò của nấm
Tên nấm Có lợi Có hại
Nấm mốc x
Nấm linh chi x
Nấm men x

Câu 3

* Nấm có hại: 

+ Đối với tự nhiên: Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ. Vd: Các nấm hiển vi trong đất.

+ Đối với con người:

Nấm được sử dụng làm thức ăn: nấm rơm, nấm hương, nấm mộc nhĩ,…

Nấm được sử dụng làm tác nhân lên men trong sản xuất rượu, bia, bánh mì, nấm men.

Nấm được sử dụng làm thực phẩm chức năng bổ dưỡng cho cơthể: nấm linh chi, nấm vân chi.

Nấm được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học: một số loài nấm có khả năng kí sinh trên cơ thể sâu làm ngừng trệ các quá trình sống của sâu.

* Nấm có hại: 

+ Nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật (vd: nấm von sống bám trên than lúa) và con người (vd: bệnh hắc lào, nước ăn tay chân…).

+ Nấm mốc làm hỏng thức ăn, đồ dùng…

+ Nấm gây ngộ độc cho người. Vd: nấm độc đỏ, nấm độc đen….

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

 

Rubric
Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Liệt kê các vai trò của nấm

(4 điểm)

Nêu được 1 loại vai trò: có lợi/ có hại. Nêu được 2 loại vai trò có lợi và có hại Nêu được 3 loại trở lên vai trò có lợi và có hại
Dựa vào hình thức sản phẩm (3 điểm) Nộp bài không đúng hạn, Trình bày sơ sài, không minh

chứng cụ thể

Nộp bài đúng hại

Bài báo cáo có hình ảnh, có dẫn chứng cụ thể

Nộp bài đúng hại

Bài báo cáo đầy đủ, chi tiết, rõ ràng , trình bày

lôi cuốn

Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm (3 điểm) Chưa tích cực Còn lo ra , mất trật tự Tham gia đầy đủ các hoạt động

của lớp

Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo
Tổng điểm:

 

Hoạt động 5: Trình bày được cách phòng, chống các bệnh do nấm gây ra. (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN.1.1        5.KHTN.1.6        6.KHTN.2         9.TC.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV chia lớp thành 4 đến 8 nhóm và cử một học sinh ghi nhận kết quả của các nhóm

– Chuẩn bị hình ảnh biểu hiện của bệnh do nấm gây ra

– Chuẩn bị video tư liệu về biện pháp phòng tránh các bệnh do nấm gây ra của bệnh viện da liễu

* Phương pháp, kĩ thuật:  

– Phương pháp dạy học trực quan, dự án

– Kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp thảo luận nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra

GV chuẩn bị tranh ảnh hoặc trình chiếu về các loại bệnh do nấm cùng với nguồn ảnh từ thực tế, yêu cầu HS quan sát ảnh và hình 28.5 trong SGK.

Từ hình ảnh và video clip, HS thảo luận nhóm thực hiện các yêu cầu:

  1. Quan sát hình 28.5, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào ?
Tên bệnh do nấm Biểu hiện
Bệnh nấm da tay
Bệnh viêm phổi do nấm
Bệnh nấm mốc cá
Bệnh mốc xám ở dâu tây
  1. Từ thông tin gợi ý trong hình 28.6, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra.

Trình bày được cách phòng tránh bệnh về nấm.

* Thực hiện nhiệm vụ.

Mỗi nhóm nhận 1 tờ giấy A0, thực hiện nhiệm vụ được giao

+ Nhóm 1,2: Câu 9: Quan sát hình 28.5, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào ?

+ Nhóm 3,4: Câu 10: Từ thông tin gợi ý trong hình 28.6, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra.

+ Nhóm 5,6: Luyện tập Từ các con đường truyền bệnh do nấm gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm.

– HS chia giấy thành các phần tương ứng với số thành viên và một phần trung tâm.

– Mỗi học sinh quan sát hình ảnh, xem video nêu các biểu hiện, cách phòng bệnh do một số loại nấm gây ra vào ô của mình.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời cho nhóm, ghi vào phần trung tâm.

– Học sinh báo cáo kết quả của các nhóm.

– Từ kết quả tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân các loại nấm, học sinh xác định được sự cách phòng bệnh về nấm

GV dựa vào kết quả hoạt động nhóm, điều chỉnh yêu cầu của GV nếu cần.

–  Dự kiến sản phẩm học tập

Bảng ghi nhận kết quả thảo luận của các nhóm

9.

Tên bệnh do nấm Biểu hiện
Bệnh nấm da tay Trong lòng bàn tay có những mảng da đỏ, có vảy, ngứa, nhức.
Bệnh viêm phổi do nấm Sốt cao, ho khan, đau tức ngực.
Bệnh nấm mốc cá Da tróc vảy, xuất hiện mảng mốc trắng trên vảy tróc; cá bơi lội bất thường, thỉnh thoảng nhảy cao, búng lên khỏi mặt nước.
Bệnh mốc xám ở dâu tây Trên vỏ quả xuất hiện đám mốc trắng, sau chuyển dần thành màu xám; quả bị khô.

 

  1. Nấm mốc thường xuất hiện khi thời tiết ẩm. Con người tiếp xúc với đối tượng bị nhiễm nấm hoặc nơi đã có nấm mốc sẽ bị lây nhiễm. Một số con đường có thể làm lây truyền bệnh do nấm như:

–  Tiếp xúc trực tiếp với đối tượng (như người hay vật nuôi) bị nhiễm nấm;

–  Dùng chung đồ với người bị nhiễm nấm;

–  Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; bụi, đất chứa nấm gây bệnh.

Biện pháp phòng chống: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh, vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường

Luyện tập

* Từ các con đường truyền bệnh do nấm gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm.

Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm:

–  Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, nguồn bệnh, đặc biệt nơi môi trường ẩm mốc;

–  Bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với người bị nhiễm nấm hoặc khử trùng sau khi tiếp xúc với môi trường không an toàn với nấm mốc;

–  Không dùng chung đồ với người bị bệnh nấm, hoặc với người khác. Quần áo sau khi mặc cần được giặt ngay, tránh treo trên giá sau đó vài ngày đưa ra mặc lại;

–  Vệ sinh cơ thể đúng cách, đúng thời điểm, an toàn;

–  Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động 3, hoạt động 4 và phần luyện tập, GV gợi ý HS rút ra kết luận về vai trò của nấm đối với tự nhiên, thực tiễn và kết luận về nấm gây bệnh.

GV hướng dẫn HS đọc thêm về nấm mốc và penicillin trong SGK.

Nội dung ghi bài

Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật, phân hủy rác hữu cơ, làm sạch môi trường.

Trong thực tiễn, nấm có nhiều giá trị sử dụng trong đời sống con người như: làm thức ăn, làm thuốc, thực phẩm chức năng, dùng trong sản xuất bia rượu, làm men nở, chế biến thực phẩm, phân huỷ xác sinh vật, làm sạch môi trường.

Bên cạnh những lợi ích từ nấm, một số loài nấm gây bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, làm giảm năng suất vật nuôi và cây trổng.

Một số con đường lầy truyền bệnh do nấm: tiếp xúc với mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.

Biện pháp phòng chống: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh; vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường.

 

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Bệnh và cách phòng

bệnh

Trả lời dưới 50% tên, biểu hiện của một số bệnh do nấm gây ra và cách phòng trách bệnh nấm Trả lời dưới 80% tên, biểu hiện của một số bệnh do nấm gây ra và cách phòng trách bệnh nấm Trả lời trên 80% tên, biểu hiện của một số bệnh do nấm gây ra và cách phòng trách bệnh nấm

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm. (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

6.KHTN.2        8.KHTN.3.1        10.GT.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

  • GV chia lớp thành 4 nhóm và cử một học sinh ghi nhận kết quả của các nhóm

– Chuẩn bị tranh ảnh về các giai đoạn trồng nấm và một đoạn video hướng dẫn quy trình trồng nấm rơm

– Giao mỗi nhóm 2 phôi nấm(nấm rơm hoặc nấm bào ngư tùy điều kiện địa phương)

  • Nhóm HS: (tại tiết học) Sản phẩm: Phôi nấm đã phát triển thành cây nấm. Bài thuyết trình về quá trình trồng nấm.

* Phương pháp, kĩ thuật:  

– Phương pháp dạy học dự án, trực quan

– Kĩ thuật công não kết hợp thảo luận nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Kỹ thuật trồng nấm

GV tổ chức cho HS làm dự án ảo “Quy trình trồng nấm rơm” bằng cách thiết kế các khâu trong quy trình bằng hình ảnh.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu Bước 2: Chọn vị trí trồng nấm Bước 3: Chọn giống, đóng khuôn và gieo giống nấm

 

 

 

Hình: Các bước trồng nấm

Bước 4: Chăm sóc nấm Bước 5: Thu hoạch

GV cho học sinh coi một đoạn video hướng dẫn quy trình trồng nấm rơm.

https://www.youtube.com/watch?v=qS7KiyR37fs

* Thực hiện nhiệm vụ.

  • Các nhóm tìm kiếm thông tin từ sách báo, mạng internet,..tìm hiểu về quy trình trồng nấm và làm Bài thuyết trình về quy trình trồng nấm ( trên powepoinrt, …)
  • Các nhóm nhận phôi nấm về (trước tiết học 10 ngày) treo nơi thoáng, mát, hằng ngày tưới nước sạch, giữ ẩm và theo dõi , quay video, ghi chép lại hiện tượng diễn ra hằng ngày
  • HS quan sát hình ảnh hoặc xem phim và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong SGK
  1. Tại sao người ta không trồng nấm trên đất mà phải trồng trên rơm, rạ?
  2. Có ý kiến cho rằng: “Môi trường trồng nấm rơm tốt nhất là gần địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm”. Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? Giải thích.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

  1. Các nhóm trưng bày sản phẩm theo nhóm. Học sinh quan sát sản phẩm nhóm mình và nhóm bạn.
  • GV mời đại diện 1 nhóm có sản phẩm đạt nhất lên trình bày bài thuyết trình của nhóm về quá trình trồng nấm.
  • Sau khi trình bày xong, các nhóm còn lại sẽ tương tác với nhóm trình bày với những nội dung lên quan đến kỹ thuật trồng nấm và giải thích, tìm ra nguyên nhân để làm nấm đạt hiệu quả và rút kinh nghiệm cho những thất bại của nhóm mình..
  • GV quan sát, nhận xét, bổ sung và yêu cầu hs rút ra kết luận về kỹ thuật trồng nấm tại nhà.
  • GV theo dõi, quan sát, chấm điểm theo thang đánh giá.
  1. Dự kiến sản phẩm học tập
  • Cây nấm làm từ phôi nấm
  • Bài thuyết trình về quy trình trồng nấm rơm
  • Câu hỏi SGK

11.

Nấm rơm có thể trồng trên nền đất khác nhau như đất ruộng, rẫy, vườn cây,…hoặc trong nhà nhưng phải thoát nước tốt, không bị ứ đọng. Nơi trồng nấm rơm phải ít bị ảnh hưởng bởi gió mạnh.

Nấm rơm thường mọc trên các giá thể ẩm nên thường được trồng trên rơm, rạ để dễ chăm sóc, dễ xử lí bệnh, không bị ứ đọng nước gây hỏng nấm khi tưới nước.

  1. Ý kiến trên hoàn toàn sai.

            Giải thích:

Những địa điểm có chăn nuôi gia súc, gia cầm thường dễ bị ô nhiễm, khuôn viên mất vệ sinh, ẩm thấp là điều kiện lí tưởng cho nấm mốc, các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nấm rơm trồng gần những nơi có chăn nuôi gia sức, gia cầm dễ bị ảnh hưởng, làm giảm năng suất và chất lượng của nấm.

Môi trường trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo, cao ráo, bằng phẳng, không bị ngập úng; tránh những nơi chăn nuôi, khu vực có chất thải, nước thải sinh hoạt. Lưu ý tưới nấm bằng nguồn nước sạch như nước sông, mương, nước giếng khoan,…; tránh tưới bằng nước nhiễm phèn, mặn hoặc bị ô nhiễm, hôi thối.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

 

Tiêu chí Mức 1: 50% Mức 2: 60-70% Mức 3: 80-100% Điểm
Sản phẩm: Cây nấm Nấm lên 50% từ úi phôi, cây

yếu

Nấm lên 70% từ úi phôi, cây

khỏe.

Nấm lên 80% từ úi phôi, cây khỏe.
Bài thuyết trình về quy trình trồng nấm Nội       dung thuyết trình chưa rõ, còn sơ sài. Người báo cáo chưa mạnh dạn Nội dung thuyết trình đầy đủ .

Người báo cáo chưa mạnh dạn

Nội     dung thuyết trình      đầy đủ rõ.

Báo        cáo

to,        mạch lạc

Trả lời câu hỏi Hoàn thành 50% Hoàn thành 60-70% Hoàn thành 80-100%
Hoạt động nhóm Sự tương tác giữa các thành viên còn rời rạc chưa tích cực Sự tương tác giữa các thành viên tích cực Sự tương tác giữa các viên trong và ngoài nhóm tích cực
Tổng điểm

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *