Giáo án KHTN 6 CTST Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật

BÀI 21. THỰC HÀNH QUAN SÁT SINH VẬT

  1. Mục tiêu hoạt động:
  • 2.5 Quan sát và vẽ được một số cơ thể đơn bào
  • 2.5 Quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cây xanh
  • 2.5 Quan sát mô hình và mô tả được cấu tạo cơ thể người
  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

– Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi – đáp;

– Phương pháp thí nghiệm;

– Phương pháp trực quan;

– Dạy học hợp tác.

  1. Chuẩn bị
  • Bảng KWL.
  • Mẫu vật: mẫu vật tự nhiên, bộ ảnh thực vật, mô hình lắp ráp cơ thể người.
  • Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lame, pipette, giấy thấm, bông, giấy bìa, kim chỉ, keo dán.
  1. Tổ chức hoạt động:
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Quan sát cơ thể đơn bào

Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật, mô hình), kĩ thuật: KWL

Chia lớp thành 4 nhóm.

Quan sát cơ thể đơn bào

Bước 1: GV chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành và hướng dẫn học sinh cách làm tiêu bản trong thí nghiệm quan sát cơ thể đơn bào cho học sinh quan sát.

Bước 2: Tạo bảng KWL trên bảng lớn và yêu cầu mỗi nhóm có 1 bảng KWL.

K W L

Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh điền những đều đã biết về cơ thể đơn bào vào cột K.

Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết vào cột W những điều muốn tìm hiểu (Em muốn tìm hiểu thêm đều gì về cơ thể đơn bào).

Bước 5: Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và tự trả lời câu hỏi vào cột L.

Bước 6: Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh những đều đã ghi tại cột K và cột W để kiểm chứng tính chính xác của cột K, mức độ đáp ứng nhu cầu của những đều muốn biết (cột W ban đầu).

Dự kiến

Bảng KWL trong quan sát cơ thể đơn bào

K W L
Sinh vật có cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào

Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ 1 tế bào. Tế bào đó thực hiện được chức năng của cơ thể sống.

Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau của cơ thể.

Trong môi trường tự nhiên (giọt nước ao, hồ) có những sinh vật nhỏ bé nào không thể quan sát được bằng mắt thường? Bằng cách nào quan sát được những sinh vật có kích thước nhỏ bé?

Cấu tạo cơ thể sinh vật đó như thế nào?

– Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày…..

– Để quan sát được chúng ta phải làm tiêu bản và xem dưới kính hiển vi.

Cấu tạo cơ thể các sinh vật quan sát dưới kính hiển vi:

Trùng roi cơ thể chỉ gồ 1 tế bào và tế bào đó thực hiện các chức năng của cơ thể sống, có khả năng di chuyển, di chuyển nhờ roi.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát các cơ quan câu tạo cây xanh

Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mẫu vật), kĩ thuật: công não – động não

Các nhóm tiếp tục chuyển sang hoạt động học tập mới ‘quan sát cơ quan cây xanh’

Bước 1: Nhóm trưởng điều phối quá trình ‘quan sát cơ quan cây xanh’, thư kí ghi nhận các ý kiến của nhóm.

Bước 2: Mỗi thành viên quan sát cây xanh và đưa ra ý kiến của cá nhân về việc quan sát cơ quan cây xanh.

Bước 3: Kết thúc thảo luận, các nhóm chốt các ý kiến và thư kí trình bày.

Bước 4: Đánh giá.

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Quan sát mô hình hoặc tranh ảnh cấu tạo cơ thể người

Giáo viên sử dụng phương pháp: dạy học trực quan (mô hình), kĩ thuật: công não – động não

Các nhóm tiếp tục chuyển sang hoạt động học tập mới ‘quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người’

Bước 1: Nhóm trưởng điều phối quá trình ‘quan sát mô hình cấu tạo cơ thể người’

+ Đặt mô hình vào vị trí thích hợp.

+ Quan sát tổng thể các thành phần cấu tạo ngoài của cơ thể người.

+ Quan sát cấu tạo hệ cơ quan bằng cách tháo dần các bộ phận của mô hình.

+ Lắp mô hình về dạng ban đầu.

Bước 2: Mỗi thành viên trong nhóm quan sát và tháo lắp mô hình theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Bước 3: Kết thúc quan sát, giáo viên nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Các nhóm viết và nộp báo cáo ‘quan sát sinh vật’ theo mẫu.

PHIẾU HỌC TẬP

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4:  Báo cáo kết quả thực hành

BÁO CÁO: KẾT QUẢ QUAN SÁT SINH VẬT

Tiết:    Thứ     Ngày   Tháng…. Năm ….

Nhóm:…………Lớp:………..
Mục tiêu Nội dung Kết quả
1. Vẽ và chú thích một cơ thể đơn bào. – Quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao, hồ, môi trường nuôi cấy và tranh/ ảnh vể sinh vật đơn bào. (HS vẽ hình sinh vật đơn bào)

– Mô tả hình dạng ngoài, màu sắc của sinh vât đơn bào:……………………………………………………………………

2. Nêu được các cơ quan cấu tạo cây xanh trên mẫu đã quan sát. – Quan sát cây xanh qua ảnh hoặc mẫu vật thật và kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan. -Nêu tên một số cơquan,hệ cơ quan ở cây xanh:………………………
3. Kể tên một sô’ cơ quan, hệ cơ quan ờ người. – Quan sát hình hoặc mô hình cấu tạo cơ thể người và kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan. – Kể tên một số cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể người:

…………………………………………………………

4. Mô tả được những mẫu vật/ tranh ảnh thực vật đã quan sát, những mẫu vật/ tranh ảnh nào có rễ, thân, lá biến dạng. – Quan sát mẫu vật/ tranh ảnh thực vật đã chuẩn bị.

 

 

 

– Xác định được nhũng mẫu vật/ tranh ảnh thực vật đã quan sát có rễ, thân, lá biến     dạng:……………………………………………………

……………………………

  1. Phương án đánh giá:

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM

(DÀNH CHO HỌC SINH)

Các tiêu chí Không
Hoạt động 1    
Chuẩn bị mẫu vật: mẫu nước ao hồ, nước đọng lâu ngày, mẫu nuôi cấy
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Vẽ được hình cơ thể đơn bào đã quan sát
Hoạt động 2
Chuẩn bị mẫu vật: cây cà rốt, cây hành tây, cây lạc, cây quất,…
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Nhận dạng được các bộ phận của cây xanh

 

RUBRIC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM ( DÀNH CHO GIÁO VIÊN)

Tiêu chí Mức độ biểu hiện Điểm
Mức 1

( 8 – 10 )

Mức 2

(5 – 7)

Mức 3

(<5)

Chuẩn bị mẫu vật Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Chuẩn bị được hầu hết các nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm Không chuẩn bị hoặc có chuẩn bị nhưng còn thiếu nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành thí nghiệm
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn Thực hiện chính xác và nhanh toàn bộ các bước trong quy trình thí nghiệm Thực hiện đúng phần lớn các bước trong quy trình thí nghiệm Không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiều bước trong quy trình thí nghiệm
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm Tất cả thành viên trong nhóm có sự trao đổi, thống nhất với nhau, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ lẫn nhau khi thực hành. Các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, chưa giúp đỡ nhau thực hành, còn học sinh chỉ quan sát mà không thực hiện.
Làm được sản phẩm – Làm được tiêu bản theo đúng các bước thí nghiệm, vẽ lại được cơ thể đang quan sát một cách chính xác

– Nhận dạng đủ các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh

– Nhận dạng đủ các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người

– Làm được tiêu bản các bước thí nghiệm, chưa vẽ lại được cơ thể đang quan sát một cách chính xác

 

– Nhận dạng được 2/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh

– Nhận dạng 2/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người

– Làm tiêu bản các bước thí nghiệm nhưng chưa quan sát được, chưa vẽ lại được cơ thể đang quan sát

– Nhận dạng 1/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cây xanh

– Nhận dạng 1/3 các cơ quan, hệ cơ quan của cơ thể người

Tổng điểm

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *