Hoạt động 1 :Tìm hiểu sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống. (45phút)
- Mục tiêu của hoạt động
KHTN1.1, TC-TH.1.1, TC-TH.4.1, GT-HT.1.5, GT-HT.2.4, CC.1.3, TT.1.3
- Tổ chức hoạt động
2.1. Khởi động
– GV giới thiệu trò chơi: ‘’Giỏi việc học, đảm việc nhà’’
+ GV chuẩn bị một số loại sách vở, tiểu thuyết, truyện,… và đặt lộn xộn trong 1 khung có vách ngăn.
+ GV yêu cầu HS sắp xếp và phân loại các loại sách vở trong khung thật ngăn nắp, rõ ràng.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Thông báo thời gian các nhóm làm việc (5’)
+ Nhóm nào phân loại đúng, sắp xếp gọn gàng và nhanh nhất sẽ thắng.
+ Các nhóm khác nhận xét.
– GV chốt ý: Thế giới tự nhiên đa dạng, phong phú. Việc phân loại thế giới sống cũng giống như việc chúng ta sắp xếp và phân loại sách vào các ngăn phù hợp.
2.2. Chuyển giao nhiệm vụ học tập (7 phút)
– GV gọi vài HS bất kỳ kể tên vài loài sinh vật trên Trái Đất. Từ đó nhận xét về sự đa dạng của thế giới sống.
– GV chiếu hình ảnh về sự đa dạng các loài sinh vật.
GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
2.3. Thực hiện nhiệm vụ học tập (25 phút)
– HS làm việc nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1 (8 phút)
– Các nhóm mang kết quả phân loại của mình lên bảng ghép vào các mục phân loại phù hợp.
– Các nhóm quan sát, nhận xét nhau, GV nhận xét chung.
– Chọn nhóm có phân loại đúng và cụ thể nhất để trả lời 2 câu hỏi còn lại trong phiếu học tập số 1.
– HS đại diện nhóm trả lời, các bạn còn lại nhận xét, GV góp ý, chốt kiến thức ghi bài.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Cho các hình ảnh sau:
Hãy thử phân loại các loài sinh vật trong các hình ảnh trên vào các nhóm thích hợp?
- Theo em, thế giới sống có thể phân loại sinh vật theo những tiêu chí nào?
- Việc phân loại các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên có ý nghĩa gì?
Nội dung ghi bài
– Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp các sinh vật vào 1 hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào đặc điểm cơ thể.
– Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặc tên và sắp xếp các sinh vật vào hệ thống phân loại thích hợp.
2.4. Củng cố (3 phút)
Em hãy trả lời cho câu hỏi đầu bài: ‘’ Nêu sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống’’
2.5. Giao nhiệm vụ về nhà (2 phút)
- Học bài.
- Tìm hiểu trước các bậc phân loại sinh vật và cách gọi tên loài.
- Đánh giá kết quả hoạt động
- Dựa trên quan sát để đánh giá hoạt động của HS theo các tiêu chí trong rubric:
Tiêu chí đánh giá | Mức độ đánh giá và điểm | Điểm | ||
Mức độ 3(1.0đ) | Mức độ 2(0.7đ) | Mức độ 1(0,4đ) | ||
Tham gia hoạt động thảo luận nhóm | Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia | Đa số thành viên trong nhóm tham gia | Còn nhiều thành viên không tham gia | |
Đóng góp ý kiến | Tất cả các thành viên đều nêu ý kiến cá nhân tích cực sôi nổi | Đa số thành viên trong nhóm nêu ý kiến các nhân. | Một số ít thành viên trong nhóm nêu ý kiến cá nhân. | |
Hoàn thành nhiệm vụ | – Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy đinh.
– Nội dung phiếu học tập đầy đủ, chính xác. |
– Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy định
– Còn một số lỗi sai trong phiếu học tập |
– Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy đinh.
– Còn nhiều lỗi sai trong phiếu học tập. |
|
Hiệu quả hợp tác nhóm | – Các thành viên đều xác định công việc
– Phân công công việc rõ ràng, hợp lý. – Nhóm trưởng phát huy tốt vai trò lãnh đạo |
– Các thành viên đều xác định công việc
– Phân công công việc rõ ràng, hợp lý. – Nhóm trưởng phát huy chưa tốt vai trò lãnh đạo. |
– Các thành
viên trong nhóm không xác định được công việc – Phân công công việc không rõ ràng -Nhóm trưởng chưa thể hiện được vai trò của người lãnh đạo. |
Hoạt động 2 :Tìm hiểu các bậc phân loại sinh vật và cách gọi tên loài (45phút)
- Mục tiêu của hoạt động
KHTN1.1; KHTN2.2; TC-TH.1.1; TC-TH.4.1; GT-HT.1.5; GT-HT.2.4; CC.1.3; TT.1.3
- Tổ chức hoạt động
2.1. Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các bậc phân loại (20 phút)
– GV chiếu sơ đồ và thông tin cho HS về hệ thống phân loại sinh vật từ thấp đến cao
Loài à Chi (giống) à Họ à Bộ à Lớp à Ngành à Giới
– Gv đưa ra ví dụ về bậc phân loại các loài gấu bắc mỹ
– Thông qua hệ thống phân loại GV vừa thông tin, GV chia lớp làm 4 nhóm và yêu cầu thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 2 trong 6 phút.
– HS hoàn thành phiếu học tập số 2, các nhóm mang kết quả của mình lên trình bày trên bảng (Kết quả được trình bày trên giấy A1)
– Các nhóm nhận xét nhau, GV kết luận.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
- Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành bảng hệ thống phân loại giới thực vật
- Vẽ sơ đồ phân loại loài bầu bí.
- Hãy nêu nhận xét về hệ thống bậc phân loại các loài sinh vật.
2.2. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách gọi tên sinh vật (16 phút)
– GV chiếu hình ảnh, thông tin cho HS về cách gọi tên các loài sinh vật (tên phổ thông, tên khoa học, tên địa phương)
Ví dụ: Cá lóc đen ( tên phổ thông)
Channa striata (Bloch, 1793) (Tên khoa học)
Cá trầu, cá quả, cá chuối (Tên địa phương)
Tên giống: Channa
Tên loài: Striata
Tác giả: Bloch
Năm công bố: 1793
– Chiếu hình ảnh sơ đồ hệ thống phân loại gấu đen Châu Mỹ, yêu cầu HS dựa trên cách gọi tên GV vừa hướng dẫn để đọc tên phổ thông, tên khoa học, tên địa phương, tên giống, tên loài gấu đen Châu Mỹ.
Nội dung ghi bài
– Loài là bậc phân loại cơ bản gồm 1 nhóm cá thể sinh vật có đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối sinh ra thế hệ mới. – Hệ thống phân loại sinh vật từ thấp đến cao: Loài à Chi (giống) à Họ à Bộ à Lớp à Ngành à Giới – Bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các loài sinh vật càng ít. – Cách gọi tên sinh vật: + Tên phổ thông: Là cách gọi phổ biến của loài có trong danh lục tra cứu + Tên khoa học = Tên giống + Tên loài + (tên tác giả, năm công bố) + Tên địa phương: Là cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. |
2.3. Củng cố (7 phút)
Câu 1: Thế nào là phân loại thế giới sống? Kể tên các bậc phân loại?
Câu 2: Từ bậc phân loại của loài gấu đen Châu Mỹ, em hãy vẽ sơ đồ bậc phân loại loài gấu trúc.
2.4. Giao nhiệm vụ về nhà (2 phút)
- Học bài.
- Tra cứu tài liệu về bậc phân loại từ thấp đến cao của 1 loài sinh vật mà em yêu thích. Tìm tên khoa học của sinh vật đó.
- Đọc trước bài: ‘’Các giới sinh vật’’
- Đánh giá kết quả hoạt động
- Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập để đánh giá kết quả của nhóm và từng thành viên trong nhóm
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
||||
Báo cáo rõ ràng ,chính xác
– Mức 1: Lắng nghe – Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi – Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả |
||||
Kết quả làm bài tập điền vào chỗ trống
– Mức 1: Làm đúng được dưới 50% bài tập được giao – Mức 2: Làm đúng được dưới 80% bài tập được giao – Mức 3: Làm đúng 100% bài tập được giao |
Hoạt động 3: Tìm hiểu các giới sinh vật (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
KHTN1.2 ; TC-TH.1.1 ; TC-TH.4.1 ; GT-HT.1.5 ; GT-HT.2.4 ; CC.1.3 ; TT.1.3 ; TN.1.2
- Tổ chức hoạt động
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu 5 giới sinh vật và lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới. (19 phút)
– GV giới thiệu trò chơi: Nhóm nào nhanh hơn.
+ GV treo tranh 5 giới, và đặc điểm của 5 giới lộn xộn.
+ Nhóm nào ghép đúng đặc điểm của giới vào tranh phù hợp nhanh nhất sẽ thắng.
+ GV chia lớp thành 8 nhóm. Thông báo thời gian các nhóm làm việc (2’)
+ Nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ lên bảng ghép đặc điểm vào tên giới cho phù hợp.
+ Các nhóm khác nhận xét.
+ GV chốt ý.
– GV tiếp tục cho các nhóm thảo luận trong 3’
+ Mỗi nhóm sẽ liệt kê tên loài theo thứ tự 5 giới trong phiếu học tập.
+ Gv gọi lần lượt các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. Gọi nhóm khác nhận xét.
+ Gv chốt ý.
PHIẾU HỌC TẬP
- Hãy ghép các giới sinh vật vào đặc điểm tương ứng
Các Giới sinh vật
Giới…………………………… Giới…………………………… Giới…………………………… | ||
|
Đặc điểm:
- Gồm những sinh vật nhân thực, đa bào, sống dị dưỡng, có thể di chuyển, môi trường sống đa dạng.
- Gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.
- Gồm những sinh vật nhân sơ, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, môi trường sống đa dạng
- Gồm những sinh vật nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng, sống trong môi trường nước hoặc cơ thể sinh vật.
- Gồm những sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp, môi trường sống đa dạng, không có khả năng di chuyển.
- Cho hoàn thành bảng sau
Giới | Ví dụ |
Thực vật | |
Động vật | |
Nấm | |
Nguyên sinh | |
Khởi sinh |
Nội dung ghi bài
Theo Whittaker, 1969, thế giới sống được chia thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Động vật và Thực vật.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
Mức 1: Hoàn thành theo hướng dẫn của giáo viên.50%
Mức 2: Hoàn thành dưới 80% các yêu cầu
Mức 3: Hoàn thành nhanh và chính xác các yêu cầu
Các tiêu chí | Mức 1
(1.0đ) |
Mức 2
(1.5đ) |
Mức 3
(2.0đ) |
Chuẩn bị: đủ đồ dùng học tập, tài liệu nghiên cứu | |||
Trò chơi ghép hình: Đúng, đẹp, nhanh | |||
Hoàn thành bảng ở PHT: Nội dung đầy đủ, chính xác, trình bày sạch đẹp, đúng thời gian. | |||
Báo cáo: Trình bày trôi chảy, rõ ràng. | |||
Hoạt động nhóm: Tất cả các thành viên nhóm đều tham gia, đoàn kết. |
- Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thế giới sống đa dạng về số lượng loài và đa dạng về môi trường sống (19 phút)
- GV chiếu phim về sự đa dạng của thế giới sinh vật.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét về thế giới sinh vật.
- GV phổ biến trò chơi: “Xếp hình”: mỗi nhóm nhận 1 hình đã được cắt thành những mảnh nhỏ rời rạc không theo thứ tự. Các nhóm có 4 phút thảo luận: xếp hình, sau khi xếp hình xong thì gọi tên môi trường trong hình và nêu tên ít nhất 5 loài sinh vật sống trong môi trường đó.
- GVgọi lần lượt các nhóm lên trình bày và gọi nhóm khác nhận xét.
- GV chốt ý.
PHIẾU HỌC TẬP
Hoàn thành bảng sau:
Môi trường | Tên loài |
Nội dung ghi bài
Thế giới sống đa dạng về số lượng loài và môi trường sống. |
- Đánh giá kết quả hoạt động
– Câu hỏi trong phiếu học tập, thang đo.
Thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | Hoàn toàn không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | |||||
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động | |||||
Kết quả sản phẩm tốt |
- Củng cố (5 phút):
Câu 1: Có mấy giới sinh vật? Kể tên các giới sinh vật.
Câu 2: Em hãy sắp xếp các loài trong hình sau vào các giới cho phù hợp.
Câu 3: Theo em sinh vật ở nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?
Câu 4: Trong các hành động dưới đây, hành động nào con người nên làm để duy trì sự đa dạng và phong phú của sinh vật?
- Không phá hủy môi trường sống của động vật.
- Bảo vệ những loài sinh vật quý hiếm.
- Săn bắn động vật quý hiếm ở trong rừng.
- Khai thác rừng bừa bãi.
- Giao nhiệm vụ về nhà (2 phút)
- Học bài và đọc trước bài : Khóa lưỡng phân
Hoạt động 4 : Khóa lưỡng phân (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
KHTN1.1 ; KHTN2.2 ; KHTN2.3 ; TC-TH.1.1 ; TC-TH.4.1 ; GT-HT.1.5 ; GT-HT.2.4 ; CC.1.3 ; TT.1.3 ; TN.1.2
- Tổ chức hoạt động
- Nhiệm vụ 1- Tìm hiểu khái niệm khóa lưỡng phân. (15 phút)
- GV đưa hình ảnh của một số loài sinh vật gồm: Cây hoa sen, con mèo, con cá, con chim bồ câu. Yêu cầu HS bằng quan sát thực tế, dựa vào hình ảnh hãy thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập – 3 phút:
- Học sinh làm việc nhóm: hoàn thành phiếu học tập số1
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký.
- Giáo viên phát phiếu học tập và hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
- Nhóm nhanh nhất sẽ lên bảng hoàn thành bảng phụ với nội dung tương tự phiếu học tập.
- Các nhóm còn lại trao đổi phiếu học tập đã làm cho nhóm khác theo vòng tròn để các nhóm chấm bài lẫn nhau.
Phiếu học tập số 1:
Hãy điền vào chỗ trống trong sơ đồ khóa lưỡng phân sau:
- Sau khi học sinh các nhóm hoàn thành giáo viên dẫn dắt: Sơ đồ vừa hình thành được gọi là sơ đồ khóa lưỡng phân. Vậy khóa lưỡng phân là gì?
- Dựa vào hoạt động vừa thực hiện HS có thể nêu được khái niệm khóa lưỡng phân.
Nội dung ghi bài
Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành 2 nhóm. |
- Đánh giá kết quả hoạt động
GV đánh giá hoạt động học của học sinh theo các tiêu chí trong rubric
Tiêu chí đánh giá | Mức độ đánh giá | Điểm | ||
Mức độ 3 | Mức độ 2 | Mức độ 1 | ||
Tham gia hoạt động thảo luận nhóm | Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia | Đa số thành viên trong nhóm tham gia | Còn nhiều thành viên không tham gia | |
Đóng góp ý kiến | Tất cả các thành viên đều nêu ý kiến cá nhân tích cực sôi nổi | Đa số thành viên trong nhóm nêu ý kiến các nhân. | Một số ít thành viên trong nhóm nêu ý kiến cá nhân. | |
Hoàn thành nhiệm vụ | – Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy đinh.
– Nội dung phiếu học tập đầy đủ, chính xác. |
– Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy định
– Còn một số lỗi sai trong phiếu học tập |
– Hoàn thành phiếu học tập đúng thời gian quy đinh.
– Còn nhiều lỗi sai trong phiếu học tập. |
- Chuyên giao nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách xây dựng khóa lưỡng phân thông qua ví dụ. (20 phút)
Quan sát sơ đồ lưỡng phân hình dưới đây, em hãy cho biết cách để xây dựng khóa lưỡng phân như hình.
- GV đưa hình ảnh một số loài sinh vật quen thuộc: Con mèo, con bò, con cá, con chó.
- Yêu cầu HS quan sát hình và dựa vào quan sát thực tế thử lập sơ đồ khóa lưỡng phân
- Thảo luận nhóm trong vòng 4 phút. Sau đó các nhóm sẽ treo bảng nhóm lên bảng , cử đại diện lên trình bày sơ đồ khóa lưỡng phân của nhóm và nêu cách thực hiện.
- Mỗi nhóm có thể lập sơ đồ khóa lưỡng phân khác nhau tùy thuộc vào tiêu chí phân chia của mỗi nhóm. Ví dụ:
- Yêu cầu HS nêu được cách xây dựng khóa lưỡng phân
Nội dung ghi bài
Cách xây dựng khóa lưỡng phân: + Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập + Dựa vào đặc điểm đó phân chia chúng thành 2 nhóm. + Phân chia tới khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật. |
- Đánh giá kết quả hoạt động
GV thực hiện đánh giá hoạt động của học sinh thông qua bảng kiểm
PC-NL | Các tiêu chí | Có | Không |
Tìm hiểu tự nhiên | – Xác định được các bước để xây dựng khóa lưỡng phân.
– Lập được sơ đồ khóa lưỡng phân. |
||
NL giao tiếp-hợp tác | Phối hợp hiệu quả trong làm việc nhóm. | ||
Phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ | – Thực hiện phiếu học tập của nhóm.
– Giữ trật tự khi làm việc nhóm. |
- Củng cố (7 phút)
Câu 1: Quan sát hình và hoàn thiện bảng dưới đây để xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân:
Hoa sữa | Cây sấu |
Cỏ mần trâu | Rau má |
Dự kiến
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé: