Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Bài 46. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ TRUYỀN NĂNG LƯỢNG

  1. Mục tiêu
  •  Kiến thức: 
  • Nêu được mọi sự biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.
  • Trình bày được năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt
  •  Năng lực: 

2.1. Năng lực chung

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về năng lượng, mối liên hệ giữa năng lượng và lực, sự truyền năng lượng.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra, hiểu được rằng mọi sự biến đổi đều cần năng lượng, năng lượng càng mạnh thì lực càng mạnh, thời gian càng dài, sự truyền năng lượng có thể qua tác dụng lực hoặc truyền nhiệt.

         – Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ giữa năng lượng với các tình huống trong thực tế.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

  • Lấy được ví dụ chứng tỏ sự liên hệ giữa năng lượng và sự biến đổi
  • Nêu đơn sự liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.
  • Trình bày được một số hình thức truyền năng lượng từ vật này sang vật khác.
  • Xác định được tầm quan trọng năng lượng với sự vận động và phát triển, sự thay đổi.
  • Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản liên quan đến năng lượng.
  • Phẩm chất: 

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

  • Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về năng lượng.
  • Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về năng lượng, mối liên hệ giữa năng lượng và lực,sự truyền năng lượng.
  • Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm về năng lượng và tác dụng lực, về sự truyền năng lượng.
  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  • Hình ảnh năng lượng là nguyên nhân của sự thay đổi, về sự liên hệ giữa năng lượng và lực tác dụng, về sự truyền năng lượng.
  • Phiếu học tập “Lấy ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực” và “ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn”
  • Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập, vi deo về năng lượng và sự biến đổi, về năng lượng và tác dụng lực, về sự truyền năng lượng

III. Tiến trình dạy học 

Hoạt động 1. Đặt vấn đề (5 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động: Đưa ra các tình huống có vấn đề.
  2. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

GV chuẩn bị video về vấn đề năng lượng

– GV phát cho mỗi bạn một phiếu KWL

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Em đã biết được những gì về năng lượng

 + Em đã nghe năng lượng trong những trường hợp nào? 

 + Em muốn biết thêm những gì từ bài năng lượng này?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Hoàn thành phiếu KWL

  1. Sản phẩm học tập

 Câu trả lời của học sinh.

  1. Phương án đánh giá
Câu hỏi:
1. Hằng ngày để hoạt động thì cơ thể cần yếu tố gì?
2. Năng lượng được cung cấp từ đâu?
3.Năng lượng dùng trong những trường hợp nào?
4. Kể tên một số dạng năng lượng mà em biết?

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm năng lượng (85 phút)

  • Mục tiêu hoạt động: 

13.TC.1.1;      15.TT.1;        9.KHTN.1.3

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: Chuẩn bị một số tranh ảnh: người chuyển động và đồ dùng học tập: lò xo.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khái niệm năng lượng

– PP: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thảo luận nhóm, KT: động não

+ Tìm hiểu phần đọc hiểu trong SGK.

+ Trả lời câu hỏi: Trong hình trên có những năng lượng nào mà em đã biết?

– Trong khi phân tích các quá trình biến đổi trong tự nhiên GV luôn yêu cầu HS chỉ ra được các quá trình đó đều cần đến năng lượng để có thể rút ra kết luận khái quát là mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.

– CH: Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, của ánh sáng mặt trời thì con người không có sức khoẻ để hoạt động, đèn không sáng được, cây cối không sinh trưởng và phát triển được. (B)

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu mối liên hệ giữ năng lượng và tác dụng lực.

– Thông qua một số hình ảnh và hoạt động để HS nhận biết và lấy được ví dụ về mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.

GV tổ chức cho HS:

– Quan sát Hình 46.1 và trả lời câu hỏi của mục này.

GV yêu cầu HS:

– Thực hiện hoạt động đua xe đổ chơi theo nhóm và trả lời các câu hỏi của mục này.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  3
Câu hỏi Trả lời
1)  Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì phải làm thế nào?
2) Từ thí nghiệm trên hãy rút ra mối quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật

– Lấy thêm ví dụ vế mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực.

– Tìm hiểu SGK để nhận biết được đơn vị của năng lượng.

Bài tập vận dụng: SGK

Hoàn thành các câu sau đây bằng cách ghi vào vở (hay phiếu học tập) các từ thích hợp trong khung được đánh số thứ tự từ (1) đến (7). Ví dụ: (1) – Ánh sáng.

  1. a) Năng lượng  ____(1)____ của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất   được các loài thực vật hấp thụ để ___(2)___ và ___(3)_____
  2. b)  ____(4)____ dự trữ trong pin của điện thoại đi động giúp điện thoại ghi và phát ra âm thanh, hình ảnh.   ____(5)____ lưu trữ trong xăng, dầu cần cho hoạt động của ô tô và xe máy, máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông khác.
  3. c) Xăng, dầu và các chất đốt (than, gỗ, rác thải,  …) được gọi là nhiên liệu. Chúng giải phóng  ____(6)____ , tạo ra nhiệt và  _____(7)_____ khi bị đốt cháy.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Mỗi nhóm học sinh quan sát hoạt động đua xe, phân tích nội dung. 

– Hoàn thành phiếu học tập

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả:

+ Gió nhẹ (năng lượng nhỏ) làm chong chóng quay yếu; gió mạnh, lốc xoáy (năng lượng lớn) làm quay tuabin gió và phá huỷ nhiều công trình (tác dụng lực mạnh).

+ Khi gió nhẹ, gió mạnh, lốc xoáy còn kéo dài (năng lượng càng nhiều) thì chong chóng, tuabin gió còn quay, các công trình còn bị phá hủy (thời gian tác dụng còn kéo dài).

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  3
Câu hỏi Trả lời
1)  Muốn cho xe chuyển động nhanh hơn và xa hơn thì phải làm thế nào? Muốn cho xe chuyển động nhanh và lâu hơn thì cần phải thổi mạnh và dài hơi hơn
2) Từ thí nghiệm trên hãy rút ra mối quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật Từ thí nghiệm rút ra mối quan hệ giữa năng lượng truyền cho vật với độ lớn của lực tác dụng và thời gian lực tác dụng lên vật là: năng lượng càng lớn thì lực tác dụng càng mạnh; năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng lực càng kéo dài.

CH: a) (1) ánh sáng; (2) sống; (3) phát triển.

  1. b) (4) Năng lượng; (5) Năng lượng.
  2. c) (6) năng lượng; (7) ánh sáng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Tìm hiểu sự truyền năng lượng

– Thông qua các ví dụ cụ thể để HS nhận biết được hai cách truyền năng lượng.

– Giáo viên tổ chức để: Tìm hiểu 2 cách truyền năng lượng thông qua các ví dụ trong SGK.

Cách 1. Qua tác dụng lực như Hình 46.1 SGK.

Cách 2. Qua truyền nhiệt: Năng lượng từ bếp lửa truyền nhiệt cho nồi đun để nấu chín thức ăn. Nhiệt mà nổi đun nhận được càng nhiều, thức ăn càng nhanh chín.

 

GV chia lớp thành 6 nhóm:

– GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi viết trên phiếu học tập 1.

Tìm hiểu thêm ví dụ về sự truyền năng lượng trong thực tiễn.

Phiếu học tập 1 : Tìm hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
a.Đẩy xe hàng Khi đẩy xe hàng, xe hàng nhận được năng lượng từ đâu để chuyển động?

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

b. Phơi lúa Khi phơi lúa, lúa nhận được năng lượng từ đâu để có thể khô được?

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

 c. Rót nước vào cốc nước đá Đổ nước vào trong cốc có chứa nước đá thì trong cốc có sự truyền năng lượng như thế nào?

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

– GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi học sinh trình bày 1 nội dung trong phiếu, những học sinh khác bổ sung chỉnh sửa với HS trình bày trước.

Lưu ý khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao 

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập, báo cáo kết quả

– Dự kiến sản phẩm học tập

Phiếu học tập 1 : Tìm hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
Khi đẩy xe hàng, xe hàng nhận được năng lượng từ đâu để chuyển động? Năng lượng từ người đã chuyển sang xe hàng. Xe hàng đã nhận được năng lượng để chuyển động.
Khi phơi lúa, lúa nhận được năng lượng từ đâu để có thể khô được? Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ Mặt Trời.
Đổ nước vào trong cốc có chứa nước đá thì trong cốc có sự truyền năng lượng như thế nào? – Rót nước vào cốc có chứa nước đá thì năng lượng đã truyền từ nước sang nước đá.

– Như vậy ta thấy năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.

* Vận dụng: Em hãy kể tên các ứng dụng của hiện tượng năng lượng có thể chuyển từ vật này sang vật khác trong khoa học và cuộc sống.

 Dự kiến: Hiện nay, các thiết bị trao đổi nhiệt được ứng dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta như thiết bị sưởi, ấm tủ lạnh, điều hòa không khí,…

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

  • Mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần năng lượng.
  • Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực, truyền nhiệt.
  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá:

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS nếu được khái niệm năng lượng?
2. HS có chỉ ra được mối quan hệ giữa năng lượng và tác dụng lực?
3. HS trả lời được các câu hỏi giáo viên đặt ra
4. HS có hoàn thành được phiếu học tập?
5. HS có có lấy được ví dụ vế mối liên hệ giữa năng lượng và tác dụng lực không?
6. HS có kể tên các ứng dụng của hiện tượng năng lượng có thể chuyển từ vật này sang vật khác trong khoa học và cuộc sống không?
7. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
8. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *