Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 42: Biến dạng của lò xo

Hoạt động 6. Tìm hiểu về biến dạng của lò xo (20 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

13.KHTN.2.4       25.KHTN.3.1    30. TC 1.1    31.GTHT1.1     33.TT.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP:- Dạy học trực quan 

Kỹ thuật: khăn trải bàn

* Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Giáo viên khởi động theo đầu bài SGK

GV phân tích nhận biết biến dạng lò xo trong SGK

– Học sinh hoạt động nhóm đôi trong 5 phút tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 42 và trả lời các câu hỏi sau:

H1. Thế nào là biến dạng lò xo?

H2. Em hãy kể tên những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo mà em biết? 

H3. Trong thực tế lò xo thường được làm từ vật liệu gì? Nó được sử dụng trong dụng cụ, thiết bị , máy móc nào?

Dựa vào việc tìm ra các vật có tính chất biến dạng tương tự như lò xo trong số các vật không có tính chất đó để giúp các em nhận biết được biến dạng đàn hồi và phân biệt nó với biến dạng không đàn hồi.

Sau đó, hướng dẫn HS trả lời và thảo luận các câu hỏi 

 

Hoạt động 7. Làm thí nghiệm đặc điểm biến dạng lò xo

1 Mục tiêu hoạt động

13.KHTN.2.4       25.KHTN.3.1    30. TC 1.1    31.GTHT1.1     33.TT.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP: – Dạy học trực quan 

– Sử dụng thí nghiệm 

Kỹ thuật: động não, khăn trải bàn

* Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

–  Mỗi nhóm : 1 giá đỡ, 3 quả nặng loại 50 g, lò xo, thước đo chiều dài
– Phiếu học tập số

Sử dụng phương pháp: Dạy học trực quan, sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN.

Phát dụng cụ cho các nhóm HS. GV tổ chức cho HS thí nghiệm theo gợi ý nội dung 1 trong SGK, trả lời câu hỏi 2 và luyện tập.

– Thực hành theo nhóm, đo chiều dài của lò xo tương ứng khi treo 1 quả nặng, 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo và cho biết nhận xét về sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình làm thí nghiệm.

  1. Tiến hành thí nghiệm như mô tả bên và cho biết nhận xét về sự thay đổi chiều dài của lò xo trong quá trình làm thí nghiệm.

2. Hãy tính độ dãn của lò xo khi treo 1, 2, 3 quả nặng rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp theo mẫu bảng 39.1. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo với khối lượng vật treo?

– Thực hành theo nhóm, đo chiều dài của lò xo tương ứng khi treo 1 quả nặng, 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Tiến hành làm việc nhóm, đo được độ dài  của lò xo khi treo 1 quả nặng , 2 quả nặng, 3 quả nặng vào lò xo

+ HS thực hiện thí nghiệm xác định độ dãn của lò xo xo, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.

+ HS hoạt động nhóm theo bàn nêu dự đoán mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật nặng treo vào lò xo.

+ HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 2 bàn để tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán, ghi chép kết quả và trình bày kết quả của nhóm.

– Tính độ dãn của lò xo : l1 – lo

– Thảo luận nhận xét về mối quan hệ giữa độ dãn của lò xo và khối lượng của vật treo

Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về mối liên hệ giữa độ dãn của lò xo treo thẳng đứng với khối lượng của vật treo, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– GV nhận xét và chốt nội dung kiến thức: độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.

– GV chốt lại nội dung bài học.

Luyện tập

* Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo gắn một quả nặng có khối lượng 50 g. Khi quả nặng cân bằng thì lò xo có chiều dài 15 cm. Cho rằng độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo. Khi treo quả nặng có khối lượng 100 g vào lò xo thì chiều dài lò xo là bao nhiêu?

  1. Sản phẩm học tập:

Bảng báo cáo kết quả thực hành:

Bảng 39.1. Bảng kết quả

Số quả nặng 50 g móc vào lò xo Tổng khối lượng các quả nặng (g) Chiều dài của lò xo (cm) Độ biến dạng của lò xo (cm)
0 0 l0 = … 0
1 l1 = … l1 – l0 = …
2 l2 = … l2 – l0 = …
3 l3 = … l3 – l0 = …

Luyện tập

– Độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 50 g là: 15 – 12 = 3 cm.

– Do độ dãn của lò xo tỉ lệ thuận với khối lượng vật treo, mà khối lượng quả nặng sau nặng gấp đôi khối lượng quả nặng đầu nên độ dãn lò xo lúc sau cũng gấp đôi độ dãn lò xo lúc đầu.

– Vậy, độ dãn của lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100 g là: 2.3 = 6 cm.

– Suy ra, chiều dài lò xo khi treo quả nặng có khối lượng 100 g là: 12 + 6 = 18 cm.

  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không?
2. HS có biết đo chiều dài của lò xo bằng thước  không?
3. HS có đọc được chính xác chiều dài của lò xo  hay không?
4. HS có nhận xét  được độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.  
5.Hs có tính được độ dãn của lò xo không?
6. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
7. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cũng cả nhóm không?
8. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
9. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
10. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
11. HS có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm đo lực không?

Phương pháp đánh giá qua quan sát

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ- Giao tiếp và hợp tác Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
MỨC 1- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 2- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3- Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *