Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 43: Trọng lực, lực hấp dẫn

Hoạt động 8. Tìm hiểu về khối lượng, trọng lực và lực hút (45 phút)

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về lực hút của trái đất

–  GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm, chiếu clip nguồn gốc tìm ra lực hút của trái đất.

– GV cho HS quan sát hình 37.2 trong SGK và thảo luận câu hỏi 2 trong SGK.

– Cá nhân HS đưa ra dự đoán thư kí ghi lại sau đó thảo luận thống nhất đưa ra ý kiến chung của toàn nhóm.

  1. Tại sao khi rụng khỏi cành cây quả táo luôn rơi xuống mặt đất?

→ Khi rụng khỏi cành cây quả táo luôn rơi xuống mặt đất vì Trái Đất hút quả táo một lực.

2.Tìm thêm ví dụ về lực hút của Trái Đất.

3. Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?

 – Lục làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước. 

– Lực kéo chiếc thuyền chìm xuống khi bị nước tràn vào. 

– Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.

→ Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm về lực hút 

  1. Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Học sinh hoạt động nhóm để làm thí nghiệm để tìm hiểu sự tồn tại của lực hút của TĐ và hoàn thiện PHT số 1.

– Chia nhóm học sinh.

– Học sinh hoạt động thống nhất đáp án, ghi nội dung thống nhất ra giấy.

– Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh trình bày kết quả của nhóm, các nhóm khác bổ sung (nếu có).  

– Giáo viên đưa ra nhận xét và chốt nội dung chính của phần I.

– Học sinh thảo luận vào phiếu học tập:

 

Phiếu học tập số 1
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
1.Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có ……………………………………………………..

2. Một số ví dụ về lực hút của Trái Đất. ……………………………………………………………

3. Lực lực hút của Trái Đất là………………………………………………………………………..

4………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập. 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.

Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về trọng lượng (25 phút)

1 Mục tiêu hoạt động

21.KHTN.3.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1 32.TT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP: Dạy học trực quan, sử dụng thí nghiệm trong dạy học KHTN.

KT: Động não- công não

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Giá đỡ, quả nặng, lò xo, lực kế, viên phấn, cục gôm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

 – Thực hành theo nhóm, nhận xét về sự biến dạng của lò xo khi treo các quả nặng.

Số quả nặng Khối lượng Trọng lượng
1 50g
2 100g
3 150g
4 200g

– Tìm ra nguyên nhân của sự biến dạng này. Hoàn thành phiếu học tập 6

PHIẾU HỌC TẬP 6  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó? Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì?
Câu 2: Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao?
Câu 3: Tính trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Tiến hành làm việc nhóm, nhận xét về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng, và các quả nặng vào. 

– Đưa ra nguyên nhân của sự biến dạng là do lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả nặng.

– Lực do Trái Đất tác dụng lên quả nặng gọi là Trọng lực.

– Đọc giá trị trọng lực thông qua lực kế khi treo quả nặng vào.

– Quan sát chuyển động khi thả viên phấn, cục gôm.

– Tìm trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập. 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.

– Rút ra kết luận:

Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

  1. Sản phẩm học tập:

Bảng báo cáo kết quả thực hành:

Số quả nặng Khối lượng Trọng lượng
2 100g 1N
3 150g 1,5N
4 200g 2N

 

PHIẾU HỌC TẬP 6  (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em có nhận xét gì về sự biến dạng của lò xo khi treo quả nặng vào nó? Nguyên nhân của sự biến dạng này là gì? Khi treo quả nặng vào lò xo thì lò xo bị dãn ra. Nguyên nhân của sự biến dạng này là do quả nặng chịu tác dụng lực hút Trái Đất nên đã kéo lò xo làm lò xo dãn ra.
Câu 2: Khi thả viên phấn ở độ cao nào đó thì viên phấn sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao? – Viên phấn sẽ chuyển động rơi xuống đất vì bị Trái Đất tác dụng một lực hút.
Câu 3: Tính trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg. – Trọng lượng của bạn đó là 450 N.
  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Nội dung đánh giá Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
Lực hút 1. HS có trình bày được thế nào là lực hấp dẫn?
2. HS có lấy được ví dụ về các lực hút của Trái Đất không?
1. HS có hoàn thành được bài tập vận dụng không?
Tự chủ tự học 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
Giao tiếp và hợp tác 1. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?

 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Nội dung đánh giá Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
Thí nghiệm  1. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không?
2. HS có biết đo lực bằng lực kế lò xo không?
3. HS có đọc được chính xác độ lớn của lực hay không?
4. HS có chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng và giá trị lực kế đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.  
5. Thế nào là trọng lực thế nào là trọng lượng
6. HS có biết trọng lượng quả cân 100g là 1N không? Trọng lượng quả cân 1kg là 10N không?
Tính trọng lực 1. HS có tính được trọng lượng của bạn HS có khối lượng 45kg không?
Giao tiếp và hợp tác  1. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
2. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cũng cả nhóm không?
3. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
Tự chủ tự học 1. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
2. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?

 

Vậy, chiều dài của lò xo khi treo 2 quả cân vào là 10 + 4 = 14 cm.

  1. Phương án đánh giá: 

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có nhận biết được cấu tạo của lực kế không ?
2. HS có biết và nêu được các bước đo lực bằng lực kế không ?
3. HS có biết lắp ráp thí nghiệm không?
4. Trường hợp đo lực kéo vật, hs có kéo đều tay không ?
5. HS có chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng và giá trị lực kế đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.  
6. HS có đọc được chính xác kết quả đo lực bằng lực kế không ?
7. HS có trao đổi thảo luận thông tin với các bạn trong nhóm không?
8. HS có thực hiện các thí nghiệm đề ra cùng cả nhóm không?
9. HS có hớp tác với các bạn từ thí nghiệm rút ra kết luận không?
10. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
11. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
12. HS có báo cáo đúng kết quả thí nghiệm đo lực không?

 

Hoạt động 9. Phân biệt trọng lượng và khối lượng, tìm hiểu Lực hấp dẫn,

1 Mục tiêu hoạt động

  1. KHTN.1.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1

2.Tổ chức hoạt động 

PP:  – Dạy học hợp tác, làm việc theo nhóm;

– Dạy học giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.

KT: Khăn trải bàn, động não- công não, sơ đồ tư duy

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Hình ảnh, phiếu học tập, video clip

Khởi động

GV có thể đặt vấn đề : Chiếu Video làm cho hoạt động khởi động trở lên hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn. Tại sao khi thả một vật đang cầm trên tay thì vật đó rơi xuống?

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Hình ảnh, phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu khái niệm khối lượng

–  GV sử dụng dạy học hợp tác, hình thức làm việc nhóm.

– GV yêu cầu HS đọc phần đọc hiểu và trả lời cầu hỏi trong SGK

Trong các nội dung sau đây, nội dung nào phù hợp với khối lượng, với lực hút của Trái Đất, trọng lượng? 

  1. a) Có đơn vị đo là niutơn.
  2. b) Có đơn vị đo là kilôgam. 
  3. c) Có phương và chiều. 
  4. d) Đo bằng lực kế. 
  5. e) Đo bằng cân. 
  6. g) Không có phương và chiều.

: Của khối lượng: b, e, g; của trọng lượng: a, d, g; của lực hút của Trái Đất: a, c, d. 

–  GV chốt lại Trọng lượng và khối lượng của một vật tuy là hai đại lượng khác nhau, nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Trọng lượng là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật, còn khối lượng là số đo lượng chất của vật đó, khối lượng của vật càng lớn thì trọng lượng của vật càng lớn.

– GV hướng dẫn HS chốt lại công thức xác định trọng lượng của vật dựa vào khối lượng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu lực hấp dẫn

Không chỉ Trái Đất hút các vật mà mọi vật có khối lượng đều hút lẫn nhau. Lực hút này được gọi chung là lực hấp dẫn. Nhà bác học Niu-tơn phát hiện ra lực hấp dẫn chính là nhờ vào ý tưởng mà ông đã nảy sinh khi quan sát thấy quả táo rơi.

Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?

Dựa vào khái niệm lực hút của Trái Đất để hình thành khái niệm lực hấp dẫn.

GV Đưa bảng trọng lượng của vật ở các thiên thể khác, giới thiệu cho học sinh.

* Báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập. 

Dự kiến: Trái Đất hút quả táo thì quả táo cũng hút Trái Đất, lực này là lực hấp dẫn hoặc lực hút (không gọi là trọng lực).

Kết thức hoạt động 1, GV gợi ý cho HS rút ra kết luận

  • Lực hút của các vật có khối lượng gọi là lực hấp dẫn.
  • Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đấttác dụng lên vật. 
  • Khối lượng của vật là số đo lượng chất của vật.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *