Giáo án KHTN 6 CTST Bài 43: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

Hoạt động 1. Đặt vấn đề – Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của mặt trời (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1   11.TC.1.1 12.GTHT.1.1

2.Tổ chức hoạt động: 

– Dạy học theo nhóm;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK;

Đặt vấn đề

– GV nêu vấn đề để HS phát biểu ý kiến, tranh luận. 

– Có đúng là Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây?

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– GV chiếu clip giới thiệu về hệ mặt trời, vũ trụ

– Học sinh xem hình ảnh bầu trời và các ngôi sao, clip về mặt trời và vũ trụ.

https://www.youtube.com/watch?v=p1uH2FZxmyk 

https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog 

 

Hình 43.1
Hình 43.2. Mô phỏng chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

– Học sinh hoàn thành phiếu học tập 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em hãy mô tả sự”chuyển động”của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời?
Câu 2: Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiểu nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng?
Câu 3: Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động” như thế nào? Vì sao?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực hiện bài tập trên Phiếu học tập, sau đó tổng hợp ý kiến 

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Em hãy mô tả sự”chuyển động”của Mặt Trời hằng ngày trên bầu trời? Hằng ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông. Nó chuyển động trên bầu trời về hướng tây rồi lặn.
Câu 2: Quan sát hình 43.2, em hãy cho biết Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiểu nào và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm bao nhiêu phần diện tích mặt đất được chiếu sáng? Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông và mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm khoảng 50% diện tích mặt đất được chiếu sáng.
Câu 3: Người ở tại vị trí B (hình 43.2a) khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Sau đó, người tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động” như thế nào? Vì sao? Người ở tại vị trí B trong hình 43.2a khi ánh sáng mặt trời vừa chiếu tới sẽ quan sát thấy hiện tượng Mặt Trời mọc. Sau đó, người ở tại vị trí B sẽ tiếp tục thấy Mặt Trời “chuyển động”dần về hướng tây vì Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Luyện tập

Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì? Vì sao?

Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng Mặt Trời lặn vì tiếp đó ở vị trí này sẽ không được Mặt Trời chiếu sáng cho tới ngày hôm sau.

  1. Sản phẩm học tập 

– Sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của học sinh

4.Phương án đánh giá 

Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

 

Hoạt động 2. Thực hành quan sát tìm hiểu sự chuyển động tự quay xung quanh trục của Trái Đất và quanh Mặt trời. Hệ quả ngày và đêm (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

5.KHTN.2.1 11.TC.1.1 12.GTHT.1.1

2.Tổ chức hoạt động: 

PP: Gợi mở. Nêu và giải quyết vấn đề

KT: Khăn trải bàn, hình thức làm việc nhóm

* Chuẩn bị: quả địa cầu, bóng đèn, phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Thực hành quan sát mặt trời mọc và lặn

 GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận, thực hiện các nội dung trong SGK. Hoàn thành phiếu học tập số 2

HS thực hành thí nghiệm

Đặt quả địa cầu trên bàn;

Đặt bóng đèn điện trước quả địa cầu;

Cấp điện cho đèn sáng đồng thời tắt hết các bóng điện khác trong phòng.

– Giữ quả địa cầu tại một vị trí bất kì. Em hãy xác định các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ chiếu tới và các vị trí trên quả địa cầu mà ánh sáng sẽ khuất ngay khi quay tiếp quả địa cầu.

– Em hãy quay quả địa cầu để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu.

Để tại vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu sẽ có ánh sáng chiếu tới ngay khi ta quay tiếp quả địa cầu, ta phải quay quả địa cầu tới vị trí sao cho ánh sáng vừa mới chiếu tới vị trí của Việt Nam.

– Từ nội dung thảo luận 4 và 5, em hãy liên hệ tới hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất, Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn khi quan sát từ Trái Đất.

 

Hiện tượng Mặt Trời mọc và lặn trên Trái Đất dẫn đến có sự luân phiên ngày và đêm.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

HS thực hiện nhiệm học tập 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm?
Câu 2: Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái Đất đều không thề nhìn thấy Mặt Trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao?
Câu 3: Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Tại sao?
Câu 4: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

– GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

– Sản phẩm dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Giải thích hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất và nguyên nhân dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm? – Hiện tượng ngày, đêm luân phiên diễn ra trên Trái Đất là doTrái Đất được chiếu sáng bởi Mặt Trời và chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

– Mỗi thời điểm, ánh sáng mặt trời chiếu sáng khoảng 50% diện tích bề mặt của Trái Đất. Phần được chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được chiếu sáng sẽ là ban đêm. Vì Trái Đất tự quay quanh trục của nó nên vị trí phần sáng và tối trên bề mặtTrái Đất sẽ thay đổi dần.

Câu 2: Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái Đất đều không thề nhìn thấy Mặt Trời. Kết luận này đúng hay sai? Tại sao? Khi Mặt Trời lặn nghĩa là ở bất kì đâu trên Trái Đất đều không thể nhìn thấy Mặt Trời. Kết luận là sai vì mỗi thời điểm, ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Trái Đất sẽ làm khoảng 50% diện tích bề mặt Trái Đất được chiếu sáng.
Câu 3: Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Tại sao? Hằng ngày, người sinh sống ở Hà Nội sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước.Vì Hà Nội ở phía đông so với Điện Biên và Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục của nó theo chiều từ tây sang đông.
Câu 4: Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện điều gì? Thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24h. Khoảng thời gian đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục của nó được một vòng.
  1. Sản phẩm học tập 

– Sản phẩm phiếu học tập, câu trả lời của học sinh

Phương án đánh giá 

Phương pháp đánh giá  Rubric 2: 

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1-Chưa tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm. Chưa viết thành một báo cáo hoàn chỉnh.  
MỨC 2 Tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm. Viết thành một báo cáo nhưng chưa logic, cách trình bày chưa phù hợp.
MỨC 3- Tổng hợp, lựa chọn được ý kiến của các thành viên trong nhóm hợp lí, chính xác. Cấu trúc báo cáo logic, cách trình bày phù hợp.
Tiêu chí 2

Quá trình tham gia hoạt động của HS

MỨC 1- Ngồi quan sát các bạn làm.
MỨC 2- Có tham gia nhưng chưa tích cực.
MỨC 3 – Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực.
Dựa vào các bước đo của HS MỨC 1- Thao tác chưa chính xác, còn sai sót nhiều.
MỨC 2-Thao tác chưa chính xác một phần.
MỨC 3 – Thao tác hoàn toàn chính xác.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *