Giáo án KHTN 6 CTST Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

HOẠT ĐỘNG 3:  Tìm hiểu một số lĩnh vực khoa học tự nhiên (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

3.KHTN 1.2 8.KHTN3.1 10.TC.1.1 12.GQ.4 13 .PC.TT.1

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

Dụng cụ-hóa chất: Nước vôi trong, hạt đậu nảy mần, quả địa cầu, đèn pin

  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu sự hòa tan của các chất trong nước

GV sử dụng Phương pháp bàn tay nặn bột: Thực hành thí nghiệm – Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.

– Kĩ thuật: Khăn trải bàn,  trò chơi Đoán ô chữ.

Khởi động

GV đặt vấn đề dùng trò chơi Đoán ô chữ với từ khoá là các lĩnh vực của khoa học tự nhiên để hoạt động khởi động trở nên hấp dẫn.

Hình thành kiến thức mới

 GV sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột, hướng dẫn các nhóm HS thực hiện các thí nghiệm 1, GV minh họa kết quả thí nghiệm qua video chiếu trên slide 2, 3, 4 v

– Thí nghiệm 1: Tờ giấy sau khi được thả sẽ từ từ rơi.

– Thí nghiệm 2: Nước vôi đục dần và xuất hiện chất rắn màu trắng, không tan (kết tủa). Nếu tiếp tục sục khí carbon dioxide (CO2) đến dư thì kết tủa sẽ tan dần và dung dịch trở nên trong suốt.

– Thí nghiệm 3: Sau khi hấp thu nước, hạt đậu sẽ nảy mầm và phát triển thành cây hoàn chỉnh.

– Thí nghiệm 4: Một chu kì ngày và đêm kéo dài 24 giờ do Trái Đất quay xung quanh một trục. Nhờ vào Mặt Trời mà có ban ngày nhưng Mặt Trời chỉ có thể chiếu sáng được 1/2 bề mặtTrái Đất. Do đó, khi 1/2 bề mặt Trái Đất này là ban ngày thì 1/2 bề mặt Trái Đất còn lại là ban đêm và ngược lại.

GV gợi ý cho HS thảo luận nội dung 1 trong SGK.

  1. Em hãy dự đoán các thí nghiệm 1,2,3 và 4 thuộc lĩnh vực khoa học nào?
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4

Luyện tập

– GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, tổ chức hoạt động luyện tập cho HS.

Câu 1: Ứng dụng trong các hình từ 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Bảng hỏi)
Lĩnh vực Sinh học Hoá học Vật lí học Khoa học Trái Đất Thiên văn học
Hình 

 

– GV có thể hướng dẫn các nhóm HS kể thêm một số ứng dụng của khoa học tự nhiên trong cuộc sống mà các em được biết qua tìm hiểu thực tế, sau đó yêu cầu HS cho biết các ứng dụng đó liên quan đến lĩnh vực chủ yếu nào của khoa học tự nhiên. 

Thông qua hoạt động 1, GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để rút ra kết luận về các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên, bao gồm: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học.

  • Sản phẩm học tập 
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4
Vật lí học Hoá học Sinh học Thiên văn học

 

Phiếu học tập số 2:

+ Trồng rau thủy canh (Hình 2.3), chăn nuôi bò sữa (Hình 2.5): Sinh học.

+ Bón vôi khử chua cho đất (Hình 2.6): Hoá học.

+ Sử dụng pin năng lượng mặt trời tạo điện năng (Hình 2.7): Vật lí học.

+ Dự báo thời tiết (Hình 2.4): Khoa học Trái Đất.

+ Sử dụng kính thiên văn quan sát bầu trời (Hình 2.8): Thiên văn học.

Ví dụ:

+ Làm sữa chua: Hoá học, Sinh học;

+ Ghép, chiết cây: Sinh học;

+ Sản xuất phân bón: Hoá học, Sinh học;

+ Sản xuất điện thoại, ti vi: Vật lí.

Khoa học tự nhiên bao gồm một số lĩnh vực chính như:

Vật lí học nghiên cứu về vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi. Hoá học nghiên cứu về chất và sự biến đổi của chúng.

Sinh học hay sinh vật học nghiên cứu về các vật sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường.

Khoa học Trái Đất nghiên cứu về Trái Đất và bẩu khí quyển của nó.

Thiên văn học nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bẩu trời.

 

  • Phương án đánh giá 

Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

 

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

 

HOẠT ĐỘNG 4:  Phân biệt vật sống và vật không sống  (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

10.TC.1.1 12.GQ.4

  • Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: 

 GV hướng dẫn HS quan sát các hình từ 2.9 đến 2.12 trong SGK và gợi ý cho HS thảo luận nội dung 2.

Quan sát các hình từ 2.9 đến 2.12, em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau (sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản).

* Vật nào là vật sống, vật không sống trong các hình từ 2.9 đến 2.12?

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về vật sống và vật không sống 

GV yêu câu HS lây thêm ví dụ về vật sổng và vật không sống mà các em gặp trong thực tế.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập
  • GV nhận xét và tổng kết
  • Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh

– Con gà: được ấp nở từ quả trứng, khi trưởng thành được sử dụng để cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu có gà trống thụ tinh, gà mái sẽ tiếp tục đẻ trứng và ấp nở thành gà con theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống, …

– Cây cà chua: được trồng từ hạt cà chua, cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Khi cây cà chua ra quả, quả chín và cho hạt có thể được trồng trở lại thành cây cà chua theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống, …

– Đá sỏi: do tự nhiên tạo ra, không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản.

– Máy tính: do con người chế tạo ra để sử dụng trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và cuộc sống hằng ngày. Máỵ tính không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản.

– Vật sống: con gà, cây cà chua;

– Vật không sống: đá sỏi, máy tính.

Vật sống: Có sự trao đổi chất với môi trường bên trong và ngoài cơ thể; có khả năng sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

 Vật không sống: Không có sự trao đổi chất; không có khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

Luyện tập

Câu 1. Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây?

  1. Vật lí học. B. Hoá học và Sinh học.
  2. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người.

Câu 2. Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

  1. Hoá học. B. Vật lí. C. Thiên văn học. D. Sinh học.

Câu 3. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? 

  1. Vật lí. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Câu Tl
Câu 4. Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống?
Câu 5. Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên: 

a, Vật lý học     b, Hóa học      c, Sinh học    d, Khoa học TĐ    e, Thiên văn học 

Câu 6. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? 

A. Con ong          B. Vi khuẩn

C. Than củi         D. Cây cam

Câu 7. Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hóa học,…) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào? 
Câu 8. Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người.
  • Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

Câu 1 Câu 2 Câu 3
D D C

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
Câu 4. Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống? – Một chú robot là vật không sống. Tuy robot có thể cười, nói và hành động như một con người nhưng không có những biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản.
Câu 5. Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên: 

a, Vật lý học               

b, Hóa học           

c, Sinh học              

d, Khoa học Trái Đất    

e, Thiên văn học 

a, Vật lí học: Nhiệt kế bằng thủy ngân dùng để đo nhiệt độ.

b, Hóa học: Dùng bình cứu hỏa bột hóa hoc để chữa cháy.

c, Sinh học: Con gà đẻ trứng, quả trứng nở thành gà con.

d. Khoa học Trái đất: Dự báo thời tiết hàng ngày.

e. Thiên văn học: dùng kính thiên văn chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.

Câu 6. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? 

A. Con ong          B. Vi khuẩn

C. Than củi         D. Cây cam

D. Than củi
Câu 7. Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hóa học,…) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào?  – Khoa học vật chất  (vật lí, hóa học,…) nghiên cứu vật không sống

– Khoa học sự sống (sinh học) nghiên cứu vật sống.

Câu 8. Ngày nay, người ta đã sản xuất nhiều xe máy điện để phục vụ đời sống của con người.
  1. Phương án đánh giá 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
  Mức độ tham gia hoạt động nhóm

 – Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

  – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Tiếp thu, trao đổi ý kiến

– Mức 1: Chỉ nghe ý kiến

 – Mức 2: Có ý kiến

  – Mức 3: Có nhiều ý kiến và ý tưởng

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

 – Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

 – Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Kết quả làm bài tập thực tiễn

– Mức 1: Trả lời sơ xài, chưa đủ ý

 – Mức 2: Trả lời đủ

 – Mức 3: Trả lời đúng, đầy đủ, rõ ràng

  Kết quả làm bài tập 

 – Mức 1: Trả lời đúng dưới 4 câu 

– Mức 2: Trả lời đúng 4-7 câu

 – Mức 3: Trả lời đúng 8 câu, giải thích đúng  

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *