Giáo án KHTN 6 CTST Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu về nhiệt độ và thang nhiệt độ (90 phút)

  • Mục tiêu hoạt động
  1. KHTN.1.2          5.KHTN.1.2           6.KHTN.1.6           10.TC.1.1           11.GQ.1
  • Tổ chức hoạt động

– Dạy học hợp tác;

– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK;

– Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, kĩ thuật khăn trải bàn.

  • Chuẩn bị: 

 – GV chia lớp thành 4 nhóm

– Phiếu học tập, Hình ảnh minh hoạ.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế

– GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 1,2,3 trong SGK.

– GV đăt vấn đề tình huống thực tế:

TH1: Mẹ bạn Vinh sờ lên trán bán Vinh thấy hơi nóng. Có lẻ bạn Vinh bị sốt. Bạn Hùng sờ chán em Vinh thấy bình thường. Vậy để biết chính xác em Vinh có bị sốt hay không ta fai làm gì?

TH2: HS trải nghiệm thực tế, nhúng bàn tay trái vào bình nước ấm, bàn tay phải vào bình nước lạnh, rồi cùng nhúng hai tay vào bình nước nguội. 

Từ đó HS sẽ thấy cảm nhận sự nóng, lạnh bằng cảm giác chỉ mang tính tương đối. 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành cảm nhận nhiệt độ của các cốc nước Để biết chính xác nhiệt độ của vật thì cần sử dụng nhiệt kế.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Thực hiện thí nghiệm 1 như mô tả ở SGKvà cho biết cảm nhận của em về độ “nóng”, “lạnh” ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không. Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?
2. Để so sánh độ “nóng”,”lạnh” của các vật, người ta dùng đại lượng nào?
  • Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của các vật.
4. Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó.

 

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đến quan sát phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Báo cáo cảm nhận sau khi tiến hành thí nghiệm.

– Quan sát và tìm hiểu cấu tạo của nhiệt kế.

– Xác định GHĐ và ĐCNN của một số loại nhiệt kế.

– Hoàn thành phiếu học tập 

 

  • Dự kiến sản phẩm học tập HS
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Thực hiện thí nghiệm 1 như mô tả ở SGK và cho biết cảm nhận của em về độ “nóng”, “lạnh” ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không. Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì? Cảm nhận của các ngón tay về độ “nóng”, “lạnh” khi nhúng vào cốc 2 là khác nhau.
2. Để so sánh độ “nóng”,”lạnh” của các vật, người ta dùng đại lượng nào? Nhiệt độ.
  • Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của các vật.
Dùng tay cảm nhận nhiệt độ của bàn gỗ và ghế inox trong phòng.
4. Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó. Một số loại dụng cụ đo nhiệt độ: Nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế, nhiệt kế điện tử,…

 

Nhiệt kế Ưu thế Hạn chế
Nhiệt kế thủy ngân Rẻ tiền, chính xác, không phụ thuộc pin, đo ở nhiệt độ cao Thời gian đo lâu, khó đọc kết quả, nguy hiểm khi bị vỡ
Nhiệt kế rượu Ít nguy hiểm, ít độc hại, không phụ thuộc pin Đo ở nhiệt độ thấp, kém bền hơn vì rượu bay hơi nhanh
Nhiệt kế điện tử An toàn, thời gian đo nhanh, dễ đọc kết quả Đắt tiền, phụ thuộc pin, nguồn điện
  • Luyện tập

 

Phiếu học tập 6
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
– Dụng cụ được sử dụng để đo nhhiệt độ là ………………………………………………………………..

– Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng …………………………………………………………………..

– GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế y tế: …………………………………………………………………………..

– GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế rượu: …………………………………………………………………………

* Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở các hình 7.3, 7.4, 7.5.

– Hình 7.3: GHĐ là 42 °C; ĐCNN: 0,1 °C.

– Hình 7.4: GHĐ là 45 °C; ĐCNN: 0,1 °C.

– Hình 7.5: GHĐ là 50 °C; ĐCNN: 1 °C.

 

Phiếu học tập 6
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
– Dụng cụ được sử dụng để đo nhhiệt độ là : Nhiệt kế

– Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng  dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau

– GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế y tế: GHĐ là 42 °C; ĐCNN: 0,1 °C.

– GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế rượu:GHĐ là 50 °C; ĐCNN: 1 °C.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu về thang nhiệt độ Celsius

  • Chuẩn bị: Hình ảnh minh hoạ.
  • Nhiệm vụ: GV giới thiệu cho HS về thang nhiệt độ Celsius
  • Tổ chức dạy học: GV sử dụng phương pháp thuyết trình để giới thiệu về nhà vật lí Celsius và thang nhiệt độ Celsius.

Sau đó có thể hướng dẫn HS tìm hiểu thêm ở phần “Đọc thêm”.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Ước lượng nhiệt độ của vật và lựa chọn nhiệt kế phù hợp

* Nhiệm vụ: GV hướng dẫn để HS biết được sự cần thiết phải ước lượng nhiệt độ của vật cần đo từ đó lựa chọn loại nhiệt kế phù hợp.

* Tổ chức dạy học: GV chia 4-6 nhóm HS và hướng dẫn các nhóm trả lời câu 4/ SGK.

  1. Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– Quan sát hình ảnh minh hoạ.

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

* Dự kiến sản phẩm học tập HS

Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng nhiệt kế ở hình c). Vì GHĐ của nhiệt kế này là 140 °C.

Đo nhiệt độ của cơ thể ta có thể dùng nhiệt kế ở hình a) hoặc b) vì GHĐ của các loại nhiệt kế này phù hợp với nhiệt độ của cơ thể.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 5: Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế

* Chuẩn bị: 

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

– Một số loại nhiệt kế.

– Mỗi nhóm: 1 cốc nước lạnh, 1 cốc nước ấm.

– Phiếu học tập.

– Phiếu đánh giá hoạt động cá nhân. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.

* Nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS thực hành phép đo nhiệt độ hai cốc nước bằng nhiệt kế.

* Tổ chức dạy học: GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn  thực hành phép đo theo hướng dẫn trong SGK.

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Thông báo các tiêu chí đánh giá hoạt động 4 đến các nhóm.

– Hướng dẫn các bước tiến hành đo nhiệt độ của các cốc nước.

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Tiến hành đo nhiệt độ của 2 cốc nước theo các bước mà giáo viên đã hướng dẫn.

– Ghi chép kết quả đo được vào phiếu kết quả:

Bảng 7.1. Kết quả đo nhiệt độ

Đối tượng cần đo Nhiệt độ ước lượng

(oC)

Chọn dụng cụ đo nhiệt độ Kết quả đo (oC)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1:

t1

Lần 2:

t2

Lần 3:

t3

Cốc 1
Cốc 1

GV lưu ý HS kết quả đo 3 lần có thể không giống nhau do sai số phép đo, nên trong thực nghiệm người ta thường lấy kết quả trung bình cộng của 3 lần đo.

* HS báo cáo kết quả thực hiện nhiện vụ học tập:

– Đại diện các nhóm học sinh báo cáo lại kết quả đo được.

– Thực hiện phiếu học tập số 7:

Phiếu học tập 7
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Muốn đo nhiệt độ, ta cần tuân thủ theo các bước sau:

– Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.

– Bước 2: Chọn nhiệt kế có……………………và……………………phù hợp.

– Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế trước khi đo.

– Bước 4: Thực hiện phép đo…………………… của 2 cốc nước.

– Bước 5: …………………… và …………………… kết quả đo.

Vận dụng

  • Tại sao chỉ có nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước?

– Vì nước dãn nở vì nhiệt không đều (ở 0 °C thì đông lại; 100 °C thì sôi; 4 °C trở lên thì nở ra).

  • Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em.

– Nhiệt độ cơ thể chúng ta khoảng 37 °C, do đó có thể dùng các loại nhiệt kế như: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại.

– Với nhiệt kế thuỷ ngân: Cần vẫy nhẹ vạch đo xuống dưới mức tam giác màu đỏ trước khi đo; Giữ nhiệt kế ở nách, ép sát khuỷu tay vào ngực trong khoảng 4 đến 5 phút; Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

– Với nhiệt kế điện tử: Cần điều chỉnh nhiệt kế trước khi đo (bấm ON); Kẹp nhiệt kế tại nách hoặc miệng; Nhiệt độ sẽ được hiển thị và có tiếng báo khi xong.

– Với nhiệt kế hồng ngoại: Ấn nút O/I. Màn hình LCD được kích hoạt để hiển thị tất cả các phần trong khoảng 2 giây. Đặt đầu dò tại giữa trán không quá 5 cm, đảm bảo trán không ướt, không bị tóc che hoặc không đội mũ che 1 cm phía trên đuôi lông mày. Đọc và ghi kết quả thu được.

Phiếu học tập 7
Nhiệm vụ: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Muốn đo nhiệt độ, ta cần tuân thủ theo các bước sau:

– Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của vật cần đo.

– Bước 2: Chọn nhiệt kế có GHDGHDNN phù hợp.

– Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế trước khi đo.

– Bước 4: Thực hiện phép đo nhiệt độ của 2 cốc nước.

– Bước 5:Đọc và ghi kết quả đo.

  1. Sản phẩm học tập : 

– Bảng kết quả đo nhiệt độ.

–  Kết quả phiếu học tập và thực hành của học sinh

  1. Phương án đánh giá 

 Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động, hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm
Tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao
Kết quả sản phẩm tốt

 

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ.

– Mức 2: Học sinh nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ. Mô tả sơ lược cấu tạo của nhiệt kế.

– Mức 3: Học sinh nêu được tên của dụng cụ đo nhiệt độ. Mô tả sơ lược cấu tạo của nhiệt kế. Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số nhiệt kế. 

Kết quả  Thao tác thực hành 

– Mức 1: Thao tác thực hành còn sai sót

– Mức 2: Thao tác thực hành đúng dưới sự hướng dẫn của giáo viên

– Mức 3: Thao tác thực hành đúng, vận dụng thực hiện tốt

bn

HOẠT ĐỘNG 7: Ôn tập chương 1 (45 phút)

  1. Mục tiêu: 6.KHTN.2.4, 7.KHTN.2.2, 10.TC.1.1, 11.GTHT.1.4, 12.TT.1.
  2. Tổ chức hoạt động 

* Chuẩn bị:

– Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước : chuẩn bị bài tập, phiếu học tập

GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.

 

Một số dạng bài tập

Câu 1. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là 

  1. đềximét (dm).     B. mét (m).   C. centimét (cm). D.milimét (mm).

Câu 2. Giới hạn đo của một thước là

  1. chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
  2. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước.
  3. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước.
  4. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 3. Độ chia nhỏ nhất của thước là

  1. giá trị cuối cùng ghi trên thước. B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước.
  2. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 4. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

  1. tuẩn. B. ngày. c. giây. D. giờ.

Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?

  1. Không hiệu chỉnh đồng hó.           C. Đặt mắt nhìn lệch.
  2. Đọc kết quả chậm. D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Câu 6. Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế thường dùng?

  1. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. 
  2. Dãn nở vì nhiệt của chất khí.
  3. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ. 
  4. Hiện tượng nóng chảy của các chất.

Câu 7. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

  1. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam.

Câu 8. Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500 g, con số này có ý nghĩa gì?

  1. Khối lượng bánh trong hộp.
  2. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp.
  3. Sức nặng của hộp bánh.
  4. Thể tích của hộp bánh.

Câu 9. Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là 

  1. 1 g. B. 5 g. C. 10 g. D. 100 g.

Câu 10. Một hộp quả cân có các quả cân loại 2 g, 5 g, 10 g, 50 g, 200 g, 200 mg, 500 g, 500 mg.Để cân một vật có khối lượng 257,5 g thì có thể sử dụng các quả cân nào?

  1. 200 g, 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g. B. 2 g, 5 g, 50 g, 200 g, 500 mg.
  2. 2 g, 5 g, 10 g, 200 g, 500 g. D. 2 g, 5 g, 10 g, 200 mg, 500 mg

Câu 11. An nói rằng: “Khi mượn nhiệt kế ỵ tế của người khác cẩn phải nhúng nước sôi để sát trùng rồi hãy dùng.”. Nói như thế có đúng không?

Câu 12. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:

            Các loại thước đo

Vật cần đo

Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm Thước kẻ có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm Thước dài có GHĐ 3 m và ĐCNN 1 cm
Chiều dài bàn học ở lớp
Đường kính của miệng cốc
Chiều dài của lớp học

Câu 13. Bảng ghi tên nhiệt kế và thang đo của chúng:

Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ
Nhiệt kế Y tế Từ 35oC đến 42oC
Nhiệt kế  Rượu Từ -30oC đến 60oC
Nhiệt kế Thuỷ ngân Từ -10oC đến 110oC

Lựa chọn loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của:

  1. Cơ thể người: ………………………………………………………………
  2. Nước sôi: ……………………………………………………………………
  3. Không khí trong phòng: ……………………………………………………

* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi 

* HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Hoàn thành nhiệm vụ học tập

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

* Dự kiến sản phẩm học tập HS

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B A C C D A C A A B

Câu 11. Không đúng, nhiệt kế ỵ tế thường chỉ đo được nhiệt độ tối đa 42 °C, nếu nhúng vào nước sôi 100 °C nhiệt kế sẽ bị hư.

Câu 12. Lựa chọn thước đo phù hợp với việc đo chiều dài của các vật sau:

            Các loại thước đo

Vật cần đo

Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm Thước kẻ có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm Thước dài có GHĐ 3 m và ĐCNN 1 cm
Chiều dài bàn học ở lớp x x
Đường kính của miệng cốc x
Chiều dài của lớp học x

Câu 13.

    1. Cơ thể người: Nhiệt kế Y tế
    2. Nước sôi: Nhiệt kế Thuỷ ngân
  • Không khí trong phòng: Nhiệt kế  Rượu
  1. Sản phẩm học tập
  • Kết quả bài tập của học sinh
  1. Phương án đánh giá 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1:

Kết quả phiếu học tập

MỨC 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai
MỨC 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 
MỨC 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi
Tiêu chí 2

Giao tiếp và hợp tác

MỨC 1: Lắng nghe
MỨC 2: Có lắng nghe, phản hồi
MỨC 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *