Giáo án KHTN 6 CTST Bài 9: Oxygen

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (10 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

– Trình bày được những kiến thức về không khí và oxygen đã học ở cấp Tiểu học.

-Biết được các vấn đề cần khám phá trong bài học

– Kiến thức liên quan đến không khí, dưỡng khí, sự sống, sự cháy….mà HS đã được học ở cấp tiểu học qua môn tự nhiên – xã hội và môn Khoa học

  1. Tổ chức hoạt động 

Nhiệm vụ: GV cho HS quan sát  các hình sau  trong SGK và trả lời các câu hỏi sau

– Giao nhiệm vụ cho học sinh sưu tầm các hình ảnh minh chứng về vai trò của không khí với sự sống (động vật, thực vật, con người)

Hình 1: Oxi có trong không khí Hình 2: Oxi có trong nước Hình 3: Oxi có trong đất
Kết luận 1: Động thực vật cần có oxygen để hô hấp. Các loại động vật, thực vật và con người hô hấp bình thường nhờ có oxygen; cá và nhiều loài rong rêu hô hấp bình thường trong nước; nhiều loài giun, để hô hấp được trong đất xốp.

Yêu cầu HS hoạt động nhóm đưa hình ảnh sưu tầm của mình về sự đốt nhiên liệu, sự cháy, sự hô hấp và trả lời câu hỏi: Trình bày  sự hiểu biết của em về vai trò của khí oxi?

– Đại diện của từng nhóm đưa hình ảnh minh họa sưu tầm được: 

 

Hình 1: Oxy duy trì sự sống của con người,động vật và thực vật
Hình 2: Hình ảnh nhiệt điện Phả lại II đốt than sản xuất điện Hình 3: Oxy duy trì cháy Hình 4: Hàn hơi

– Các nhóm nhận xét và đánh giá của kết quả nhóm khác.

 

– GV nhận xét kết quả của các nhóm.

– GV và HS đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập .

– GV đánh giá sự chuẩn bị của nhóm Học sinh.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 
  • HS thực hiện bài tập theo cá nhân, ghi nhận đáp án thống nhất của nhóm 
  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

GV nhận xét kết quả thảo luận làm việc của các nhóm 

  1. Sản phẩm học tập 

– Câu trả lời của HS.

Oxygen là chất khí có trong không khí, oxygen có vai trò quan trọng với sự sống (sự hô hấp của sinh vật như động vật, thực vật và con người), sự cháy (đốt nhiên liệu)

– Tranh ảnh, video clip sưu tầm.

  • Phương án đánh giá 

Thang dạng thang số

Hãy tích vào ô trống chỉ mức độ diễn đạt ngôn ngữ của HS trong quá trình thuyết trình 

(trong đó 1- ; 2-hiếm khi; 3-thỉnh thoảng; 4-thường xuyên; 5- luôn luôn)

Nội dung Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
Diễn đạt trôi chảy, phát âm rõ ràng

Thang dạng đồ thị

Thang đo mức độ HS tham gia hoạt động nhóm

HS tham gia vào các hoạt động chung của lớp thế nào?

 

HOẠT ĐỘNG 2: Khám phá dưỡng khí (30 phút)

  • Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1.                     2.KHTN1.2               8.TC.1.1             9.TT.1.

  1. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4-6 nhóm;  chuẩn bị máy tính, máy chiếu, mạng internet.

  • Chuẩn bị video clip “Xác định thành phần của không khí”

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tính chất vật lí của khí oxygen

  • Chuẩn bị:  GV chia lớp thành 4-6 nhóm; chuẩn bị máy tính, máy chiếu, mạng internet.
  • GV sử dụng PP, KT: Động não-Công não, đàm thoại, khăn trải bàn, chia nhóm..
  • Nhiệm vụ: 

+ GV cho HS quan sát lọ đựng khí oxi và thông tin, thí nghiệm trên internet 

+ Hoàn thành phiếu học tập (KTDH: khăn trải bàn)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
Câu 1: Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?
Câu 2:   Khả năng tan trong nước?
Câu 3: Nhiệt độ hóa lỏng?
Câu 4: Tại sao trong nước thực vật và động vật như cá, tôm… sống được trong nước? Hỉện tượng thực tế nào chứng tỏ oxygen ít tan trong nước?

– Các nhóm hoàn thành phiếu.

– Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung.

  •  Dự kiến sản phẩm học tập HS
  • Kết quả của PHT 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (BẢNG HỎI)
Câu hỏi Trả lời
+ Cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của khí oxi?

+  Khả năng tan trong nước?

+  Nhiệt độ hóa lỏng?

+ Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

+ Ít tan trong nước.

+ Hóa lỏng ở -183οC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.

Khí oxygen có tan trong nước nên các sinh vật trong nước mới sống được. Hiện tượng: Sục khí oxi vô bể cá..

 

Kết luận 3: Khí oxygen là:

+ Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

+ Ít tan trong nước.

+ Hóa lỏng ở -183οC, oxi lỏng có màu xanh nhạt.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập  2:  Vai trò quan trọng của oxygen

  • Chuẩn bị: 

+  GV chia lớp thành 4-6 nhóm; chuẩn bị máy tính, máy chiếu, mạng internet.

 + HS chuẩn bị giấy A3, màu, các dụng cụ cần thiết

Mỗi nhóm HS có 1 bộ dung cụ và hóa chất và 1 phiếu học tập 

STT Dụng cụ – Hóa chất Số lượng
1 bình tam giác chứa khí oxygen 1
2 Que đóm 1
3 đèn cồn 1
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– GV sử dụng PP, KT công não-động não; chia nhóm.

Yêu cầu HS hoạt động nhóm đưa hình ảnh sưu tầm của mình về sự đốt nhiên liệu, sự cháy, sự hô hấp và trả lời câu hỏi: Trình bày  sự hiểu biết của em về vai trò của khí oxi?

Đại diện của từng nhóm đưa hình ảnh minh họa sưu tầm được: 

 Tìm hiểu vai trò của oxygen với sự sống

Nhiệm vụ: HS hiểu được tầm quan trọng của khí oxygen với sự sống.

+ GV cho HS quan sát  các hình sau  trong SGK và trả lời các câu hỏi sau

  • Con người có thể ngừng hô hấp được không?
  • Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở. 
  • Bình khí nén là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình khí nén?

Tìm hiểu vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu

Nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp dạy học thí nghiệm, hướng dẫn HS hiểu được oxygen là chất khí duy trì sự cháy.

Thí nghiệm: Oxygen duy trì sự cháy

Đưa que đóm có tàn đỏ vào bình có oxygen. Quan sát hiện tượng và giải thích.

  1. Tiến hành thí nghiệm như hình 11.4 và giải thích hiện tượng quan sát được.
  • Gia đình em dùng nhiên liệu gì để đun nấu hằng ngày? Nguyện liệu đó có cần khí oxygen để đốt cháy không?

GV nên nêu bật tầm quan trọng của sự cháy. Ngoài ra cũng có thể gợi ý để HS thảo luận vế tác hại của nó, liên hệ với những thảm hoạ như hoả hoạn, cháy rừng, nổ,…

HS có thể kể rất nhiều ứng dụng khác nhau. GV sẽ chốt lại ở các vai trò quan trọng nhất: oxygen cần cho hô hấp của động vật, thực vật (sự sống) và cần cho sự cháy (để thắp sáng hoặc lấy nhiệt sưởi ấm, nấu ăn,…).

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập 

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đến quan sát phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận: 

Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả và 1 HS ghi vào bảng tổng hợp lớn 

  •  Dự kiến sản phẩm học tập HS

– Trả lời câu hỏi

  •  Con người có thể ngừng hoạt động hô hấp không? Vì sao?

Không, vì cơ thể người cần có oxygen để duy trì mọi hoạt động của tế bào.

  • Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở. 

Khí oxygen trong bình khí sẽ có tác dụng hỗ trợ cho những bệnh nhân mắc các triệu chứng như suy hô hấp, ngạt thở, bệnh tim, chứng rối loạn thở. Ngoài ra, trong y tế, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thở oxygen khi ngộ độc carbon monoxide, đặc biệt khi cần gây mê bệnh nhân để thực hiện phẫu thuật. 

  • Bình khí nén là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình khí nén? 

Để cung cấp oxygen cho thợ lặn hô hấp trong môi trường thiếu không khí

  • Tiến hành thí nghiệm như hình 9.4 và giải thích hiện tượng quan sát được.

Tàn đóm cháy bùng lên do trong ống nghiệm giàu oxygen. Đến khi hết oxygen trong ống nghiệm, que đóm bị tắt.

  1. Than tổ ong, củi, gas,… những nhiên liệu này cần phải cung cấp oxygen (không khí) mới cháy được. Nếu dùng bếp điện hoặc bếp từ thì không cần cung cấp oxygen.
  1. Sản phẩm học tập 

– Kết quả phiếu học tập

– Đáp án câu hỏi

  1. Phương án đánh giá 

 Gv quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả sản phẩm tốt

 

Từ việc thảo luận các nội dung trên, GV gợi ý HS rút ra kết luận “oxygen duy trì sự sống và sự cháy”. GV cần gợi ý thêm cho HS tìm hiểu khái niệm “sự cháy” theo chú ý trong SGK.

Luyện tập

* Em hãy lấy ví dụ chứng tỏ oxygen duy trì sự sống và sự cháy.

– GV có thể giới thiệu qua hình ảnh:

     

Công nhân làm việc trong các đường hầm phải đeo bình dưỡng khí 

(chứa oxygen)

        Nến cháy được là do trong không khí có oxygen

 

Kết luận 3:

Vai trò quan trọng của khí oxygen: 

+ Duy trì sự sống: cung cấp oxi cho hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.

+Duy trì sự cháy: cung cấp oxi cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.

– GV chốt lại kiến thức: 

Tính chất vật lí của khí oxygen: là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí; nhiệt độ hóa lỏng -1830, khi hóa lỏng oxi có màu xanh nhạt.

Vai trò quan trọng của khí oxygen: 

+ Duy trì sự sống: cung cấp oxi cho hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.

+ Duy trì sự cháy: cung cấp oxi cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *