Giáo án KHTN 6 CTST Bài 27: Nguyên sinh vật

Hoạt động 1 :Tìm hiểu sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống. (45phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động

1.KHTN.1.1         3.KHTN.1.1          4.KHTN.2.5       8.GQ-ST5.1

  1. Tổ chức hoạt động

2.1. Khởi động

Ở bài 21, em đã  quan sát được sinh vật nào trong nước ao, hồ? Những sinh vật đó có đặc điểm gì? Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống?

Hình thành kiến thức mới

* Chuẩn bị:

Giáo viên: Tranh, video về một số loại trùng

* Phương pháp: trò chơi mảnh ghép kết hợp kĩ thuật hỏi – đáp, hoạt động cá nhân, theo nhóm

2.1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu hình dạng và đặc điểm cấu tạo của nguyên sinh vật

GV hướng dẫn HS chơi trò Mảnh ghép hoàn hảo để nhận diện được một số nguyên sinh vật và môi trường sống của chúng. GV chiếu các hình ảnh và tên nguyên sinh vật cho học sinh ghép

 

HS thảo luận một số câu hỏi thảo luận trong SGK.

PHIẾU HỌC TẬP 1 Bảng hỏi
1. Quan sát hình 27.1, em có nhận xét gì về hình dạng của nguyên sinh vật.
2. Dựa trên hình dạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, em hãy xác định tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở Bài 21.
3. Nguyên sinh vật thường sống ở những môi trường nào? Lấy ví dụ.
4. Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật bằng cách gọi tên các thành phần cấu tạo được đánh số từ (1) đến (4) trong hình 27.2.Từ đó, nhận xét về tổ chức cơ thể (đơn bào/đa bào) của nguyên sinh vật.

2.2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

2.3.  Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Hs báo cáo, nhận xét hình dạng, kích thước, cấu tạo của 3 loại vi rut.

– Dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP 1 (Bảng hỏi)
1. Quan sát hình 27.1, em có nhận xét gì về hình dạng của nguyên sinh vật. Nguyên sinh vật không có hình dạng cố định, chúng có nhiều kiểu hình dạng khác nhau như: hình cầu, hình giày, hình thoi,…
2. Dựa trên hình dạng của các nguyên sinh vật trong hình 27.1, em hãy xác định tên của các sinh vật quan sát được trong nước ao, hồ ở Bài 21. Trùng roi, trùng giày, tảo.

 

3. Nguyên sinh vật thường sống ở những môi trường nào? Lấy ví dụ. Đa số nguyên sinh vật sống trong môi trường nước: trùng giày, trùng biến hình, tảo lục, tảo silic; một số loài sống kí sinh trên sinh vật khác như trùng roi.
4. Nêu đặc điểm cấu tạo nguyên sinh vật bằng cách gọi tên các thành phần cấu tạo được đánh số từ (1) đến (4) trong hình 27.2.Từ đó, nhận xét về tổ chức cơ thể (đơn bào/đa bào) của nguyên sinh vật. (1) Màng tế bào, (2) Chất tế bào, (3) Nhân, (4) Lục lạp.

Đa số nguyên sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào.

 

Luyện tập

* Quan sát cấu tạo của một số đại diện nguyên sinh vật trong hình 27.2, em hãy cho biết những nguyên sinh vật nào có khả năng quang hợp? Giải thích.

-Tảo lục có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ vì tế bào chứa lục lạp.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

 

Nội dung ghi bài

Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số nguyên sinh vật có khả năng quang hợp như tảo lục, trùng roi,…

Nguyên sinh vật đa dạng về hình dạng ( hình cầu, hình thoi, hình giày,…), một số có hình dạng không ổn định ( trùng biến hình).

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

Rubric đánh giá sản phẩm của các nhóm.

 

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Dựa vào hình thái nhận biết được một số đại diện nguyên sinh vật trong tự nhiên (3 điểm) Nhận biết được 1-2 đại diện nguyên sinh Nhận biết được 3-5 đại diện nguyên sinh Nhận biết được 6 đại diện nguyên sinh
Dựa vào Phiếu học tập (5 điểm) Hoàn thành đúng dưới 50% bài tập phiếu học tập Hoàn thành đúng dưới 80% bài tập phiếu học tập Hoàn thành đúng dưới 90% -100%  bài tập phiếu học tập
Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm(3 điểm) Chưa tích cực Còn lơ là , mất trật tự Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo

 

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. (45phút)

  1. Mục tiêu của hoạt động

2.KHTN.1.2   4.KHTN.2.5   5.KHTN.3.1    6.TC-TH1    7.GT-HT1.5

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

Giáo viên: Tranh, video về một số bệnh sốt rét, bệnh kiệt lị và một số biện pháp phòng chống bệnh

* Phương pháp: Dạy học dự án, dạy học trực quan kết hợp kĩ thuật hỏi – đáp, hoạt động cá nhân, theo nhóm

2.1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giao nhiệm vụ từ tiết trước, yêu cầu học sinh chia làm 4 nhóm chuẩn bị tìm hiểu các loại dụng sau:

 

Nhóm 1 Câu 1: Em hãy tìm hiểu nguyên nhân về bệnh Bệnh sốt rét, Bệnh kiết lị do nguyên sinh vật gây ra?
Nhóm 2,3 Câu 2: Tìm hiểu biểu hiện, cách phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
Nhóm 4 Câu 3: Em hãy nêu một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

2.2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp .

– HS nhận xét phản hồi

2.3.  Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Hs báo cáo, nhận xét hình dạng, kích thước, cấu tạo của 3 loại vi rut.

– Dự kiến

Tên bệnh Nguyên nhân Biểu hiện
Bệnh sốt rét Trùng sốt rét Sốt cao, rét run, mêt mỏi, nôn mửa.
Bệnh kiết lị Trùng kiết lị Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt.

Một số biện pháp phòng chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.

Ngủ màn; chỉ sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh; diệt ruổi, muỗi, côn trùng, bọ gậy; vệ sinh cá nhân sạch sẽ; vệ sinh môi trường sống và nơi công cộng; tuyên truyền trong cộng đồng ý thức vệ sinh môi trường;…

 

Luyện tập

– Diệt ruồi, muỗi có phải là biện pháp duy nhất phòng chống bệnh sốt rét không? Vì sao?

– Ngoài diệt muỗi, khi ngủ phải mắc màn, giữgìn môi trường sống sạch sẽ,…

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý trong SGK.

Nội dung ghi bài

Nguyên sinh vật là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở người và động vật.

Một số biện pháp phòng chống các bệnh do nguyên sinh vật gây nên:

– Tiêu diệt côn trùng trung gian gây bệnh: muỗi, bọ gậy,…

– Vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; bảo quản thức ăn đúng cách.

– Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Vận dụng

– Tại sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống, rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng?

→ Nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống, rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng nhằm tiêu diệt các loại nguyên sinh vật và vi khuẩn gây bệnh.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

Rubric đánh giá sản phẩm của các nhóm.

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Dựa vào Phiếu học tập (7 điểm) Hoàn thành đúng dưới 50% bài tập phiếu học tập Hoàn thành đúng dưới 80% bài tập phiếu học tập Hoàn thành đúng dưới 90% -100%  bài tập phiếu học tập
Tham gia hoạt động thảo luận nhóm

(3 điểm)

Tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia Đa số thành viên trong nhóm tham gia Còn nhiều thành viên không tham gia
  1. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP.
  2. Đáp án C.
  3. (1) tế bào, (2) phân bố, (3) sinh vật, (4) Nguyên sinh, (5) nhân thực, (6) dị dưỡng, (7) đơn bào, (8) đa bào, (9) tự dưỡng.

3. Trùng kiết lị → thức ăn → cơ quan tiêu hoá ởcơ thể người và gây bệnh.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *