Hoạt động 4: Các đặc trưng của lực (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
9.KHTN.2.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1.4 36.CC.1
- Tổ chức hoạt động
PP: Dạy học trực quan, thực hành thí nghiệm
KT: Động não – công não
* Chuẩn bị:
– GV Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký.
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Về độ lớn của lực, có thể:
Yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện các câu hỏi 1, 2, 3, ghi ý kiến vào vở. Hướng dẫn HS nhận xét vế một số ý kiến.
PHIẾU HỌC TẬP DẠNG BẢNG HỎI | |
|
|
|
- Về đơn vị và dụng cụ đo lực:
– Yêu cầu HS mô tả lực kế lò xo, nêu ĐCNN và GHĐ của lực kế.
– GV giới thiệu cẩn thận cách sử dụng và bảo quản lực kế.
– Hướng dẫn HS làm việc theo nhóm thực hiện các hoạt động ở mục I.
– GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
- Về phương và chiều của lực:
– GV đưa ra các yếu tố của lực: Lực không những có độ lớn mà còn có phương, chiều của nó nữa.
– Một đại lượng mà có độ lớn, có phương, chiều
– GV đưa ra ví dụ: Hãy mô tả bằng lời phương và chiều cùa các lực trong Hình 41.4.
HS vận dụng xác định phượng và chiều của hình 41.2
Vận dụng cho học sinh đọc SGK để trả lời các câu hỏi a, b, c của Hình 41.5. Ghi câu trả lời vào vở.
Hãy mô tả bằng lời phương và chiều cùa các lực trong Hình 41.5.
Dự kiến sản pẩm học tập
CH
- Lực mạnh nhất: a; lực yếu nhất: c.
Sắp xếp: c, d, b, a. (H)
- Hình 41.2a: Độ lớn bằng nhau; Hình 41.2b: độ lớn của đội xanh lớn hơn. (VD2)
- HS tự tìm ví dụ.
HĐ: HS tự thực hiện.
CH:
- a) Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.
- b) Phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái.
- c) Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. (Đúng cả 3 câu: VD2; đúng dưới 3 câu: VD1)
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách biểu diễn lực (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
9.KHTN.2.1 30.TC.1.1 31.GTHT.1.4 36.CC.1
- Tổ chức hoạt động
PP: Dạy học trực quan, thực hành thí nghiệm
KT: Động não – công não
* Chuẩn bị:
– GV Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư ký.
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– Các nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu về kết quả tác dụng của lực đối với vật.
– GV đưa ra các yếu tố của lực: Lực không những có độ lớn mà còn có phương, chiều của nó nữa.
– Một đại lượng mà có độ lớn, có phương, chiều thì là 1 đại lượng véc tơ. Do đó lực là đại lượng véc tơ.
– GV đưa ra ví dụ: Trong các đại lượng: vận tốc, khối lượng, trọng lượng, khối lượng riêng. Đại lượng nào là đại lượng véc tơ? Vì sao?
– Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn như thế nào?
– GV giới thiệu và hướng dẫn HS cách biểu diễn lực:
* Để biểu diễn véc tơ lực người ta dùng mũi tên, có:
– Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (gọi là điểm đặt)
– Phương, chiều của véc tơ là phương, chiều của lực.
– Độ dài véc tơ biểu diễn độ lớn của lực theo 1 tỉ xích cho trước.
* Véc tơ lực được ký hiệu bằng chữ F có dấu mũi tên trên đầu (F)
- GV lấy ví dụ mịnh hoạ.
- Gọi HS lên bảng chỉ ra các yếu tố của lực
- GV nhận xét và đưa ra kết luận
- a) Cách biểu diễn:
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực tác dụng.
– Độ dài mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo tỉ xích.
- b) Kí hiệu của véc tơ lực là:
- Độ lớn (cường độ) của lực được kí hiệu chữ F không có dấu mũi tên (F)
- Ví dụ:
* Hình vẽ cho biết:
|
Luyện tập
- Hãy nêu các đặc trưng của các lực trong Hình 41.7a, b, c. Hình vẽ trong mặt phẳng đứng theo tỉ xích 1 cm ứng với 1 N.
- Hãy vẽ các mũi tên biểu diễn các lực ở Hình 2.8 biết:
- Lực của nam châm tác dụng lên kẹp giấy (0,5 N).
- Lực của lực sĩ tác dụng lên quả tạ (50 N).
- Lực của dây cao su tác dụng lên viên đạn đất (mỗi dây 6 N).
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Các nhóm thực hiện thí nghiệm tìm hiểu kết quả tác dụng của lực đối với vật. Nêu nhận xét.
– Cá nhân HS quan sát hướng dẫn của GV.
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thào luận, hoàn thành nhiệm vụ học tập
– GV chốt kiến thức
– Dự kiến sản phẩm của học sinh:
F
Bài 1: |
1 cm ứng với 500 N |
Bài 2:
: 1 cm ứng với 1 N | : 1 cm ứng với 100 N |
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo SGK.
Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác. Lực được kí hiệu bằng chữ F (Force). Mỗi lực có độ lớn và hướng xác định. Biểu diễn lực trên hình vẽ bằng một mũi tên. |
Vận dụng
Câu 1. Nêu hai ví dụ về vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật kia.
Câu 2. Khi một vận động viên bắt đầu đẩy quả tạ, vận động viên đã tác dụng vào quả tạ một
- lực đẩy. B. lực nén C. lực kéo. D. lực uốn.
Câu 3. Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 100 N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ (tỉ xích 1 cm ứng với 50 N).
- Sản phẩm học tập
Câu trả lời của HS.
Bài tập vận dụng:
- Nêu hai ví dụ về vật này tác dụng đẩy hay kéo lên vật khác:
– Em bé đẩy cửa một lực; người nông dân kéo gàu nước lên miệng giếng;…
– Khi kéo cờ, lực kéo từ tay HS làm cho dây và cờ chuyển động.
- Đáp án A.
F
3 |
1 cm ứng với 50 N |
- Phương án đánh giá:
Phương pháp đánh giá qua quan sát và đánh giá qua công cụ là hồ sơ học tập là bài thuyết trình nhóm
Công cụ đánh giá bảng Rubric với ba tiêu chí và 3 mức độ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 | |
Tiêu chí 1
– Dựa vào sản phẩm là phiếu học tập và bản ghi chép cá nhân để đánh giá |
MỨC 1- Có đưa ra được nhận xét nhưng chưa đầy đủ và không chính xác. | ||||
MỨC 2-Đưa ra các nhận xét đầy đủ nhưng chưa chính xác. | |||||
MỨC 3-Đưa ra được các nhận xét đầy đủ và chính xác. | |||||
|
MỨC 1-Không rút ra được kết luận. | ||||
MỨC 2- Rút ra được kết luận về tác dụng của lực đối với vật nhưng chưa chính xác. | |||||
MỨC 3- Rút ra được kết luận chính xác về tác dụng của lực đối với vật. |
Thang đo 1: Đánh hoạt động nhóm
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | ||||
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động | ||||
Kết quả học tập nhóm tốt | ||||
Trình bày kết quả học tập tốt |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: