Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

– Quan sát được các loài sinh vật, môi trường sống và các đặc điểm hình dạng đặc trưng của các loài động, thực vật.

– Biết các thu mẫu ngoài thiên nhiên (đối với động vật).

– Phân loại được các loài thực vật, động vật quan sát được vào các lớp/ngành phù hợp.

– Chấp hành nghiêm các quy định của buổi ngoại khóa về kĩ luật, bảo vệ môi trường, nguyên tắc thu mẫu, xử lí mẫu.

– Phát triển được kĩ năng làm việc nhóm, quan sát, phân tích, thu thập, xử lí; năng lực hợp tác, tìm tòi, khám phá, trình bày, giải thích, vận dụng.

  1. CHUẨN BỊ
STT Dụng cụ STT Dụng cụ STT Dụng cụ
1 Bút viết, bút chì 5 Ống nhòm 9 Vợt thuỷ sinh
2 Sổ ghi chép 6 Máy ảnh hoặc điện thoại di động có chức năng chụp ảnh 10 Panh kẹp
3 Nhãn dán mẫu 7 Lọ đựng mẫu 11 Tài liệu ảnh để nhận diện nhanh sinh vật ngoài thiên nhiên
4 Kính lúp 8 Vợt bắt bướm 12 Khoá phân loại một số nhóm sinh vật

Hoạt động 1: Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên.

  1. Mục tiêu hoạt động

2 – KHTN.2.4    3 – KHTN.2.4     6 – KHTN.3.2      7 – TC1.1        8 – HT 1.2

9 – ST 1.1          10 – TN1.1          11 – NA1.2           12 – CC1.3

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Tranh ảnh về đa dạng sinh học, video về phim ngắn, ảnh về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học.
  • Sử dụng phương pháp dạy học trực quan, học tập qua trải nghiệm, kết hợp kĩ thuật động não

*HƯỚNG DẪN CHUNG

Khái quát phần hướng dẫn chung để HS lựa chọn đúng dụng cụ trong buổi quan sát và có định hướng ghi thông tin khi quan sát.

GV giới thiệu các dụng cụ có trong buổi quan sát và mục đích sử dụng các dụng cụ đó. Nhắc nhở HS trong quá trình quan sát cần chụp lại ảnh và ghi lại các thông tin quan sát được, HS cần đọc trước SGK các yêu cầu cần tiến hành trong mỗi nội dung.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Quan sát môi trường sống , vai trò của thực vật và động vật

  • Chuẩn bị

Địa điểm: Lựa chọn địa điểm phù hợp với điều kiện địa phương (nơi có độ đa dạng cao về sinh vật, đảm bảo an toàn).

  • Dụng cụ: kính lúp, ống nhòm, máy ảnh, sổ ghi chép, bút, thước dầy,… (có thể đưa thêm các dụng cụ phù hợp với địa điểm quan sát).
  • Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật.
  • Chia nhóm thực hành (tuỳ vào địa điểm nghiên cứu).
  • Tư trang đảm bảo an toàn cho cá nhân.
  • Sổ ghi chép, bút chì, …
  • Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV giới thiệu các nội dung chính trong hoạt động gồm:

+ Quan sát và ghi tên các loài thực vật, động vật trong các môi trường sống khác nhau.

+ Chỉ ra vai trò của các loài thực vật, động vật quan sát được.

+ Chụp ảnh các loài sinh vật quan sát được.

Yêu cầu:

  • Quan sát và ghi vào sổ tên các loài thực vật quan sát được và môi trường sống của chúng ( dưới nước, trên cạn, trên cơ thể sinh vật khác,… ). Chỉ ra vai trò của các loài đã quan sát( cây bóng mát, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật,…).
  • Quan sát các loại động vật sống trong các môi trường các môi trường khác nhau( trên cạn, dưới nước,…). Ghi chép lại tên các loài quansats được cùng môi trường sống và vai trò của chúng trong tự nhiên( thụ phấn cho hoa, phát tán hạt, làm tơi xốp đất,…).
  • Chụp ảnh các loài đã quan sát được cùng môi trường sống của chúng. Thu lại mẫu các thực vật đã quan sát, sử dụng nhãn dán ghi lại mẫu.

Phương pháp quan sát: bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.

b, Quan sát hình thái, phân loại một số nhóm thực vật và động vật

Yêu cầu:

– Quan sát (bằng mắt thường) các sinh vật thường gặp ngoài thiên nhiên.

– Quan sát bằng kính lúp với các chi tiết sinh vật cỡ nhỏ (rêu, cơ quan bộ phận của cây, hình thái ngoài động vật).

– Quan sát ghi vào sổ đặc điểm hình thái các loài thực vật bao gồm: đặc điểm rễ, thân, lá, cơ quan sinh sản để phân loại các mẫu đã thu được và các loài đã quan sát vào các ngành phù hợp.

– Quan sát đặc điểm hình thái của các loài động vật, dựa vào đặc điểm đặc trưng giữa các ngành, lớp động vật đã học để phân loại động vật vào các ngành/ lớp ( Thân mềm, Chân khớp, Cá,…) thuộc động vật không xương sống hay động vật có xương sống. Đối với các loài có đời sống bay

 

– Sử dụng máy ảnh chụp ảnh sinh vật ngoài thiên nhiên.

c, Cách bắt thả mẫu

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành giao nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ mang theo.

– Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên.

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên.

 

  1. Phương án đánh giá

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN SÁT

Các tiêu chí Không
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn    
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Quan sát được các sinh vật ngoài thiên nhiên
Chụp ảnh được các sinh vật ngoài thiên nhiên

 

 

Hoạt động 2: Làm bộ sưu tập ảnh các nhóm sinh vật ngoài thiên nhiên

  1. Mục tiêu hoạt động
  2. 3.2.4 6.KHTN.3.2 7.TC1.1            8.HT 1.2          9.ST 1.1

10.TN1.1                    11.NA1.2                   12.CC1.3

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV:  Tài liệu nhận diện nhanh một số loài sinh vật.

– HS: Ảnh chụp các nhóm sinh vật.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để hoàn thành bộ SƯU tập ảnh. GV gợi ý lập bảng theo nhóm sinh vật sau đó ghép ảnh vào.

– GV: yêu cầu HS phân loại ảnh theo nhóm phân loại sinh vật (thực vật, động vật có xương, động vật không xương).

– Yêu cầu HS xác định tên các đại diện nhóm sinh vật.

– Yêu cầu HS thiết kế sản phẩm thành bộ sưu tập ảnh.

+ Theo vai trò trong thiên nhiên

+ Theo môi trường sống

+ Theo các nhóm phân loại

GV hướng dẫn HS thống kê sơ bộ và dự đoán tên các loài bắt gặp ở địa điểm nghiên cứu.

Gợi ý lập bảng: Dự đoán tên loài và tạm phân loại theo các nhóm.

Bảng nhận dạng các nhóm thực vật

STT Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín
1
2
3

 

 

Bảng nhận dạng các nhóm động vật không xương sống

STT Ruột khoang Giun Thân mềm Chân khớp
1
2
3
….

 

Bảng nhận dạng các nhóm động vật có xương sống

STT Lưỡng cư Bò sát Chim Thú
1
2
3
  • . Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành giao nhiệm vụ trong nhóm, chuẩn bị dụng cụ mang theo.

– Các nhóm thực hiện theo yêu cầu giáo viên.

  • Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS: tiến hành thảo luận trong nhóm để phân loại ảnh thuộc nhóm sinh vật nào.

– HS: Thảo luận nhóm, xác định tên đại diện.

– Các nhóm làm thành album của nhóm mình theo sự phân loại.

– Dự kiến sản phẩm:   Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là cuốn album ảnh.

  1. Phương án đánh giá

3.1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM HỌC TẬP: BỘ SƯU TẬP ẢNH CÁC NHÓM SINH VẬT

Tiêu chí MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3 Điểm
Số lượng ảnh chụp Có 5 mẫu ảnh Có 8 mẫu ảnh Có 10 (nhiều hơn 10) mẫu ảnh
Trình bày cách tiến hành phân loại Chưa đầy đủ, trình bày còn lủng củng chưa rõ ràng Nội dung tương đối đầy đủ, nêu được cách thức tiến hành phân loại Nội dung đầy đủ rõ ràng đảm bảo theo yêu cầu được giao.
Hình thức trình bày Hình thức không đẹp, người thuyết trình chưa nghiêm túc, không nắm bắt được cách tiến hành Hình thức đẹp, người thuyết trình nghiêm túc, đã nắm bắt được cách tiến hành Hình thức đẹp, người thuyết trình nghiêm túc, nắm bắt được cách tiến hành, giải đáp được thắc mắc của các thành viên khác trong lớp
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Tạo ra được album sản phẩm Album sản phẩm đẹp. Album sản phẩm đẹp, có chú thích rõ ràng.
Thái độ học tập Các thành viên trong nhóm không nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ Có ít thành viên chưa nghiêm túc. Các thành viên nghiêm túc, tất cả cùng tham gia tạo album
Tổng điểm

 

  • Tiêu chí tự đánh giá phẩm chất trách nhiệm trong học tập của hoạt động 2

(dành cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá chéo nhau)

Tiêu chí đánh giá MỨC 1

 (2 điểm)

MỨC 2 (3 điểm) MỨC 3 (5 điểm)
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa đầy đủ, còn sơ sài. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo, có chất lượng.
Tinh thần khi tham gia làm việc nhóm. Chưa tích cực tham gia, còn ỉ lại vào nhóm. Tích cực tham gia nhưng chưa có sự hỗ trợ các thành viên khác. Chủ động tích cực tìm kiếm tài liệu, nhiệt tình.
Hỗ trợ, giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm. Không giúp đỡ, chia sẻ Có hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác Tích cực giúp đỡ, mang lại hiệu quả cao
Tham gia thảo luận, phản biện ý kiến Không tham gia Có tham gia nhưng chưa tích cực Tích cực, nhiệt tình tham gia thảo luận, phản biện ý kiến.

 

BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SẮP XẾP

(DÀNH CHO HỌC SINH)

Các tiêu chí Không
Thực hiện được theo các bước hướng dẫn    
Có sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Lập được sơ đồ vai trò các sinh vật ngoài thiên nhiên
Sắp xếp ảnh các sinh vật ngoài thiên nhiên vào đúng vai trò

 

 

Hoạt động 5: Báo cáo kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

  1. Mục tiêu hoạt động

5 – KHTN.2.5           7 – TC1.1          8 – HT 1.2          9 – ST 1.1       10 – TN1.1

11 – NA1.2               12 – CC1.3       13 – TT.1.4

  1. Tổ chức hoạt động

Bài báo cáo của nhóm

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

-GV: yêu cầu HS viết và báo cáo theo mẫu

  1. Trưng bày, giới thiệu với bạn mẫu vật và ảnh chụp các loài động vật, thực vật quan sát được. Có thể lựa chọn hình thức sau: tập san, hộp bí mật,… để hoàn thành sản phẩm của nhóm.
  2. Kể tên các loài thực vật mà em quan sát được.
  3. Nhóm thực vật và động vật nào em gặp nhiều nhất, ít nhất hoặc không quan sát thấy? Vì sao?
  4. Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu phiếu học tập số 1 với khoảng từ 5 đến 10 loài thục vật em đã quan sát được.

Phiếu học tập số 1

Tên cây Môi trường sống Đặc điểm Vị trí phân loại Vai trò
Rễ cây Thân cây Cơ quan sinh sản
? ? ? ? ? ? ?
? ? ? ? ? ? ?
  1. Trong các loài thực vật em quan sát, loài nào có kích thước nhỏ nhất, loài nào có kích thước lớn nhất? Em có nhận xét gì về kích thước của các loài thực vật quanh em?
  2. Hoàn thành phiếu học tập theo mẫu phiếu học tập số 2 với khoảng 5 đến 10 loài động vật mà em quan sát được.

Phiếu học tập số 2

Tên động vật Môi trường sống Đặc điểm hình thái nổi bật Vị trí phân loại Vai trò
? ? ? ? ?
? ? ? ? ?
? ? ? ? ?
? ? ? ? ?
  1. Nhận xét sự phân bố của thực vật và động vật ở các môi trường khác nhau và độ đa dạng sinh học ở khu vực em quan sát.
  • Báo cáo kết quả và thảo luận:

– HS: đại diện nhóm trình bày báo cáo của nhóm.

  1. Phương án đánh giá

(dành cho các thành viên trong nhóm tự đánh giá chéo nhau)

Tiêu chí đánh giá MỨC 1 (2 điểm) MỨC 2 (3 điểm) MỨC 3 (5 điểm)
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng chưa đầy đủ, còn sơ sài. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo, có chất lượng.
Tinh thần khi tham gia làm việc nhóm. Chưa tích cực tham gia, còn ỉ lại vào nhóm. Tích cực tham gia nhưng chưa có sự hỗ trợ các thành viên khác. Chủ động tích cực tìm kiếm tài liệu, nhiệt tình.
Hỗ trợ, giao tiếp với các thành viên khác trong nhóm. Không giúp đỡ, chia sẻ Có hỗ trợ giúp đỡ các thành viên khác Tích cực giúp đỡ, mang lại hiệu quả cao
Tham gia thảo luận, phản biện ý kiến Không tham gia Có tham gia nhưng chưa tích cực Tích cực, nhiệt tình tham gia thảo luận, phản biện ý kiến.

 

  1. Bảng đánh giá chéo của học sinh từng thành viên của nhóm
 

STT

 

Họ và tên

Mức đánh giá tiêu chí 1 Mức đánh giá tiêu chí 2 Mức đánh giá tiêu chí 3  

Tổng điểm

1
2
3

 

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8

  1. Mục tiêu hoạt động

– Hệ thống hoá được kiến thức về đa dạng thế giới sống và vai trò của mỗi nhóm sinh vật trong thực tiễn;

– Trình bày được lợi ích và tác hại của các nhóm sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn;

–  Biết ứng dụng những lợi ích của các nhóm sinh vật và hạn chế các tác hại do sinh vật gây ra đối với con người, tự nhiên.

  1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
  • Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi đáp;
  • Dạy học theo cặp đôi/ nhóm nhỏ;
  • Phương pháp trò chơi.
  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Phiếu học tập
  • Sử dụng phương pháp dạy học vấn đáp, kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp thảo luận nhóm

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Hệ thống hoá kiến thức

Chia lớp thành 6 nhóm tương ứng với: Virus, giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới Động vật, giới Thực vật.

Để ôn tập phần Đa dạng sinh học, GV tổ chức trò chơi hoặc thi trả lời nhanh các câu hỏi  về Đa dạng sinh học giữa các nhóm.

Hoạt động 2. Làm bài tập vận dụng

Nhiệm vụ: GV định hướng cho HS giải một số bài tập vận dụng.

Tổ chức dạy học: GV gợi ý, định hướng, tổ chức cho HS làm bài tập vận dụng để vận dụng kiến thức của chủ đề, đồng thời phát triển phẩm chất, năng lực của HS.

Một số bài tập gợi ý:

Trắc nghiệm:

  1. Đặc điêm đặc trưng của lớp Động vật có vú là gì?

A.Đẻ trứng.          B.Đẻ con.        C. Sinh sản vô tính.      D. Có khả năng tự dưỡng.

  1. Cá sấu thuộc lớp động vật nào?

A.Cá.            B.Lưỡng cư.                  C. Bò sát.          D. Động vật có vú.

  1. Ếch thuộc lớp động vật nào?

A.Lưỡng cư.              B.Cá.                   C. Chim.              D. Động vật có vú.

4.Cây hoa hồng thuộc ngành thực vật nào?

A.Hạt kín.              B.Rêu.               C. Dương xỉ.               D. Hạt trần.

  1. Cây nào dưới đây thuộc ngành Hạt trần?

A.Lúa.             B. Vạn tuế.            C. Cỏ bợ.           D. Đu đủ.

  1. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ngành Dương xỉ?

A.Lá có màu xanh.                                      B.Không có quả, hạt.

  1. C. Lá non cuộn tròn ở đầu. Sống ở nơi ầm ướt.

7.Việc làm nào sau đây gây suy giảm đa dạng sinh học?

  1. Cấm phá rừng và săn bắt động vật hoang dã.
  2. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
  3. C. Khôi phục, bảo vệ các hệ sinh thái, tài nguyên rừng.
  4. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.
  5. Hành động nào sau đây góp phần bảo vệ đa dạng sinh học?
  6. Xả rác thải công nghiệp chưa xử ị lí ra môi trường.
  7. Trồng và bảo vệ rừng.
  8. C. Sừ dụng sản phẩm từ động vật quý hiếm.
  9. Đánh bắt cá bằng thuốc nổ.

9.Vì sao rêu thường sống được ở nơi ẩm ướt?  

  1. Kích thước cơ thể nhỏ.
  2. Không có mạch dẫn.
  3. C. Sinh sản bằng bào tử.
  4. Chưa có rễ.

Tự luận

  1. Trong các ngành thực vật Hạt kín là ngành phân bố rộng rãi nhất. Theo em đặc điểm cấu tạo nào của thực vật Hạt kín giúp chúng sống được ở nhiều loại môi trường khác  nhau và có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất? Giải thích.
  2. Muỗi là vật trung gian truyền nhiều ; bệnh nguy hiểm cho người như sốt rét, viêm não Nhật Bản,… Em gì cần làm gì để diệt muỗi và phòng; tránh muỗi đốt?
  3. Hãy tìm hiểu một số loài thực vật, động vật cung cấp lương thực, thực ; phẩm cho con người qua sách báo và mạng internet. Cho biết tên, đặc điểm và môi trường sống của những loài đó.
  4. Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trò của thực vật đối với tự nhiên và con người.
  5. Trong đời sống hằng ngày, có những việc làm của em góp phần bảo vệ đa dạng sinh học nhưng cũng có những việc làm gây suy giảm đa dạng sinh học. Hãy liệt kê các việc làm đó, nêu tác dụng/ tác hại của chúng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *