Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 38: Đa dạng sinh học

  1. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

– Nêu được khái niệm đa dạng sinh học.

– Trình bày dược vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và với con người.

– Trình bày được nguyên nhân gây suy giảm đa ạng sinh học.

– Đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

  1. CHUẨN BỊ

– Các tranh, ảnh về các loài sinh vật, hệ sinh thái.

– Các tranh, ảnh về các sản phẩm có nguồn gốc từ đa dạng sinh học.

– Các tranh, ảnh về các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

– Các tranh, ảnh về các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

– Thiết bị để chiếu các tranh, ảnh.

  1. HOẠT ĐỘNG HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (10 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

8.HT.2.1        9.GQ.3.1       10.TN.1.1        11.NA.2.1        12.CC.3.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

GV: Nhạc bài hát “Trái đất này là của chúng mình”

– GV cho học sinh xem video về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam

Tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn.

+ Thể lệ: mỗi nhóm thảo luận và kể tên các địa điểm có thiên nhiên đẹp ở Việt Nam.

+ Thời gian: 1,5 phút

+ mỗi nhóm lên đọc kết quả và giải thích.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– HS: thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy, nhóm nào có nhiều kết quả đúng nhất sẽ chiến thắng.

* Đánh giá hoạt động: Sử dụng rubric đánh giá

Tiêu chí đánh giá Mức 1

(yếu)

Mức 2

(trung bình)

Mức 3

(khá)

Mức 4

(giỏi)

Kể tên các nơi có cảnh thiên nhiên đẹp – Kể được 2 nơi – Kể được 3 nơi – Kể được 4 nơi – Kể được nhiều hơn 4 nơi
Giải thích lý do Chưa giải thích được hoặc giải thích chưa rõ ràng Giải thích nhưng chưa rõ ràng vì sao thiên nhiên ở đó đẹp Giải thích được vì sao thiên nhiên ở đó đẹp (tập trung các yếu tố đa dạng sinh học). -Giải thích được vì sao thiên nhiên ở đó đẹp (tập trung các yếu tố đa dạng sinh học).

– Cách trình bày hấp dẫn, lôi cuốn.

 

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về đa dạng sinh học

  1. Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1        7.TC.1.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Tranh ảnh về đa dạng sinh học, video về một số nơi có sự đa dạng sinh học

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập :

GV tổ chức cho HS tìm hiểu về đa dạng sinh học thông qua hoạt động thảo luận trong SGK.Sử dụng các ví dụ thực tế như: Cánh đồng lúa, ao, khu rừng, …

– GV sử dụng hình 38.1 và hình 38.2. Có thể cho HS quan sát thêm hình vẽ khu rừng, cánh đồng, … Thông qua các hình đó, yêu cầu HS đưa ra được khái niệm đa dạng sinh học.

– GV giới thiệu thêm thông tin đa dạng sinh học còn được thể hiện ở đa dạng gen và đa dạng hệ sinh thái.

HS kể tên các loài thực vật, động vật; sự phong phú số lượng loài chính là đa dạng loài.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài tập

– GV theo dõi, hỗ trợ

– Học sinh thảo luận hoàn thành nhiệm vụ

Các môi trường sống khác nhau có mức độ đa dạng sinh học khác nhau, thể hiện ở số lượng loài, số cá thể trong loài:

Đặc điểm Hoang mạc Đài nguyên Rừng mưa nhiệt đới
Khí hậu
Thực vật
Động vật
  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • Đại điện từ 2 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm không lên báo cáo sẽ có ý kiến phản biện, nhận xét.
  • GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS điều chỉnh bằng màu mực khác những nội dung mà mình chưa chính xác.

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

  1. Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống. Đa dạng sinh học thể hiện sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện sống khác nhau.

2.

Đặc điểm Hoang mạc Đài nguyên Rừng mưa nhiệt đới
Khí hậu Khô nóng, vực nước ít Mùa đông, băng tuyết phủ gần như quanh năm Nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của các loài sinh vật.
Thực vật Thưa thớt: xương rồng Thưa thớt, chỉ có một số loài như sổi, dẻ Thực vật có quanh năm, là nguón thức ăn dối dào cho các loài động vật Đa dạng sinh học thể hiện rõ rệt với số lượng cá thể và số lượng loài lớn và phân bố ởcác khu vực khác nhau.
Động vật Chuột nhảy, lạc đà, rắn hoang mạc,… Gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt,…

GV hướng dẫn HS đọc thêm về đa dạng sinh học Việt Nam trong SGK để hướng HS đến nhiệm vụ bảo vệ mòi trường tự nhiên cho các loài sinh vật.

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động 1, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về những điểm chung về đa dạng sinh học.

Nội dung ghi bài

Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài; số loài và môi trường sống. Dựa vào điều kiện khí hậu, đa dạng được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim,…

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá
STT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHÔNG
1 Tích cực tham gia hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
2 Có ý kiến phản hồi với các thành viên trong nhóm thảo luận
3 Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao
4 Báo cáo kết quả rõ ràng, đầy đủ
5 Có ý kiến phản hồi khi nhóm khác báo cáo

 

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu vai trò của đa dạng sinh học (45 phút)

1.Mục tiêu hoạt động

1.KHTN.1.1            3.KHTN.1.2            5.KHTN.3.1        8.HT.2.1         9.GQ.3.1

10.TN.1.1               11.NA.2.1               12.CC.3.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Tranh ảnh về đa dạng sinh học, video về một số nơi có sự đa dạng sinh học
  • Sử dụng phương pháp dạy học nghiên cứu, đàm thoại-gợi mở, kết hợp kĩ thuật động não

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Vai trò của đa dạng sinh học với tự nhiên

– Hướng dẫn HS nhận biết được vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên thông qua

nội dung và hình trong SGK.

– Cho HS tự đọc SGK mục II.1, trình bày ngắn gọn các vai trò của đa dạng sinh học đối với tự nhiên.

– HS trả lời câu hỏi ở mục II.1 trong SGK.

Câu 1: Quan sát Hình 15.3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu loài sau trong hình bị giảm số lượng hoặc biến mất.

1.Cú mèo.                                                      2. Thực vật.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Vai trò của đa dạng sinh học với con người

– Chia lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 5 HS), các nhóm tìm hiểu thông tin trong SGK. Mỗi nhóm đưa ra các vai trò của đa dang sinh học đối với con người và ví dụ ở mỗi vai trò.

– Các nhóm trình bày lên bảng, GV nhận xét và tổng hợp lại các nội dung chính.

Câu 2:. Hãy kể  tên các loại thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn từ động vật và thực vật.  Hoàn thành vai trò của đa sinh vật trong phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP
Giá trị của

đa dạng sinh học

Tên sinh vật Tình trạng thực tế
Trồng/Nuôi được để sử dụng Thu ngoài

thiên nhiên

Làm lương thực, thực phẩm
Làm dược liệu
Làm đó dùng, vật dụng
Làm nghiên cứu khoa học
Giá trị bảo tổn, du lịch
Giá trị kinh tế
  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành bài tập

– GV theo dõi, hỗ trợ

– Học sinh thảo luận hoàn thành nhiệm vụ

– GV: Nhận xét, chốt ý và giới thiệu các tranh ảnh video về vai trò của đa dạng sinh học và các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.

– GV: Vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học?

– Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, bổ sung.

 

  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • Đại điện từ 2 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm không lên báo cáo sẽ có ý kiến phản biện, nhận xét.
  • GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS điều chỉnh bằng màu mực khác những nội dung mà mình chưa chính xác.

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

  1. Đa dạng sinh học giúp cân bằng sinh thái, tạo ra mối liên hệ mật thiết, nhất là về mặt dinh dưỡng giữa các loài trong tự nhiên.

Đa dạng thực vật điều hoà không khí, làm sạch môi trường, chắn sóng và chống sạt lở ven biển.

4.

Giá trị của

đa dạng sinh học

Tên sinh vật Tình trạng thực tế
Trồng/Nuôi được để sử dụng Thu ngoài

thiên nhiên

Làm lương thực, thực phẩm Cây lúa, khoai, ngô, sắn, đậu,… Lợn, cá, bò, tôm, cua, mực, ốc,… Nấm rơm, nấm sò, nấm hương,…

Tảo xoắn

Đa số nguồn thực phẩm thông dụng là trông được và nuôi được. Ít: ếch, ba ba, nấm, …
Làm dược liệu Hà thủ ô, diếp cá, ổi, tía tô,…

Con trút, rắn, bọ cạp,…

Nấm linh chi, nấm lim xanh,…

Trổng được nhũng cây thuốc thông dụng: diếp cá, tía tô, một số loài nấm Đa số thu mẫu ngoài thiên nhiên
Làm đó dùng, vật dụng Gỗ lim, gỗ đinh hương, gỗ mít,… San hô,… Ít, hiện đang nuôi trông nhưng phấn lớn chưa đủ năm thu hoạch. Chủ yếu thu ngoài thiên nhiên
Làm nghiên cứu khoa học Cây đậu, chuột bạch,… Chủ yếu nuôi tróng nhằm theo dõi, nghiên cứu Ít khi thu mẫu ngoài thiên nhiên
Giá trị bảo tổn, du lịch Vọoc Cúc Phương, cá cóc Tam Đảo
Giá trị kinh tế Lúa, cao su, cà phê, chè,… Tôm, lợn, cừu, cá sấu, ong,… Chủ yếu được nuôi, trống Ít

Luyện tập

* Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em.

Vai trò của đa dạng sinh học ở địa phương em:

– Cung cấp lương thực – thực phẩm: lợn, gà, vịt, …

– Cung cấp dược liệu: rau diếp cá, gừng, nghệ, …

– Làm cảnh: phong lan, vạn tuế, các loài hoa, …

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động 2 và phần luyện tập, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá
Tiêu chí đánh giá

Hoạt động 1

Mức 1

( < 5đ)

Mức 2

(5 – 7đ)

Mức 3

(8 – 10đ)

Điểm
Tìm hiểu về vai trò của đa dạnh sinh học. Trình được không quá 4 vai trò của đa dạng sinh học Trình được 5 đến 7  vai trò của đa dạng sinh học Trình được 8 đến 10 vai trò của đa dạng sinh học
Tiêu chí 2. Thảo luận sôi nổi Ít thảo luận, trao đổi với nhau. Thảo luận sôi nổi nhưng ít tranh luận. Thảo luận và tranh luận sôi nổi với nhau.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học

  1. Mục tiêu hoạt động

6.KHTN.3.2     8.HT.2.1      9.GQ.3.1     10.TN.1.1      11.NA.2.1

  1. Tổ chức hoạt động
  • Chuẩn bị: Tranh ảnh về đa dạng sinh học, video về phim ngắn, ảnh về các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học.
  • Sử dụng phương pháp dạy học nghiên cứu, đàm thoại-gợi mở

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu một số hoạt động làm suy giảm đa dạng sinh học

– GV tổ chức cho HS đọc SGK và nêu tình trạng đa dạng sinh học hiện nay và trả lời câu hỏi mục III.1 trong SGK.

  1. Quan sát hình 38.7 và nêu những nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học.
  2. Kể tên các hoạt động khác của con người có thể gây suy giảm đa dạng sinh học.

– Yêu cầu HS trình bày hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học thông qua việc trả lời câu hỏi ở mục III.2 trong SGK.

? Quan sát hình 38.8 và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Nêu sự suy giảm đa dạng sinh học do phá rừng. Phân tích những tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra.
  2. Nêu thêm những tác hại khác của suy giảm đa dạng sinh học,từ đó cho biết vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học.
  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • Đại điện từ 3 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm không lên báo cáo sẽ có ý kiến phản biện, nhận xét.
  • GV chốt lại kiến thức, yêu cầu HS điều chỉnh

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

  1. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:

Nguyên nhân tự nhiên: Cháy rừng, núi lửa.

Do con người: Phá rừng; phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ; săn bắt động vật hoang dã.

Nguyên nhân chính gây suy giảm đa dạng sinh học là do con người, con người tác động nhiều và liên tiếp vào môi trường và đa dang sin học.

Phá rừng làm mất lượng lớn ác loài sinh vật dẫn đến hậu quả: động vật hoang dã mất đi nơi ở và nguồn thức ăn dẫn đến không tồn tại được; con người mất đi một nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, cây gỗ phục vụ cho hoạt động sản xuất; giảm đa dạng nguồn gen; tăng nguy cơ sạt lở, lũ lụt, ….

  1. Các hoạt động gây suy giảm đa dạng sinh học của con người: đốt rừng, khai thác quá mức sinh vật, …

Luyện tập

* Vì sao chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học?

Mất đa dạng sinh học là mất đi sự cân bằng sinh thái; ô nhiễm môi trường; mất nguồn cung cấp lương thực – thực phẩm, dược liệu từ tự nhiên.

Chúng ta cẩn bảo vệ đa dạng sinh học để duy trì sự cân bằng sinh thái; bảo vệ môi trường; duy trì nguồn lương thực – thực phẩm, dược liệu, … bền vững; chung sống hoà bình với thiên nhiên và bảo vệ được nơi sống, nguồn sống cho nhiều loài sinh vật, giảm nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật quý, hiếm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

1.      Quan sát Hình 38.9, nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh hocjvaf tác dụng của mỗi biện pháp đó. Kể thêm các biện pháp khác.

2.      Thực hành tuyên truyền và thực hiện các Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng,….

– GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động trong SGK.

  • Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tìm hiểu được các biện pháp giảm nguy cơ gây suy giảm đa dạng sinh học hiện nay.

GV tổ chức cho HS thiết kế bài hùng biện tuyên truyền bảo vệ đa dạng sinh học. Trong đó, các nhóm HS phải thực hiện được nhiệm vụ trong phẩn thảo luận trong SGK.

  1. Từ thông tin gợi ý trong hình 33.9, hãy nêu một số hoạt động góp phần bảo vệ đa dạng sinh học
  • . Báo cáo kết quả và thảo luận:

Luyện tập

* Theo em, các khu bảo tồn có vai trò gì trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?

Các khu bảo tổn là nơi bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác.

Các khu bảo tồn có nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học, quản lí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động 4, hoạt động 5 và phần luyện tập, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về những hoạt động làm mất đa dạng sinh học và đề xuất những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Vận dụng

* Em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học?

Em cần:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học;

– Bảo vệ môi trường sống quanh em;

– Trồng nhiều cây xanh, …

Gợi ý: GV yêu cầu HS nêu câu khẩu hiệu tuyên truyền về đa dạng sinh học tại địa phương và phác hoạ những mặt trái của sự suy giảm đa dạng sinh học để nhận thấy sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sinh học và những hành động nhỏ nhất hằng ngày mà các em có thể làm ở trường, ở nhà và trên đường phố để bảo vệ đa dạng sinh học.

Nội dung ghi bài

•     Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở số loài sinh vật.

•    Đa dạng sinh học giúp duy trì sự sống trên Trái Đất. Đa dạng sinh học cung cấp cho con người nguồn tài nguyên phong phú, cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều sản phẩm cần thiết khác cho con người.

•     Cần phải giữ gìn và bảo vệ đa dạng sinh học.

•     Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học là do yếu tố tự nhiên và hoạt động cùa con người.

•     Suy giảm đa dạng sinh học có thề dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, gây biến đổi khí hậu, gia tăng thiên tai,…

•     Để bảo vệ đa dạng sinh học cần tích cực trồng và bảo vệ rừng, cấm săn bắt động vật hoang dã,…

  1. Sản phẩm học tập:

– Kết quả phiếu học tập

  1. Phương án đánh giá
  2. Rubric hoạt động 3
Tiêu chí đánh giá

Hoạt động 1

Mức 1

( < 5đ)

Mức 2

(5 – 7đ)

Mức 3

(8 – 10đ)

Điểm
Tìm hiểu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học (nhóm 3 và 4) Trình được không quá 4 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học Trình được 5 đến 7  nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học Trình được 8 đến 10 nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học
  1. Bảng quan sát mức độ tham gia hoạt động và tinh thần trách nhiệm của HS (hoạt động 1, hoạt động 3, hoạt động 4)
Tiêu chí Mức độ điểm đáp ứng tiêu chí Điểm
Mức 1 (2 điểm) Mức 2 (3 điểm) Mức 3 (5 điểm)
Mức độ tham gia hoạt động nhóm Ngồi quan sát các bạn thực hiện Có tham gia nhưng chưa tích cực Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực
Đóng góp ý kiến Chỉ nghe ý kiến mà không có ý kiến đóng góp Có ý kiến Có nhiều ý kiến và ý tưởng
Tiếp thu, trao đổi ý kiến Lắng nghe Có lắng nghe phản hồi Lắng nghe ý kiến của thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *