Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 32: Nấm

HOẠT ĐỘNG 1: Đa dạng về nấm (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

– Nêu được khái niệm nấm. Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua hình ảnh.

– Trình bày được các đặc điểm về môi trường sống, kích thước và hình thái nấm, từ đó trình bày được sự đa dạng nấm.

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị: trò chơi, phiếu học tập

* Phương pháp, kĩ thuật:

– Phương pháp trực quan; vấn đáp

– Kĩ thuật sơ đổ tư duy kết hợp thảo luận nhóm.

GV đặt vấn đề:

Trong tự nhiên, có nhiều loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có nhiều loại nấm độc, gây bệnh, làm hỏng thực phẩm. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau?

GV trình chiếu hình ảnh về một số loài nấm, hỏi HS cách phân biệt nấm ăn được và nấm độc.

  • Yêu cầu HS dựa vào những hiểu biết của mình về nấm, các nhóm hoàn thành phiếu KWL trong thời gian 5 phút.
K (Know): những điều em đã biết về nấm. W (Want): những điều em muốn biết về nấm. L (Learn): những điều HS tự giải đáp/ trả lời.

Từ đó, khi đi tìm hiểu ngoài thiên nhiên nếu gặp bất kì loại nấm nào cũng không được đưa về chế biến nếu không rõ loại nấm đó ăn được hay không.

GV đặt vấn đề: Các em có biêt vì sao những “cây nấm” nhỏ bé này lại được coi là những sinh vật to lớn nhất trên Trái Đất không?

Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm những đặc điểm đặc trưng để phân biệt các loại nấm, trong đó có nấm ăn được và nấm độc.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu sự đa dạng của nấm

– GV tổ chức trò chơi Đuổi hình bắt chữ, GV hướng dẫn HS gọi đúng tên các loài nấm đã nhận biết trong phần thực hành.

– Quan sát hình một số loại nấm và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Hãy nhận xét về hình dạng của nấm.  
2. Em hãy phân biệt nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp?  
3. Hãy kể tên loại nấm em đã biết? Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác.

Nấm ăn được Nấm độc
 

* Thực hiện nhiệm vụ.

  • Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 1:

+ Nhóm 1+2: câu 1         + Nhóm 3+4: Câu 2        + Nhóm 5+6: Câu 3

– Từ bảng kết quả nhận biết các loại nấm, yêu cầu học sinh nhận xét sự đa dạng của nấm bằng cách hoàn thành phiếu học tập 2 sau:

Nhận định Đúng Sai
1.     Nhiều loài nấm kí sinh trên thực vật, động vật (cả con người) và các loài nấm khác
2.     Nấm là một loài thực vật
3.     Đa số nấm đều nhìn thấy bằng mắt thường
4.     Tất cả các loài nấm đều sống nơi ẩm ướt
Em hãy nhận xét về sự đa dạng của nấm về: cấu tạo, hình thái, kích thước, môi trường sống: ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………..……………………………………………………

Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập. Các nhóm khác nhân xét bổ sung.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Hs báo cáo, nhận xét, bổ sung, giáo viên chỉnh sửa

– Dự kiến

PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Hãy nhận xét về hình dạng của nấm. Hình dạng của nấm đa dạng: hình bầu dục, hình cốc, hình mũ, hình sợi,…
2. Em hãy phân biệt nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp? Có thể phân biệt nấm túi và nấm đảm dựa vào cơ quan sinh sản là bào tử. Nấm túi có túi bào tử, trong khi nấm đảm có đảm bào tử.

Nấm tiếp hợp: bao gồm các loài nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn như bánh mì, đào, dâu, khoai lang,… trong quá trình cất trữ

3. Hãy kể tên loại nấm em đã biết? Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa cấu tạo cơ thể nấm độc và các loại nấm khác.

 

Nấm thường được sử dụng làm thức ăn: nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ, nấm bụng dê.

Nấm không nên ăn: nấm mốc cà chua (có thể gây đau bụng hoặc ngộ độc khi ăn phải).

Nấm độc: nấm độc đỏ, nấm độc tán trắng.

Cấu tạo chung của nấm gồm có mũ nấm, cuống nấm và sợi nấm. Nấm độc thường có thêm một số bộ phận như vòng cuống nấm, bao gốc nấm và thường có màu sắc sặc sỡ.

Luyện tập

Câu 1: Em hãy xác định môi trường sống của một số nấm bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu.

Đáp án:

Tên nấm Môi trường
Nấm rơm Rơm rạ
Nấm mộc nhĩ Thân cây gỗ mục, môi trường ẩm
Nấm mốc Quẩn áo, tường ẩm, đó dùng, trên cơ thể sinh vật,…
Nấm cốc Thân cây mục
Nấm độc tán trắng Trong rừng những nơi môi trường ẩm

Câu 2: Kể tên một số loại nấm ăn được mà em biết.

Nấm rơm, nấm kim châm, nấm hương, nấm sò, nấm mộc nhĩ,…

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động và phần luyện tập, GV gợi ý để HS rút ra kết luận về sự đa dạng của nấm thể hiện ở số loài và sự đa dạng các môi trường sống.

Nội dung ghi bài

Nấm là những sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng.

Hình dạng và kích thước cùa nấm vô cùng đa dạng, có những loài có thề dễ dàng quan sát bằng mắt thường nhưng cũng có loài chỉ có thề quan sát thấy dưới kính hiền vi.

– Nấm có thể sinh sống ờ nhiều điều kiện môi trường khác nhau, chủ yếu ở những nơi nóng ẩm, giàu dinh dưỡng, một số có thể sống ở điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

– Dựa vào cấu trúc cùa cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành một số nhóm, đại diện như:

•     Nấm túi: sinh sản bằng bào tử túi, ví dụ: nấm mốc đen bánh mì, nấm men rượu Saccharomyces cerevisiae,…

•      Nấm đảm: sinh sản bằng bào từ đảm, ví dụ: nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,…

•     Nấm tiếp hợp: bao gồm các loài nấm mốc sinh trưởng nhanh gây ra sự ôi thiu của thức ăn như bánh mì, đào, dâu, khoai lang,… trong quá trình cất trữ.

 

Từ đó, HS nhận biết các tiêu chí để phân chia nấm thành các nhóm như nấm đảm và nấm túi; nấm đơn bào và nấm đa bào; nấm ăn được và nấm độc.

GV hướng dẫn HS đọc thêm để hiểu biết về nấm độc ở Việt Nam.

  1. Đánh giá kết quả hoạt động
Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 3 Mức 2 Mức 1
Dựa vào Phiếu học tập (5 điểm) Hoàn thành đúng dưới 50% bài tập phiếu học tập Hoàn thành đúng dưới 80% bài tập phiếu học tập Hoàn thành đúng dưới 90% -100%  bài tập phiếu học tập
Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm (1 điểm) Chưa tích cực Còn lơ là , mất trật tự Tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo
Nhận định đúng sai (2 điểm) Làm chính xác cả 4 nhận định Làm chính xác 3 nhận định Làm chính xác 2 nhận định
Nhận xét sự đa dạng (2 điểm) Nhận xét được nấm đa dạng về cả cấu tạo, hình thái, kích thước và môi trường sống Nhận xét được nấm đa dạng về 2 trong 4 yếu tố Nhận xét được nấm đa dạng về 1 yếu tố

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nấm (20 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

3.KHTN.1.6        9.TC.1       11.CC.1

– Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn.

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV chia lớp thành 4 đến 8 nhóm và cử một học sinh ghi nhận kết quả của các nhóm

– Giấy A0

– Chuẩn bị hình ảnh nấm có ích và nấm có hại.

* Phương pháp, kĩ thuật:  

– Phương pháp dạy học hợp tác; nghiên cứu

– Kĩ thuật công não kết hợp thảo luận nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn

– Giáo viên chuẩn bị các hình ảnh về nấm có ích, nấm có hại

– Làm việc theo nhóm

Câu 1:  Hãy kể tên các loại nấm mà em biết?

Câu 2:  Hoàn thành bảng hỏi vai trò của nấm

Vai trò của nấm
Tên nấm Có lợi Có hại
Nấm mốc
Nấm linh chi
Nấm men

Câu 3: Nấm có vai trò gì đối với con người và môi trường tự nhiên?

Câu 4: Nêu tên các loại nấm em biết và tác dụng cùa chúng rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Vai trò của nấm đối với con người Tên các loại nấm
Dùng làm thực phẩm
Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm
Dùng làm dược liệu

 

* Thực hiện nhiệm vụ.

– GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “ Ai thông minh hơn”.

– Yêu cầu học sinh nêu vai trò của nấm qua từng hình ảnh.

– Học sinh quan sát hình ảnh, chuẩn bị nội dung trình bày

– Giáo viên yêu cầu các nhóm ghi lại vai trò của nấm bằng sơ đồ tư tuy.

+ HS vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A0.

+ Các nhóm vẽ sơ đồ tư duy theo yêu cầu của GV

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Các nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy

– Học sinh cử đại diện nhóm trình bày vai trò của nấm.

– Các nhóm nộp sơ đồ tư duy

– Các nhóm nhận xét kết quả

– Dự kiến

Câu 1:

Nấm mèo, nấm linh chi, nấm rơm, nấm men, nấm tuyết, lang ben, lác…

Câu 2:

Vai trò của nấm
Tên nấm Có lợi Có hại
Nấm mốc x
Nấm linh chi x
Nấm men x

Câu 3

Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân huỷ chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường.

Nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn. Một số loại nấm được sử dụng làm thuốc như: nấm linh chi, đông trùng hạ thảo,…

Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu,…; nấm mốc được sử dụng trong sản xuất tương.

Câu 4:

Vai trò của nấm đối với con người Tên các loại nấm
Dùng làm thực phẩm Nấm sò, nấm kim chi, mộc nhĩ…
Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm Một số lạo nấm men, nấm mốc…
Dùng làm dược liệu Nấm linh chi, đông trùng hạ thảo…

 

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

 

Rubric
Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Liệt kê các vai trò của nấm

(4 điểm)

Nêu được 1 loại vai trò: có lợi/ có hại. Nêu được 2 loại vai trò có lợi và có hại Nêu được 3 loại trở lên vai trò có lợi và có hại
Dựa vào hình thức sản phẩm (3 điểm) Nộp bài không đúng hạn, Trình bày sơ sài, không minh

chứng cụ thể

Nộp bài đúng hại

Bài báo cáo có hình ảnh, có dẫn chứng cụ thể

Nộp bài đúng hại

Bài báo cáo đầy đủ, chi tiết, rõ ràng , trình bày

lôi cuốn

Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm (3 điểm) Chưa tích cực Còn lo ra , mất trật tự Tham gia đầy đủ các hoạt động

của lớp

Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo
Tổng điểm:

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra. (25 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN.1.1        5.KHTN.1.6        6.KHTN.2         9.TC.1

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– GV chia lớp thành 4 đến 8 nhóm và cử một học sinh ghi nhận kết quả của các nhóm

– Chuẩn bị hình ảnh biểu hiện của bệnh do nấm gây ra

– Chuẩn bị video tư liệu về biện pháp phòng tránh các bệnh do nấm gây ra của bệnh viện da liễu

* Phương pháp, kĩ thuật:  

– Phương pháp dạy học trực quan, dự án

– Kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp thảo luận nhóm.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra

GV có thể cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một bệnh do nấm gây ra theo các tiêu chí:

+ Nguyên nhân.

+ Biểu hiện.

+ Con đường truyền bệnh.

+ Cách phòng bệnh.

GV chuẩn bị tranh ảnh hoặc trình chiếu về các loại bệnh do nấm cùng với nguồn ảnh từ thực tế, yêu cầu HS quan sát ảnh  trong SGK.

Từ hình ảnh và video clip, HS thảo luận nhóm thực hiện các yêu cầu:

  1. Quan sát hình, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào ?
Tên bệnh do nấm Biểu hiện
Bệnh hắc lào
Bệnh viêm phổi do nấm
Bệnh nấm ở chó
Bệnh mốc xám ở dâu tây
  1. Từ thông tin gợi ý trong hình nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra.

Trình bày được cách phòng tránh bệnh về nấm.

* Thực hiện nhiệm vụ.

Mỗi nhóm nhận 1 tờ giấy A0, thực hiện nhiệm vụ được giao

+ Nhóm 1,2: Câu1: Quan sát hình, hãy kể tên một số bệnh do nấm gây ra. Các bệnh đó có biểu hiện như thế nào ?

+ Nhóm 3,4: Câu 2: Từ thông tin gợi ý trong hình, nêu con đường lây truyền bệnh do nấm gây ra.

+ Nhóm 5,6: câu 3: Từ các con đường truyền bệnh do nấm gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm.

Câu 4: Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm.

– HS chia giấy thành các phần tương ứng với số thành viên và một phần trung tâm.

– Mỗi học sinh quan sát hình ảnh, xem video nêu các biểu hiện, cách phòng bệnh do một số loại nấm gây ra vào ô của mình.

* Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời cho nhóm, ghi vào phần trung tâm.

– Học sinh báo cáo kết quả của các nhóm.

– Từ kết quả tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân các loại nấm, học sinh xác định được sự cách phòng bệnh về nấm

GV dựa vào kết quả hoạt động nhóm, điều chỉnh yêu cầu của GV nếu cần.

–  Dự kiến sản phẩm học tập

1.

Tên bệnh do nấm Biểu hiện
Bệnh hắc lào Vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa
Bệnh viêm phổi do nấm Sốt cao, ho khan, đau tức ngực.
Bệnh nấm ở chó Xuất hiện vết loét trên da hoặc da nhăn nheo, dày cộm, lông rụng thành đám
Bệnh mốc xám ở dâu tây Trên vỏ quả xuất hiện đám mốc trắng, sau chuyển dần thành màu xám; quả bị khô.
  1. Nấm mốc thường xuất hiện khi thời tiết ẩm. Con người tiếp xúc với đối tượng bị nhiễm nấm hoặc nơi đã có nấm mốc sẽ bị lây nhiễm. Một số con đường có thể làm lây truyền bệnh do nấm như:

–  Tiếp xúc trực tiếp với đối tượng (như người hay vật nuôi) bị nhiễm nấm;

–  Dùng chung đồ với người bị nhiễm nấm;

–  Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; bụi, đất chứa nấm gây bệnh.

Biện pháp phòng chống: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh, vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường

  1. Từ các con đường truyền bệnh do nấm gây ra, em hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm.

Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm:

–  Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, nguồn bệnh, đặc biệt nơi môi trường ẩm mốc;

–  Bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với người bị nhiễm nấm hoặc khử trùng sau khi tiếp xúc với môi trường không an toàn với nấm mốc;

–  Không dùng chung đồ với người bị bệnh nấm, hoặc với người khác. Quần áo sau khi mặc cần được giặt ngay, tránh treo trên giá sau đó vài ngày đưa ra mặc lại;

–  Vệ sinh cơ thể đúng cách, đúng thời điểm, an toàn;

–  Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

  1. Màu sắc của thực phẩm bị thay đổi có thể do nấm đã phát triển trên bề mặt thực phẩm. Hạn sử dụng là thời gian bảo quản thực phẩm tốt nhất, sau thời gian này, thực phẩm sẽ rất dễ bị các vi sinh vật khác xâm nhập và làm hỏng.

Thông qua các nội dung thảo luận ở hoạt động 3, hoạt động 4 và phần luyện tập, GV gợi ý HS rút ra kết luận về vai trò của nấm đối với tự nhiên, thực tiễn và kết luận về nấm gây bệnh.

GV hướng dẫn HS đọc thêm về nấm mốc và penicillin trong SGK.

Nội dung ghi bài

•     Nấm gồm nhiều loại, có nhiều hình dạng khác nhau, chúng là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.

•     Nấm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người. Nấm phân giải xác sinh vật giúp đất thêm màu mỡ và làm sạch môi trường, làm thực phẩm, làm dược liệu và được dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm.

•     Bên cạnh những nấm có ích cũng có một số nấm gây ngộ độc và gây bệnh cho người, động vật, thực vật.

•     Để phòng bệnh do nấm cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường, nơi ở khô ráo, đù ánh sáng.

GV cho học sinh coi một đoạn video hướng dẫn quy trình trồng nấm rơm.

https://www.youtube.com/watch?v=qS7KiyR37fs

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Quan sát sự hình thành nấm

Hoạt động này có thể làm tại lớp hoặc làm ở nhà.

GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước trong SGK. Có thể cho HS hoạt động theo nhóm. Sau 2-3 ngày, quan sát kết quả. Từ kết quả đó, HS đưa ra cách bảo quản thực phẩm.

Cho học sinh đọc phần em có biết

  1. Đánh giá kết quả hoạt động

Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập

Tiêu chí đánh giá Mức độ đánh giá Điểm
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Bệnh và cách phòng

Bệnh (7 điểm)

Trả lời dưới 50% tên, biểu hiện của một số bệnh do nấm gây ra và cách phòng trách bệnh nấm Trả lời dưới 80% tên, biểu hiện của một số bệnh do nấm gây ra và cách phòng trách bệnh nấm Trả lời trên 80% tên, biểu hiện của một số bệnh do nấm gây ra và cách phòng trách bệnh nấm
Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm (3 điểm) Chưa tích cực Còn lo ra , mất trật tự Tham gia đầy đủ các hoạt động

của lớp

Tham gia tốt các hoạt động của lớp Có những ý kiến hay, độc đáo

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *