Giáo án KHTN 6 KNTT Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật

  1. Mục tiêu hoạt động

4.KHTN.3.2       5.TC.1.1       6.HT.2.3      8.GQ.3.4        11.TT.1.4

Sau bài học, HS sẽ:

– Quan sát, nhận biết và phân biệt được trên hình ảnh, mẫu vật: các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá,…); cơ quan sinh sản (túi bào tử, nón cái, nón đực, hoa); vị trí của hạt (hạt trần, hạt lớn).

– Phân chia được các mẫu vật vào các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

– Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị, mẫu vật của bài thực hành.

– Phát triển được các kĩ năng quan sát, năng lực thực hành,…

  1. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– Thiết bị, dụng cụ dùng cho bài thực hành (SGK).

– Mẫu vật thật hoặc tranh, ảnh liên quan đến nội dung thực hành.

– Phiếu học tập để làm bài thu hoạch.

– GV chia lớp thành 4 nhóm; phiếu học tập, bảng nhóm.

* Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, trực quan, kĩ thuật  công não

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Thực hành quan sát và phân tích một số mẫu vật

– Chia lớp thành các nhóm nhỏ khoảng 5-6 HS/nhóm. Mỗi nhóm đều có khay mẫu (gồm rêu, dương xỉ, thông, bí ngô) và thiết bị, dụng cụ giống nhau. Các nhóm tiến hành quan sát lấn lượt các mẫu vật theo hướng dẫn và yêu cầu trong SGK.

 

– Yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau về kích thước cơ thể và đặc điểm của các cơ quan sinh dưỡng ở mỗi đại diện (Có rễ thật chưa? Thân có mạch dẫn không? Đa dạng về hình thái như thế nào?).

– Hướng dẫn HS quan sát được cơ quan sinh sản của rêu (bào tử), dương xỉ (túi bào tử); thông (nón); bí ngô (hoa). Yêu cầu HS chỉ ra được sự khác nhau về đặc điểm giữa nón đực và nón cái của thông.

– Hướng dẫn HS xác định được vị trí của hạt thông và hạt bí ngô (được bao bọc hay lộ ra ngoài), từ đó HS nhận xét được về những ưu thế và tiến hoá của ngành thực vật Hạt kín so với các ngành khác trong hệ thống phân loại thực vật.

– GV lưu ý HS cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ như dao lam, kim nhọn,…

– Hướng dẫn HS thao tác cắt ngang thân rêu. Lát cắt càng mỏng và đều thì quan sát bằng kính hiển vi càng rõ và đẹp.

– HS có thể so sánh kết quả quan sát được với các hình ảnh trong sách hoặc tranh, ảnh GV cung cấp.

– Trong khi các nhóm làm thực hành, GV cần bao quát lớp, đổng thời có sự tương tác với từng nhóm để nhắc nhở và hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.

– GV cần đánh giá kĩ năng, thái độ của mỗi HS hoặc từng nhóm HS sau khi kết thúc bài thực hành.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Báo cáo kết quả thực hành

Sau khi đã được thực hành quan sát, từ những sản phẩm của mình (ảnh chụp mẫu vật đã phân tích,…), HS sẽ tổng hợp các kết quả và hoàn thành bài thu hoạch cùng với nhận xét, giải thích của mình về các kết quả thực hành.

Tổ chức dạy học: GV yêu cầu HS chuẩn bị báo cáo và báo cáo kết quả thực hành các nội dung:

  1. Em hãy sắp xếp các mẫu vật đã quan sát vào vị trí phân loại thực vật cho phù hợp và giải thích vì sao em sắp xếp như vậy. Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Tên cây Tên ngành Lí do
? ? ?
? ? ?
  1. Nêu dấu hiệu nhận biết một số đại diện ngành thực vật thông qua đặc điềm hình thái.

Dự kiến

l.

Tên cây Tên ngành Lí do
Rêu tường Ngành Rêu Cơ quan sinh sản là bào tử, thân không phân nhánh, không có mạch dẫn.
Dương xỉ Ngành Dương xỉ Cơ quan sinh sản là bào tử, tập trung thành ổ/túi. Lá non cuộn tròn ờ đẩu.
Thông Ngành Hạt trẩn Cơ quan sinh sản là nón, hạt thông lộ ra ngoài nằm trên các lá noãn hở.
Bí ngô Ngành Hạt kín Bí ngô đã có quả thực sự, hạt nằm trong quả.

2.

Dấu hiệu nhận biết đại diện các ngành qua đặc điểm hình thái:

– Rêu: Cơ thể nhỏ bé chỉ cao khoảng 1-2 cm, có rễ giả.

– Dương xỉ: Có kích thước cơ thê’ lớn hơn rêu; đã có rễ thật, thân, lá; lá non cuộn tròn ở đầu.

– Hạt trần: Kích thước cao lớn, cơ quan sinh sản là nón, hạt không được bao bọc trong quả.

– Hạt kín: Đa dạng về hình thái: thân (cỏ, gỗ, leo,…); rễ (cọc, chùm,…); lá (đơn, kép, xẻ thuỳ, phân nhánh,…); có hoa, hạt ở trong quả.

  1. 3. Phương án đánh giá hoạt động
Mức độ

Tiêu chí

MỨC 1 MỨC 2 MỨC 3
Chuẩn bị mẫu vật Có 1 nhóm thực vật Có 2 nhóm thực vật Có 4 nhóm  thực vật.
Kết quả phân loại Kết quả phân loại còn bị nhầm lẫn từ 4 mẫu vật trở lên Kết quả phân loại còn bị nhầm lẫn từ 3 mẫu vật trở xuống. Phân loại chính xác các mẫu vật vào các nhóm thực vật.
Năng lực tự chủ, tự học Chưa chủ động, chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao Chủ động, chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao
Phẩm chất giao tiếp, hợp tác Chưa hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm Hỗ trợ bạn học nhưng chưa nhiệt tình trong hoạt động nhóm Hỗ trợ bạn học tốt trong hoạt động nhóm

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *