Hoạt động 3: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bao (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
10.KHTN.2.4
15.GT-HT.4
16.TT.1
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; video, tranh
– GV sử dụng phương pháp trực quan kết hợp nêu vấn đề kết hợp với hoạt động thảo luận nhóm
HS xem video sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật và tế bào động vật
GV đặt vấn đề: Vì sao cây đậu tương lớn lên được?
– Qua xem video và nhận xét sự thay đổi kích thước của sinh vật ở các giai đoạn khác nhau.
– Những thay đổi gì ở trong cơ thể sinh vật dẫn đến sự khác nhau như vậy? Dẫn dắt HS vào bài học.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
– GV giới thiệu Hình 20.1 trong SGK, yêu cầu HS quan sát hình để rút ra nhận xét về kích thước của tế bào mới hình thành và tế bào trưởng thành.
– GV tổ chức để HS tìm hiểu về sự lớn lên của tế bào thông qua trả lời câu hỏi trong SGK, có thể yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành câu hỏi.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1. Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi thế nào khi tế bào lớn lên? | |
2. Tế bào có lớn lên mãi được không? Tại sao? | |
3. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật | |
4. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể năng 50 kg, theo em, sự thay đổi này là do đâu?
|
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học
– GV quan sát, hỗ trợ
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
PHIẾU HỌC TẬP (Bảng hỏi) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1. Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi thế nào khi tế bào lớn lên? | Tế bào trưởng thành có kích thước lớn hơn so với tế bào mới hình thành. Quá trình lớn lên này chủ yếu là do sự tăng lên về kích thước của tế bào chất trong khi kích thước nhân tế bào không thay đổi nhiều. |
2. Tế bào có lớn lên mãi được không? Tại sao? | Tế bào không thể lớn lên mãi được vì: kích thước tế bào bị giới hạn bởi màng tế bào (và thành tế bào ở tế bào thực vật), tế bào kích thước lớn có tỉ lệ S/V giảm; dẫn đến sự trao đổi chất của tế bào sẽ chậm lại (do sự vận chuyển các chất đến từng phần trong tế bào sẽ chậm hơn), việc thu nhận và đáp ứng với các kích thích từ môi trường cũng chậm hơn. |
3. Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật | Giúp cho cơ thể sinh vật lớn lên và trưởng thành |
4. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể năng 50 kg và sự phát triển của cây ngô, theo em, sự thay đổi này là do đâu? | Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào. |
Thông quan các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
Vận dụng
* Vì sao khi thằn lằn đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?
– Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất.
- Sản phẩm học tập
– Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS
- Phương án đánh giá:
Phương pháp đánh giá: Viết.
Công cụ đánh giá: Rubric
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Kết quả phiếu học tập
– Mức 1: Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng. – Mức 2: Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích. – Mức 3: Trả lời đúng câu hỏi. Viết |
||||
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
Hoạt động 4: Tìm hiểu dự sinh sản (phân chia) của tế bào ( 20phút)
- Mục tiêu hoạt động
4.KHTN 1.1 6.KHTN 1.1 7.KHTN 1.1 17.TN
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; video, tranh
– GV sử dụng phương pháp trực quan, kĩ thuật công não kết hợp với hoạt động thảo luận nhóm
Tế bào mới hình thành sẽ tăng kích thước và khối lượng tạo nên tế bào trưởng thành. Vậy tiếp theo, tế bào trưởng thành sẽ biến đổi như thế nào?
GV đặt vấn đề về sự biến đổi tiếp theo của tế bào trưởng thành.
HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi
Quan sát Hình 3.1 và 3.2 để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Khi nào thì tế bào phân chia?
Câu 2. Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình nào?
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học
– GV quan sát, hỗ trợ
– GV có thể mở rộng kiến thức thông qua việc đưa thêm công thức tính số lượng tế bào sau n lần phân chia (2n).
– GV nhấn mạnh rằng sự phân chia tế bào chính là hoạt động sinh sản của tế bào. GV cung cấp thông tin về khả năng phân chia của các loại tế bào thông qua nội dung của mục “Em có biết?”.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
– Các nhóm nhận xét trao đổi lẫn nhau
– GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung
Dự kiến sản phẩm
- Khi tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định (tế bào trưởng thành) sẽ thực hiện quá trình phân chia.
- Cơ thể người xuất phát ban đầu là hợp tử, chỉ gồm 1 tế bào, nhờ quá trình phần chia tế bào (theo công thức 2n) sẽ tạo ra hàng tỉ tế bào.
Thông quan các nội dung thảo luận của hoạt động, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
Vận dụng
* Vì sao khi thằn lằn đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?
– Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất.
- Sản phẩm học tập
– Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS
- Phương án đánh giá:
RUBRIC | ||||
Tiêu chí | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
Kết quả phiếu học tập
– Mức 1: Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng. – Mức 2: Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích. – Mức 3: Trả lời đúng câu hỏi. Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn |
||||
Mức độ tham gia hoạt động nhóm
– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung – Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. – Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào (25 phút)
1.Mục tiêu hoạt động
4.KHTN 1.1 6.KHTN 1.1 7.KHTN 1.1 17.TN
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; video, tranh
– GV sử dụng phương pháp trực quan, kĩ thuật công não kết hợp với hoạt động thảo luận nhóm
-Mỗi nhóm lấy một ví dụ cụ thể về những hiện tượng liên quan đến sự lớn lên và phân chia tế bào, giải thích về những biến đổi của tế bào, cơ thể trong ví dụ. chỉ ra ý nghĩa của 2 quá trình này đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản tế bào
– GV chia nhóm tìm hiểu các ví dụ cụ thể tương ứng với các Hình 20.3, 20.4; thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập, từ đó nêu ý nghĩa của quá trình lớn lên và phân chia của tế bào ở từng hiện tượng.
PHIẾU HỌC TẬP (Bảng hỏi) | |||
Câu hỏi | Trả lời | ||
1. Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì? | |||
2. Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương? | |||
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học
– GV quan sát, hỗ trợ
– Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV chốt lại kiến thức dựa trên tổng hợp cầu trả lời của mỗi nhóm. Cụ thể GV cần nhấn mạnh vào 2 vai trò:
+ Giúp cơ thể lớn lên (tăng về kích thước, chiều cao, cân nặng) như ở Hình 20.3.
+ Giúp thay thế các tế bào chết, các tế bào bào già, tế bào sai hỏng hay tế bào bị tổn thương như hiện tượng trong Hình 20.4.
– GV cùng HS trao đổi về tốc độ phát triển của cơ thể người trong giai đoạn dậy thì.
– GV tổng hợp lại ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào đối với cơ thể qua các giai đoạn: khi cơ thể mới hình thành -> cơ thể đang phát triển -> sau khi cơ thể trưởng thành, ngừng lớn.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
– Các nhóm nhận xét trao đổi lẫn nhau hoàn chỉnh phiếu học tập 5
– GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung
– Dự kiến sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP (Bảng hỏi) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1. Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì? | Trong các trường hợp nêu ở Hình 20.3,20.4, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên và tạo ra các tế bào mới thay thế cho các tế bào đã chết, già hay mất chức năng. |
2. Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương? | Nhờ có quá trình phân chia của tế bào, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, tế bào chết, tế bào sai hỏng và tế bào bị tổn thương. |
Luyện tập
Câu 1. Cơ thể động vật lớn lên được là nhờ:
- Sự lớn lên của một tế bào ban đầu.
- Sự tăng số lượng của tê’ bào trong cơ thể do quá trình sinh sản.
- Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể được tạo ra từ quá trình lớn lên và phân chia tế bào.
- Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào.
Câu 2. Từ một tế bào ban đẩu, sau 3 lần phân chia liên tiếp sẽ tạo ra:
- A. 3 tế bào con
- 6 tế bào con.
- 8 tế bào con.
- 12 tế bào con.
Câu 3. Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành trên cây hoa hồng ở hình bên) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật?
Thông quan các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
- Sản phẩm học tập
– Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS
– luyện tập
Câu 1. C. (B)
Câu 2. C. (H)
Câu 3. Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí bị bệnh.
Tế bào phân chia không kiểm soát sẽ lấy mất dinh dưỡng của các quá trình trao đổi chất khác, đồng thời ảnh hưởng đến các quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng khiến cây sinh trưởng chậm, còi cọc, có thể mất khả năng ra hoa và chết. (VD)
- Phương án đánh giá:
Tiêu chí đánh giá | Có | Không |
Xác định được ý nghĩa của sự lớn lên của tế bào | ||
Xác định được ý nghĩa của sự sinh sản tế bào | ||
Hoàn thành phiếu học tập | ||
Trình bày báo cáo trước lớp tự tin |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: