HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái quát về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào (45 phút)
- Mục tiêu hoạt động
1.KHTN1.1 3.KHTN 1.2
- Tổ chức hoạt động
- Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4nhóm;
Trò chơi, phiếu học tập.
GV đặt vấn đề:
Cơ thể nào thì cũng được cấu tạo từ tế bào; tế bào là “viên gạch” xây dựng nên cơ thể sống. mỗi khoang nhỏ trong tổ ong đều là những đơn vị cấu trúc trong hệ thống lớn. Có tế bào có thể quan sát bằng mắt thường, có tế bào có kích thước nhỏ cần phải dùng kính hiển vi mới quan sát được.
Vậy cơ thể sống, đơn vị cấu trúc và chức năng đó là gì? |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tế bào là gì
GV thiết kế hoạt động khởi động bằng trò chơi Ghép hình hoặc chuẩn bị tranh cho trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo để vào bài theo gợi ý trong SGK. HS thảo luận phần khởi động trong SGK.
Em đã biết gì về tế bào | Em muốn biết gì về tế bào | Em đã học được gì về tế bào sau khi học chủ đề Vật sống |
|
– GV chiếu hình ảnh về một số tế bào (vi khuẩn, thực vật, động vật)
– Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. Có cơ thể được tạo nên từ một tế bào (vi khuẩn); cơ thể động vật, thực vật, người có thể được tạo nên từ hàng tỉ tế bào.
– Tế bào thực hiện chức năng cơ bản của cơ thể sống: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.
Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất là tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống.
– GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hỏi– đáp, KWL hình thức làm việc nhóm
Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người,…) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào.
Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản. |
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu hình dạng tế bào.
– GV giới thiệu Hình 18.1, yêu cầu HS nhận xét về hình dạng của mỗi loại tế bào và rút ra kết luận chung về hình dạng của tế bào.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi) | |
Câu hỏi | Trả lời |
1. HS nhận xét về hình dạng của mỗi loại tế bào ? | |
2. Em rút ra kết luận chung về hình dạng của tế bào. |
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Chức năng của tế bào.
– GV cho HS quan sát hình ảnh sau nêuu chức năng của tế bào
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Kích thước của tế bào.
Đặt vấn đề: Chúng ta quan sát những tế bào này bằng cách nào?
– Quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, trứng ếch,…
– Quang sát bằng kính hiển vi quang học: tế bào vi khuẩn, tế bào động vật
– Có rất ít tế bào kích thước đủ lớn để có thể quan sát được bằng mắt thường, hầu hết tế bào đều rất nhỏ và chúng ta chỉ có thể quan sát thấy chúng bằng kính hiển vi.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập
+ Nhận giấy A0 chia thành 4 phần và 1 phần trung tâm
+ Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình
+ Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm
– HS: Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật trong Hình 1.2 và cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi?
– GV có thể cung cấp thông tin về kích thước trung bình của các tế bào: khoảng từ 0,5µm đến 40µm (1µ = 1/1000 mm).
– Gv có thể bổ sung thông tin về một số tế bào có thể quan sát bằng mắt thường như: tế bào sợi gai có chiều dài 550 mm và đường kính 0,44 mm; tế bào tép bưởi, tế bào thịt quả cà chua có chiều dài và đường kính bằng nhau khoảng 0,55 mm; tế bào trứng đà điểu có đường kính lớn đến 20 cm; tế bào thần kinh có đường kính nhỏ nhưng chiều dài có thể đến 120 cm,… để thấy kích thước các tế bào cũng rất đa dạng.
GV đặt ra câu hỏi: “Với kích thước đó thì có thể sử dụng phương tiện gì để quan sát tế bào?”
Gv cần nhận xét và có đánh giá nhiệm vụ của HS theo các hình thức (HS tự nhận xét, đánh giá, đánh giá đồng đẳng, GV đánh giá cá nhân HS hoặc đánh giá nhóm,…)
– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và thực hiện hoạt động SGK.
- Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Tế bào trứng cá quan sát bằng mắt thường. Tế bào vi khuẩn, thực vật, động vật quan sát bằng kính hiển vi.
HĐ. 1. Phát biểu D đúng.
- GV gợi ý HS lấy các ví dụ để chứng minh các phát biểu còn lại không đúng.
→ Rút ra kết luận:
– Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
– Tế bào có thể thực hiện các chức năng của cơ thể như: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản
- Sản phẩm học tập
– Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS
- Phương án đánh giá:
Phương pháp đánh giá: đánh giá sản phẩm học tập
Câu 1. Nêu khái niệm và chức năng của tế bào.
Câu 2. Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thiện phiếu học tập hoặc GV có thể thiết kế bảng trên slide rồi vấn đáp HS để cùng hoàn thiện bảng sau:
Tế bào quan sát được bằng mắt thường | Tê bào quan sát được bằng kính hiển vi |
- Đánh giá
Câu 1. Nêu được khái niệm và chức năng tế bào. (B)
Câu 2. HS nêu được các loại tế bào và lựa chọn được phương tiện quan sát phù hợp. (H)
BẢNG KIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THẢO LUẬN
(Dành cho học sinh)
Các tiêu chí | Có | Không |
Nêu được khái niệm và chức năng tế bào. | ||
Nêu được các loại tế bào | ||
Lựa chọn được phương tiện quan sát phù hợp | ||
Vẽ được hình tế bào đã quan sát |
GV quan sát , Thang đo về hoạt động nhóm.
Nội dung quan sát | Hoàn toàn đồng ý | Đồng ý | Phân vân | Không đồng ý | Hoàn toàn không đồng ý |
Thảo luận sôi nổi | |||||
Các HS trong nhóm đều tham gia hoạt động | |||||
Kết quả sản phẩm tốt |
Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức trong bài viết này nhé: