Giáo án KHTN 6 CTST Bài 42: Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Hoạt động 5. Tìm hiểu hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật – Sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng – Định luật bảo toàn năng lượng. (90 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động:

3.KHTN.1.2     4.KHTN.1.2       5.KHTN.1.2         6.KHTN.1.2

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

– GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.

– Video : TN bảo toàn năng lượng: https://www.youtube.com/watch?v=3rw2OzPqyGA 

– Phiếu học tập 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu Sự truyền năng lượng giữa các vật

+ Nhóm 2: Tìm hiểu Sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng 

+ Nhóm 3: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng

Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ được giao, hoàn thành phiếu học tập của nhóm. Lưu ý khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao 

Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

Tách thành viên của nhóm chuyên gia và tạo thành nhóm mới. Mỗi thành viên của nhóm chuyên gia trở thành “chuyên gia” của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Nhiệm vụ của nhóm mới: Tiến hành hoàn thành các phiếu học tập. Cùng nhau hoàn thiện nội dung định luật bảo toàn năng lượng.

– HS thực hiện nhiệm vụ:

– Mỗi thành viên nhóm mới bắt đầu trao đổi thông tin với nhau, từng bạn  trình bày về vấn đề đã nắm bắt ở vòng 1

– Hoàn thành nội dung định luật bảo toàn năng lượng.

– GV quan sát và nhận xét các kiến thức học sinh đưa ra.

 

Phiếu học tập 7 : Tìm hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
a.Đẩy xe hàng Khi đẩy xe hàng, xe hàng nhận được năng lượng từ đâu để chuyển động?

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

b. Phơi lúa Khi phơi lúa, lúa nhận được năng lượng từ đâu để có thể khô được?

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

 c. Rót nước vào cốc nước đá Đổ nước vào trong cốc có chứa nước đá thì trong cốc có sự truyền năng lượng như thế nào?

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

 

Phiếu học tập 8: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
a. Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa 2 bàn tay vào nhau, khi đó dạng năng lượng nào đã chuyển thành nhiệt để làm ấm bàn tay?

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

                          b. Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động?

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

c. Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng?

………………………………………………………………

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Khi bình nóng lạnh hoạt động, đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào?

……………………………………………………………….

………………………………………………………………

………………………………………………………………

Phiếu học tập 9: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng.
Nhiệm vụ: Xem video https://www.youtube.com/watch?v=3rw2OzPqyGA

Quan sát hình, trả lời câu hỏi

Thả viên bi từ vị trí A, viên bi lăn xuống tới vị trí B rồi lại lăn tới vị trí C – Hãy mô tả sự thay đổi động năng và thế năng của viên bi khi bi chuyển động từ vị trí A🡪 B, từ B 🡪 C

…………………………………………………

…………………………………………………

– So sánh năng lượng của viên bi khi bi ở vị trí A và C

…………………………………………………

– Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng và thế năng còn có dạng năng lượng nào xuất hiện?

…………………………………………………

 

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập, báo cáo kết quả

– Dự kiến sản phẩm học tập

Phiếu học tập 7 : Tìm hiểu sự truyền năng lượng giữa các vật
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
Khi đẩy xe hàng, xe hàng nhận được năng lượng từ đâu để chuyển động? Năng lượng từ người đã chuyển sang xe hàng. Xe hàng đã nhận được năng lượng để chuyển động.
Khi phơi lúa, lúa nhận được năng lượng từ đâu để có thể khô được? Khi phơi thóc, hạt thóc nhận năng lượng từ Mặt Trời.
Đổ nước vào trong cốc có chứa nước đá thì trong cốc có sự truyền năng lượng như thế nào? – Rót nước vào cốc có chứa nước đá thì năng lượng đã truyền từ nước sang nước đá.

 

Phiếu học tập 8: Tìm hiểu sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng
Quan sát hình, trả lời câu hỏi
Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa 2 bàn tay vào nhau, khi đó dạng năng lượng nào đã chuyển thành nhiệt để làm ấm bàn tay? Vào lúc trời lạnh, người ta thường xoa hai bàn tay vào nhau để nhanh làm ấm bàn tay. Khi đó, năng lượng do sự chuyển động của hai bàn tay đã chuyển thành nhiệt để làm ấm bàn tay.
Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, dạng năng lượng nào chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động?      Khi ô tô động cơ nhiệt chạy, hoá năng giải phóng do đốt cháy nhiên liệu đã chuyển thành năng lượng cho ô tô hoạt động.
Khi đèn đường được thắp sáng, dạng năng lượng nào đã chuyển thành quang năng? Khi đèn đường được thắp sáng, năng lượng điện đã chuyển thành quang năng.
Khi bình nóng lạnh hoạt động, đã có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Khi bình nóng lạnh hoạt động, đã có sự chuyển hoá năng lượng từ điện năng thành nhiệt năng.

 

Phiếu học tập 9: Tìm hiểu định luật bảo toàn năng lượng.
Nhiệm vụ: Xem video https://www.youtube.com/watch?v=3rw2OzPqyGA

Quan sát hình, trả lời câu hỏi

Hãy mô tả sự thay đổi động năng và thế năng của viên bi khi bi chuyển động từ vị trí A🡪 B, từ B 🡪 C

– So sánh năng lượng của viên bi khi bi ở vị trí A và C

– Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng và thế năng còn có dạng năng lượng nào xuất hiện?

– Khi viên bi chuyển động từ vị trí A tới vị trí B, thế năng của viên bi giảm dần còn động năng của nó tăng dẩn. Khi viên bi chuyển động từ vị trí B tới vị trí C, thế năng của viên bi tăng dần còn động năng của nó giảm dần.

– Năng lượng của viên bi khi ở vị trí A lớn hơn khi nó ở vị trí C do ở A bi có độ cao lớn hơn độ cao của nó khi ở C.

– Trong quá trình viên bi chuyển động, ngoài động năng và thế năng còn có nhiệt năng xuất hiện.

 

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

– Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

– Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

– Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.”

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá: 

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập qua phiếu học tập

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. Học sinh có nêu được sự truyền năng lượng trong 1 số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.
2. Học sinh  có phát hiện ra được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
3. Học sinh có nêu được định luật bảo toàn năng lượng
4. Học sinh  có có lấy được ví dụ minh họa đlbt năng lượng không?
5. Học sinh  có lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. 
6. Học sinh có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
7. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ?
8.Học sinh có kiên trì đọc tài liệu và khám phá nội dung mới không ?

 

Luyện tập

* Khi quạt điện hoạt động, điện năng cung cấp cho quạt chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Theo em tổng các dạng năng lượng đó có bằng phẩn điện năng ban đầu cung cấp cho quạt không?

– Khi quạt điện hoạt động, điện năng cung cấp cho quạt điện chuyển hoá thành cơ năng làm cho quạt quay và nhiệt năng làm nóng quạt. Tổng hai dạng năng lượng này bằng điện năng đã cung cấp cho quạt.

 

Hoạt động 6. Tìm hiểu năng lượng hao phí (45 phút)

  1. Mục tiêu: 7.KHTN.1.2
  2. Tổ chức hoạt động 

* Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm

 – Phiếu học tập

 – Giấy A0

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– Dạy học trực quan.

– Kỹ thuật: khăn trải bàn

– GV yêu cầu HS lấy ví dụ về sử dụng năng lượng trong cuộc sống hằng ngày, phân tích để đưa ra khái niệm về năng lượng có ích và năng lượng hao phí.

– GV phát mỗi nhóm giấy A0, học sinh hoạt động cá nhân độc lập trong 7 phút viết câu trả lời của cá nhân và thảo luận thống nhất ý kiến nhóm vô giữa tờ giấy.

– Câu hỏi: Quan sát hình 42.5,42.6,42.7 và cho biết trong các hoạt động, năng lượng ban đầu đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Hãy chỉ ra phần năng lượng nào là có ích, phần năng lượng nào là hao phí.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiến hành hoạt động

– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời

– Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm hoàn thành phiếu học tập, so sánh kết quả.

– Dự kiến sản phẩm học tập:

Khi đun nước sôi, năng lượng nhiệt từ ngọn lửa đã làm nóng nước, ấm và môi trường xung quanh, trong đó chỉ có phần làm nóng nước là có ích.

Khi ô tô chuyển động, xăng được đốt cháy đã cung cấp năng lượng chuyển thành cơ năng cho ô tô chạy và nhiệt năng làm nóng ô tô và toả ra môi trường. Phẩn chuyển hoá thành cơ năng cung cấp cho ô tô chạy là có ích, phần nhiệt năng là hao phí.

Khi quạt điện đang quay, năng lượng điện đã chuyển hoá thành cơ năng làm quạt quay và nhiệt năng làm nóng quạt. Phần có ích là phần chuyển hoá thành cơ năng làm quạt quay, phần hao phí là phần chuyển hoá thành nhiệt năng.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá: 
Thang đo đánh giá
Tiêu chí: Trung thực trong làm thí nghiệm và báo cáo kết quả  Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – Làm không đúng tất cả các yêu cầu GV đưa ra
Mức 2 – Chỉ hoàn thành ở mức độ cá nhân nhưng số câu trả lời rất ít  
Mức 3 – Hoàn thành phần việc của từng cá nhân
Mức 4 – Hoàn thành phần việc của cá nhân và của nhóm nhưng còn sai sót
Mức 5 – Hoàn thành tốt phần việc của cá nhân và của nhóm, đưa ra kết luận chung chính xác.

– Sử dụng thang đánh giá: 

Luyện tập

* Quan sát hình 42.8 và cho biết khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng cung cấp cho bóng đèn đã chuyển hoá thành những dạng năng lượng nào? Dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?

– Khi bóng đèn sợi đốt đang sáng, điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng làm nóng dây tóc bóng đèn, dây tóc bóng đèn nóng lên phát ra ánh sáng và làm nóng môi trường xung quanh. Phần có ích là phẩn năng lượng chuyển thành ánh sáng, phần hao phí là phần làm nóng môi trường xung quanh.

 

Hoạt động 7. Tìm hiểu về các hoạt động sử dụng năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng – Sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động: 12.KHTN.3.2
  2. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Phiếu học tập

–  Video : Sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tim hiểu về các hoạt động sử dụng năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng

PP dạy học giải quyết vấn đề, hình thức làm việc nhóm

– GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– Câu hỏi: Những hoạt động nào ở bảng 42.1 là sử dụng năng lượng hiệu quả và không hiệu quả? Vì sao?  Hoàn thành phiếu học tập 10.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiến hành thảo luận nội dung học tập

Phiếu học tập 10: Tìm hiểu sự cần thiết phải tiết kiệm điện
Đánh dấu X vào ô em cho là đúng
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ KHÔNG HIỆU QUẢ
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Để các thực phẩm có nhiệt độ cao (còn nóng) và tủ lạnh
Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn định
Để điều hòa ở mức trên 20 0C
Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh
Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn Led
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, tivi… nên để ở chế độ chờ
Sử dụng nước sinh hoạt với 1 lượng vừa đủ nhu cầu
Sử dụng điện mặt trời trong trường học
Em hãy nêu một số lợi ích của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

Phiếu học tập 10: Tìm hiểu sự cần thiết phải tiết kiệm điện
Đánh dấu X vào ô em cho là đúng
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆU QUẢ KHÔNG HIỆU QUẢ
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng X
Để các thực phẩm có nhiệt độ cao (còn nóng) và tủ lạnh X
Ngắt tủ lạnh ra khỏi nguồn điện khi nhiệt độ ổn định X
Để điều hòa ở mức trên 20 0C
Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh X
Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn Led X
Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt X
Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, tivi… nên để ở chế độ chờ X
Sử dụng nước sinh hoạt với 1 lượng vừa đủ nhu cầu X
Sử dụng điện mặt trời trong trường học X
Em hãy nêu một số lợi ích của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
Tiết kiệm chi phí cho gia đình, góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường,…

 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tim hiểu sự cần thiết phải tiết kiệm năng lượng và các biện pháp tiết kiệm năng lượng

GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

Câu hỏi. Hãy nêu các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày:

* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Học sinh hoạt động nhóm, xem video và trả lời câu hỏi

– Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

 Hãy nêu các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày:

– Điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng và kiểm tra các miếng đệm xung quanh cửa tủ để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và khít;

– Hạn chế sử dụng máy giặt ở chế độ giặt nước nóng, chỉ đặt chế độ giặt nước nóng khi thật sự cần thiết và sử dụng máy giặt khi có đủ lượng đổ cần giặt;

– Nên chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng khi thay thế đồ gia dụng cũ;

– Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hoà, thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc điều hoà;

– Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện để cho hiệu quả ánh sáng tốt nhất;

– Dùng ít nước hơn bằng cách lắp đẩu vòi tiết chế lưu lượng nước;

– Nên đi bộ, đi xe đạp, đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện công cộng bất cứ khi nào có thể;

– Trồng nhiều cây cối và tô tường nhà màu sáng nếu bạn sống ở những nước có khí hậu nóng hoặc sơn màu tối nếu bạn sống ở nơi khí hậu lạnh.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra được một số kết luận về sự cấn thiết cấn phải tiết kiệm năng lượng. GV bổ sung về đảm bảo an ninh năng lượng là sự đảm bảo đẩy đủ nàng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ để phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Tiết kiệm năng lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi cá nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Luyện tập

* Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện ở nhà.

– Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện ở nhà:

+ Đặt máy giặt ở chế độ nước ấm hoặc lạnh, hạn chê’ để chế độ giặt nước nóng;

+ Giảm nhiệt độ tối đa của bình đun nước nóng cỡ 60 °C;

+ Không nên quá lạm dụng máy sưởi và máy điều hoà;

+ Thường xuyên làm sạch và thay tấm lọc điều hoà;

+ Tắt các thiết bị điện như bóng đèn, tivi, máy tính khi không sử dụng.

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá: 

Phương pháp đánh giá

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiêu chí 1

Kết quả thảo luận, học tập

MỨC 1-Trình bày chưa được rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn  
MỨC 2 Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ nhưng còn lúng túng và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
MỨC 3- Trình bày rõ ràng, đầy dủ, chính xác nhiệm vụ và dồng thời biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn
Tiêu chí 2

Giao tiếp và hợp tác

MỨC 1- Lắng nghe
MỨC 2- Có lắng nghe, phản hồi
MỨC 3- Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

 

Vận dụng

* Đề xuất một số biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong trường học.

– Cuối buổi học nên tắt tất cả các thiết bị điện kể cả các thiết bị ở chế độ chờ, thu gom những đồ vật không sử dụng có thể tái chế như giấy, vỏ hộp nhôm hay chai nhựa, lau chùi và bảo dưỡng các vật dụng thường xuyên,…

Hoạt động 8. Vận dụng (90 phút)

  1. Mục tiêu: 13.KHTN.3.1
  2. Tổ chức hoạt động

* Chuẩn bị:

– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và một thư ký.

– Sơ đồ tư duy (khuyết)

– Bài tập 1,2,3 sgk

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: hệ thống kiến thức

– GV hướng dẫn HS thiết kế sơ đồ tư duy để tổng kết những kiến thức cơ bản của chủ đề.

– Phát Sơ đồ tư duy (khuyết) cho từng nhóm

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tiến hành thảo luận nội dung học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Các dạng bài tập

GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thực hiện một số bài tập để ôn tập chủ đề.

  1. Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng dòng nước vào những việc gì?
  2. Khi đi xe đạp tới trường, năng lượng cung cấp cho xe chuyển động được truyền từ đâu? Trong quá trình đạp xe, có năng lượng hao phí hay không? Nêu biện pháp làm giảm sự hao phí đó?
  3. Xăng sinh học được tạo nên từ việc pha trộn xăng khoáng thông thường – xăng A92 với nhiên liệu sinh học bio-ethanol là nhiên liệu được sản xuất phần lớn từ các loại lương thực như ngô, sắn, ngũ cốc và củ cải đường. Xăng sinh học E5 có tỉ lệ nhiên liệu sinh học từ 4% đến 5%. Xăng sinh học E10 có tỉ lệ nhiên liệu sinh học từ 9% đến 10

 

Xăng sinh học là dạng năng lượng tái tạo hay năng lượng chuyển hóa toàn phần? Sử dụng xăng sinh học có những Ưu thế nào so với xăng thông thường.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– Dự kiến sản phẩm học tập

Hướng dẫn giải:

  1. Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng dòng nước vào những việc như phát điện, đun nước nóng, nhiên liệu động cơ và hệ thống điện độc lập nông thôn.
  2. Khi đi xe đạp tới trường, năng lượng cung cấp cho xe chuyển động được truyền từ chân của người đạp xe. Trong quá trình đạp xe, có năng lượng hao phí do lực ma sát ở các ổ trục. Để làm giảm sự hao phí đó, người ta chế tạo ra các ổ bi, bôi trơn các ổ trục.
  3. Những ưu thế của xăng sinh học so với xăng thông thường.

Xăng sinh học sử dụng cho động cơ khi đốt cháy sẽ ít thải ra các chất độc giảm thiểu sự hao mòn cho động cơ và ô nhiễm môi trường. Một điểm mạnh khá thú vị khác khi sử dụng xăng sinh học là giúp thúc đẩy, tạo công việc và thu nhập cho người nông dân. Ngoài ra, phát triển nhiên liệu sinh học giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và than đá. Đồng thời kiềm chế sự gia tăng giá dầu, ổn định tình hình năng lượng cho thế giới.

  1. Sản phẩm học tập

– Bảng SĐTD

– Hoàn thành bài tập sgk

  1. Phương án đánh giá: 
RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Học sinh hoàn thành phiếu học tập nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2: Học sinh hoàn thành đúng phiếu học tập .Giải thích đúng 

– Mức 3: Biết giải thích vào các hiện tượng đời sống thông qua các quá trình biến đổi

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *