Giáo án KHTN 6 CTST Bài 41: Năng lượng

Hoạt động 1. Đặt vấn đề (5 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động: Đưa ra các tình huống có vấn đề.
  2. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

GV chuẩn bị video về vấn đề năng lượng

– GV phát cho mỗi bạn một phiếu KWL

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Em đã biết được những gì về năng lượng

 + Em đã nghe năng lượng trong những trường hợp nào? 

 + Em muốn biết thêm những gì từ bài năng lượng này?

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Hoàn thành phiếu KWL

  1. Sản phẩm học tập

 Câu trả lời của học sinh.

  1. Phương án đánh giá
Câu hỏi:
1. Hằng ngày để hoạt động thì cơ thể cần yếu tố gì?
2. Năng lượng được cung cấp từ đâu?
3.Năng lượng dùng trong những trường hợp nào?
4. Kể tên một số dạng năng lượng mà em biết?

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu các dạng năng lượng (85 phút)

Mục tiêu hoạt động: 

13.TC.1.1;      15.TT.1;        9.KHTN.1.3

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: Chuẩn bị một số tranh ảnh: người chuyển động và đồ dùng học tập: lò xo.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu một số dạng năng lượng

– PP: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thảo luận nhóm, KT: động não

– GV giới thiệu các tranh hình lần lượt 41.1 a đến 41.1c thông qua quan sát tranh hình và thảo luận, HS kể tên và nhận biết được một số dạng năng lượng.

HS quan sát các hình ảnh, nhận biết hình ảnh này ứng với dạng năng lượng.

– Các nhóm thực hành phân tích hình ảnh và ghép với dạng năng lượng.

– Lấy thêm ví dụ về từng dạng năng lượng.

  1. Hãy nêu các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của em có sử dụng các dạng năng lượng như động năng, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hoá năng.

– GV yêu cầu HS đọc phần đọc thêm về năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân để biết thêm thông tin về hai loại năng lượng này.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cá nhân HS nhắc lại các dạng năng lượng.

– Mỗi nhóm học sinh quan sát tranh ảnh, phân tích nội dung của ảnh. 

– Mỗi nhóm thực hiện thí nghiệm với lò xo, phân tích lò xo biến dạng gây ra tác dụng gì.

– HS đọc thông tin và bổ sung các dạng năng lượng mà em chưa biết.

– Mỗi nhóm tiến hành ghép tranh ảnh với nội dung dạng năng lượng phù hợp.

– Nhóm thảo luận bổ sung ví dụ về từng dạng năng lượng.

– Hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập số 1
Nhiệm vụ: Phân tích các dạng năng lượng
Hình 1: Động năng Ví dụ: xe chạy trên đường……
Hình 2: Thế năng trọng trường Máy bay bay trên trời
Hình 3: Thế năng đàn hồi Cung tên đang giương
Hình 4: Quang năng ………….
Hình 5: Nhiệt năng ………..
Hình 6: Điện năng …………
Hình 7: Hóa năng

 

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các dạng năng lượng: Động năng, thế năng trọng trường, thế năng đàn hồi, quang năng, nhiệt năng, điện năng, hóa năng, 

– Hình ảnh phù hợp với từng dạng năng lượng

– Đại diện nhóm báo cáo kết quả:

Khi em đi bộ, em sẽ có động năng; khi em bật đèn điện để học bài sẽ dùng điện năng làm bóng đèn sáng và tạo ra quang năng; khi em nấu cơm sẽ dùng nhiệt năng; khi ăn thức ăn em đã sử dụng hoá năng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Phân loại năng lượng theo tiêu chí

– Tham khảo tài liệu tìm hiểu có bao nhiêu tiêu chí phân loại dạng năng lượng.

Phân loại các dạng năng lượng theo tiêu chí.

– Nêu một số nguồn tạo ra các loại năng lượng như cơ năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng, hoá năng,…? Do đó, các loại năng lượng này được phân loại theo nguồn tạo ra chúng.

– GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS thảo luận các nội dung theo các câu hỏi trong phiếu học tập 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được các tiêu chí phân loại dạng năng lượng.
Để phân loại năng lượng ta dựa vào các tiêu chí:

1. Nguồn năng lượng: 

………………………………………………………………………………..

2. Nguồn gốc vật chất của năng lượng:

 .………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………..

3. Mức độ ô nhiễm môi trường:

………………………………………………………………………………….

Bài tập vận dụng

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  3
Câu hỏi Trả lời
1) Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn.
2) Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Nhóm thảo luận 

– Mỗi nhóm HS thực hiện nhiệm vụ đọc và tìm các tiêu chí phân loại dạng năng lượng.

– Hoàn thành phiếu học tập

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm so sánh kết quả, hoàn thành phiếu học tập các tiêu chí phân loại năng lượng

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  2
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để nêu được các tiêu chí phân loại dạng năng lượng.
Để phân loại năng lượng ta dựa vào các tiêu chí:

1. Nguồn năng lượng: 

– Năng lượng được phân loại theo các dạng: cơ năng (động năng, thế năng), nhiệt năng, điện năng, quang năng, hóa năng, năng lượng hạt nhân,…

2. Nguồn gốc vật chất của năng lượng:

Năng lượng được phân loại thành các dạng:

Năng lượng chuyển hóa toàn phần là dạng năng lượng được sinh ra tự nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên.

Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng như ánh sáng mặt trời, gió, thủy triều, hạt nhân địa nhiệt,…

3. Mức độ ô nhiễm môi trường:

Năng lượng được chia thành:

– Năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều 

– Năng lượng gây ô nhiễm môi trường như năng lượng hóa thạch

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  3
Câu hỏi Trả lời
1) Em hãy nêu một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là liên tục, được coi là vô hạn và một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn. Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó là hữu hạn như than đá, dầu mỏ,…

Một số dạng năng lượng mà nguồn sản sinh ra nó được coi là vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

2) Theo em, những dạng năng lượng nào trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường? Nêu một số ví dụ. Những dạng năng lượng mà trong quá trình khai thác – sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới môi trường là dạng năng lượng được sinh ra từ nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu mỏ,…

Ví dụ: Khai thác than đá, dầu mỏ tạo ra lượng lớn khói, bụi làm ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, làm phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh vật,…

 

  1. Sản phẩm học tập

Phiếu học tập của các nhóm

  1. Phương án đánh giá:

Sử dụng bảng kiểm sau đây để đánh giá: 

Câu hỏi đánh giá Kết quả
Không
1. HS có kể tên các dạng năng lượng?
2. HS có chỉ ra được sự khác nhau giữa các loại năng lượng?
3. HS có ghép đúng nội dung năng lượng với tranh ảnh
4. HS có trình bày được các tiêu chí phân loại các dạng năng lương?
5. HS có có lấy được ví dụ bổ sung cho các dạng năng lượng không?
6. HS có phân loại được các dạng năng lượng chính xác không?
7. Học sinh có tích cực chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao không? 
8. HS có hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm không?
9. HS có kiên trì đọc tài liệu và khám phá nội dung mới không?

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu đặc trưng của năng lượng (45 phút)

  1. Mục tiêu hoạt động:

1.KHTN.1.2; 10.KHTN.2.1

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

Dụng cụ thí nghiệm: Viên bi và các vật có thể di chuyển dễ dàng (xe đồ chơi), tranh ảnh.

– Phiếu học tập

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 

– PP: Dạy học  hợp tác, hình thức làm việc nhóm:

– GV nhắc lại khái niệm về năng lượng mà HS đã làm quen ở tiểu học: Mọi vật (con người, động vật, máy móc,…) đều cần năng lượng để hoạt động. Sự hoạt động được biểu hiện bởi sự thay đổi vị trí, thay đổi chuyển động hoặc sự biến dạng của các vật

– Học sinh quan sát hình ảnh mô hình thí nghiệm, nắm hai trường hợp cụ thể.

– HS tiến hành thực hiện thí nghiệm, nhận xét và trả lời các câu hỏi:

  + Vật 1 đang có năng lượng dạng nào?

 + Vật  1 trong hai trường hợp, trường hợp nào có năng lượng lớn hơn? Vì sao?

 + Khi vật 1 va chạm vật 2, hiện tượng gì xảy ra? 

 + Lực trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao?

– HS quan sát thêm ví dụ minh hóa về hai ảnh về sức thổi của gió, trả lời các câu hỏi:

+ Năng lượng gió trong hình nào lớn hơn?

 + Lực tác dụng của gió trong hình nào mạnh hơn?

 + Mối liên hệ giữa năng lượng và lực như thế nào?

– GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK;

– Với mỗi nội dung thảo luận, GV định hướng để HS chỉ ra được sự liên hệ giữa năng lượng của vật và khả năng tác dụng lực của vật.

 – Mỗi nhóm hoàn thành các câu hỏi vào phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  4
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Thí nghiệm va chạm giữa hai vật + Vật 1 đang có năng lượng dạng nào?
+ Vật  1 trong hai trường hợp, trường hợp nào có năng lượng lớn hơn? Vì sao?
+ Khi vật 1 va chạm vật 2, hiện tượng gì xảy ra? 
+ Lực trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao?
Mối liên hệ giữa năng lượng và lực + Năng lượng gió trong hình nào lớn hơn?
+ Lực tác dụng của gió trong hình nào mạnh hơn?
+ Mối liên hệ giữa năng lượng và lực như thế nào?

 

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– Cá nhân học sinh quan sát mô hình thí nghiệm.

– Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng.

– Học sinh hoạt động nhóm phân tích thảo luận tả lời các câu hỏi trong thí nghiệm. Ghi nhận kết quả.

– Mỗi nhóm tiếp tục phân tích hình ảnh và thảo luận vấn đề và hoàn thành phiếu học tập số 4

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Các nhóm so sánh kết quả, hoàn thành phiếu học tập

 Các nhóm tiến hành đánh giá lẫn nhau.

– Dự đoán sản phẩm của học sinh

PHIẾU HỌC TẬP SỐ  4
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Thí nghiệm va chạm giữa hai vật + Vật 1 đang có năng lượng dạng nào? Năng lượng của nó ở dạng thế năng.
+ Vật  1 trong hai trường hợp, trường hợp nào có năng lượng lớn hơn? Vì sao? Năng lượng ban đầu của vật 1 trong trường hợp hình 41.2a lớn hơn vì nó ở độ cao lớn hơn.
+ Khi vật 1 va chạm vật 2, hiện tượng gì xảy ra?  + Khi vật 1 va chạm vật 2, thì vật 2 di chuyển một quãng đường
+ Lực trong trường hợp nào lớn hơn? Vì sao? Lực do vật 1 tác dụng lên vật 2 khi va chạm trong trường hợp hình 41.2a lớn hơn, thể hiện ở quãng đường vật 2 đi được sau va chạm tới lúc dừng lớn hơn.
Mối liên hệ giữa năng lượng và lực + Năng lượng gió trong hình nào lớn hơn? Năng lượng gió trong hình b lớn hơn
+ Lực tác dụng của gió trong hình nào mạnh hơn? Năng lượng gió càng lớn thì tác dụng lực lên cây hình b mạnh lớn.
+ Mối liên hệ giữa năng lượng và lực như thế nào? Năng lượng của vật càng lớn thì nó có khả năng gây ra tác dụng lực càng lớn lên các vật khác.

 

Thông qua các nội dung thảo luận 4 và 5, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Luyện tập

* Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng hay giảm? Lực lò xo tác dụng lên tay sẽ thay đổi như thế nào?

– Trong hình 41.1c, khi lò xo bị nén nhiều hơn thì năng lượng của nó sẽ tăng lên. Lực do lò xo tác dụng lên tay sẽ tăng lên.

  1. Sản phẩm học tập

 Phiếu học tập.

  1. Phương án đánh giá

Rubric1:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Thí nghiệm đặc trưng của năng lượng

– Mức 1: Lắp đúng mô hình thí nghiệm

– Mức 2: Lắp đúng mô hình thí nghiệm;

tiến hành thí nghiệm còn sai lệch

– Mức 3: Lắp đúng mô hình thí nghiệm, tiến hành đúng thí nghiệm

Phân tích nội dung tranh

– Mức 1: Phân tích được nội dung tranh

– Mức 2: Phân tích đúng nội dung tranh, trả lời đúng các câu hỏi

– Mức 3: Phân tích đúng, nắm rõ nội dung tranh và trả lời câu hỏi đúng, kết luận mối liện hệ năng lượng và lực

Thuyết trình cho nội dung thảo luận.

– Mức 1: Thuyết trình chưa đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) 

– Mức 2: Thuyết trình đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời)  nhưng còn dài dòng

– Mức 3: Thuyết trình đủ ý (cách tiến hành thí nghiệm, các nội dung câu trả lời) 

 

Hoạt động 4. Tìm hiểu nhiên liệu và năng lượng tái tạo (45 phút) 

  1. Mục tiêu hoạt động:

2.KHTN.1.2;            8.KHTN.1.2

  1. Tổ chức hoạt động:

* Chuẩn bị: 

– Tranh ảnh

– Phiếu học tập 

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: Tìm hiểu vể nhiên liệu

– PP: Dạy học khám phá

– Kỹ thuật: Động não – Công não, thảo luận nhóm

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK. 

– Mỗi học sinh nghiên cứu tài liệu, nêu một số ví dụ về đốt cháy nhiên liệu trong cuộc sống hằng ngày và cho biết sự thay đổi của không gian xung quanh đó. Hoàn thành phiếu học tập số 5

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Nhiên liệu Định nghĩa của nhiên liệu
Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Học sinh báo cáo kết quả học tập, nhận xét, bổ sung

– Giáo viên chốt kiến thức

– Dự kiến sản phẩm của học sinh:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Nhiên liệu Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nào? Biểu hiện nào thể hiện các dạng năng lượng đó? Khi bị đốt cháy, nhiên liệu giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng. Biểu hiện làm cho môi trường xung quanh nóng lên và làm sáng thêm không gian xung quanh.
Em hãy cho biết những ứng dụng trong đời sống khi đốt cháy nhiên liệu. – Củi, ga dùng trong nấu ăn; than đá dùng để cung cấp cho nhà máy nhiệt điện hoạt động; xăng dầu dùng cho các động cơ nhiệt,…

 

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

* Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2: Tìm hiểu vể năng lượng tái tạo

GV tổ chức hoạt động nhóm cặp đôi cho HS thảo luận các nội dung trong SGK.

– Quan sát các tranh ảnh và tìm hiểu năng lượng tái tạo

+ Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì?

+ Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung?

+ Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?

 

Từ đó HS kết luận năng lượng tái tạo là gì? Lấy thêm các ví dụ minh họa. Hoàn thành vào phiếu học tập số 5.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

Đọc tài liệu

– HS hợp tác với nhau thực hiện nhiệm vụ học tập GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các hỗn hợp, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ.

– Phân tích, nội dung và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập số 6.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo là gì?
Ví dụ minh họa.

* Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Học sinh báo cáo kết quả học tập, nhận xét, bổ sung

– Giáo viên chốt kiến thức

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

Các nhà máy điện ở hình 41.4 sử dụng năng lượng gì? Nguồn cung cấp những năng lượng đó có đặc điểm gì chung? Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng nào?

Trạm phát điện Khánh Hoà sử dụng năng lượng mặt trời.

Trạm phát điện Bạc Liêu sử dụng năng lượng gió.

Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình sử dụng năng lượng dòng nước.

Nguồn cung cấp các năng lượng đó có đặc điểm chung là được xem như vô hạn. Theo nguổn gốc vật chất của năng lượng, chúng thuộc dạng năng lượng tái tạo.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Nội dung Câu hỏi Câu trả lời
Năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo là gì? Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng,…
Kể tên một số năng lượng tái tạo mà em biết. – Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt.

Thông qua các nội dung thảo luận, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK về năng lượng tái tạo, sau đó GV nêu nguyên tắc sử dụng năng lượng tái tạo và một số lĩnh vực ứng dụng năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn như Mặt Trời, gió, thủy triều, sóng,…

  1. Sản phẩm học tập

– Các phiếu học tập thu được.

  1. Phương án đánh giá

Gv quan sát và đánh giá bằng thang đo

Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Thảo luận sôi nổi
Các Hs trong nhóm đều tham gia hoạt động
Kết quả bài làm tốt
Trình bày kết quả tốt

Vận dụng

– Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào?

– Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng cơ năng vì nó chuyển động và ở trên cao so với mặt đất.

  1. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
  2. Khi bật quạt điện, điện năng cung cấp cho quạt đã tạo ra lực làm cho quạt quay. Điện năng cung cấp càng lớn thì lực tác dụng càng mạnh làm quạt quay càng nhanh.

Khi bắn cung, cung thủ đã tác dụng lực và truyền năng lượng làm cho dây cung và cánh cung biến dạng. Cung biến dạng càng nhiều, nó có năng lượng càng lớn, sẽ tác dụng lực càng mạnh làm cho mũi tên bay càng nhanh và càng xa.

  1. Một số nhiên liệu thường dùng: Than đá, xăng, củi,…

Sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đối với môi trường: Gây ô nhiễm môi trường, tạo hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng, chặt phá rừng dẫn đến hạn hán và lũ quét,…

3.1 – c; 2 – d; 3 – e; 4 – a; 5 – b.

4.

Loại năng lượng Tái tạo Chuyển hóa toàn phần Sạch Ô nhiễm môi trường
Năng lượng dầu mỏ X X
Năng lượng mặt trời X X
Năng lượng hạt nhân X X
Năng lượng than đá X X

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *