Giáo án KHTN 6 CTST Bài 17: Tế bào

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái quát về tế bào (90 phút)

Mục tiêu hoạt động

1.KHTN1.1                   3.KHTN 1.2

Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4nhóm;

Trò chơi, phiếu học tập. 

GV đặt vấn đề: 

Ta thấy mỗi viên gạch trong nhà, mỗi căn hộ trong một tòa chung cư, mỗi khoang nhỏ trong tổ ong đều là những đơn vị cấu trúc trong hệ thống lớn

Vậy cơ thể sống, đơn vị cấu trúc và chức năng đó là gì?

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1: 

GV thiết kế hoạt động khởi động bằng trò chơi Ghép hình hoặc chuẩn bị tranh cho trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo để vào bài theo gợi ý trong SGK.  HS thảo luận phần khởi động trong SGK.

 

Em đã biết gì về tế bào Em muốn biết gì về tế bào Em đã học được gì về tế bào sau khi học chủ đề Vật sống

– GV sử dụng PP trực quan, đàm thoại – gợi mở, KT khăn trải bàn, hỏi-  đáp, KWL hình thức làm việc nhóm

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2:  Tế bào là gì? 

GV cho HS quan sát hình ảnh trang 22,1 thảo luận các câu hỏi trong SGK, sử dụng  kĩ thuật khăn trải bàn, hỏi – đáp. Hoàn thàn phiếu học tập số 1

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Quan sát hình 22.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì? 
2. Tế bào là gì? 

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 3: Chức năng của tế bào.

GV cho HS quan sát hình ảnh sau nêuu chức năng của tế bào

– GV giới thiệu sơ đồ mối quan hệ giữa chức năng của tế bào với cơ thể và môi trường

Rút ra kết luận: 

– Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

– Tế bào có thể thực hiện các chức năng của cơ thể như: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản

 

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 4: Kích thước và hình hạng của tế bào là gì? 

Đặt vấn đề: Chúng ta quan sát những tế bào này bằng cách nào?

– Quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, trứng ếch,…

– Quang sát bằng kính hiển vi quang học: tế bào vi khuẩn, tế bào động vật,

GV cho HS quan sát hình ảnh trang  17.2; 17.3  thảo luận các câu hỏi trong SGK, sử dụng  kĩ thuật khăn trải bàn, hỏi – đáp. Hoàn thàn phiếu học tập số 2

 

GV Giới thiệu kích thước của một số tế bào

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
3. Quan sát hình 17.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ. 
4. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3.

 

Thực hiện nhiệm vụ học tập 

  – HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập

        + Nhận giấy A0 chia thành 4 phần và 1 phần trung tâm

        + Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình

        + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm

   – HS trình bày theo phân công 

       + Nhóm 1 : câu 1 + Nhóm 2 : câu 2

       + Nhóm 3 : câu 3 + Nhóm 4 : câu 4

   – HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập

 Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

– GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

 

PHIẾU HỌC TẬP (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
1. Quan sát hình 22.1, em hãy cho biết đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là gì?  Đơn vị cấu trúc nên cơ thể sinh vật là tế bào.
2. Tế bào là gì?  Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể
3. Quan sát hình 22.2, hãy cho biết kích thước của tế bào. Chúng ta có thể quan sát tế bào bằng những cách nào? Lấy ví dụ.    Tế bào có kích thước đa dạng, khoảng kích thước tế bào giới hạn từ đơn vị m (micrometre, tế bào vi khuẩn) đến đơn vị mm (millimetre, tế bào trứng). Có thế quan sát tế bào bằng kính hiển vi, kính lúp, mắt thường tùy vào kích thước của tế bào. Ví dụ: tế bào vi khuẩn phải quan sát dưới kính hiển vi, tế bào trứng cá có thể quan sát bằng kính lúp hoặc mắt thường.
  4. Hãy cho biết một số hình dạng của các tế bào trong hình 17.3. Mỗi loại tế bào trong cơ thể có hình dạng khác nhau: hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào biểu mô), hình sợi (tế bào cơ),…

Luyện tập

   * Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

   – Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận.

    Thông qua các nội dung thảo luận của hoạt động 1 và 2, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

– Các cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. Có cơ thể được tạo nên từ một tế bào (vi khuẩn); cơ thể động vật, thực vật, người có thể được tạo nên từ hàng tỉ tế bào.

– Tế bào thực hiện chức năng cơ bản của cơ thể sống: trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, sinh sản.

Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ đơn vị nhỏ nhất, cơ bản nhất là tế bào nên tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống. (H)

Tế bào có kích thước nhỏ, phần lớn không quan sát được bằng mắt thường mà phải sử dụng kính hiển vi.

Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cẩu (tế bào trứng); hình đĩa (tế bào hồng cẩu); hình sợi (tế bào sợi nấm); hình sao (tế bào thần kinh); hình trụ (tế bào lót xoang mũi); hình thoi (tế bào cơ trơn); hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),…

Sản phẩm học tập 

 – Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:

Phương pháp đánh giá: hỏi – đáp

Công cụ đánh giá là câu hỏi tự luận:

       – Thang đo số 1

Thang đo 1
Tiêu chí:  Trả lời câu hỏi Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức 1 – Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng.
Mức 2 –  Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích.  
Mức 3 – Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn.
Mức 4 – Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn.

 

Hoạt động 2: Phân biệt các loại tế bào (45phút)

Mục tiêu hoạt động

KHTN 1.3        8.TC 1.1

  1. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; tranh ảnh, mô hình

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1 : Tìm hiểu các thành phần chính của tế bào

– GV: Sử dụng phương pháp trực quan yêu cầu HS hoạt động thảo luận để nhận biết cấu tạo và chức năng các thành phần chính cấu tạo nên tế bào. 

– GV sử dụng các tranh, ảnh về cấu tạo tế bào nhân sơ, tế bào thực vật, động vật. Yêu cầu HS quan sát và chỉ ra thành phần có ở tất cả các tế bào là gì? Vị trí trong tế bào?

– HS đọc thông tin trong SGK để trình bày chức năng các thành phần vừa nêu và trả lời câu hỏi trong SGK.

– GV nhận xét: ngoài ba thành phần chính, tế bào còn có các thành phần khác, GV dẫn dắt chuyển ý

Quan sát hình 17.4,17.5 và Hoàn thành phiếu học tập số 3

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Bảng hỏi)
Câu hỏi Trả lời
4. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.    
5. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ va tế bào nhân thực.
6. Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?

Thực hiện nhiệm vụ học tập 

  – HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, hoàn thành nhiệm vụ học tập

        + Mỗi thành viên độc lập suy nghĩ viết câu trả lời vào ô của mình

        + Thảo luận thống nhất ý kiến ghi nội dung học tập vào phần trung tâm

   – HS trình bày theo phân công 

       + Nhóm 1 : câu 4 + Nhóm 2 : câu 5

       + Nhóm 3 : câu 6 + Nhóm 4 : câu 7

   – HS các nhóm hỏi – đáp lẫn nhau , hoàn thành nhiệm vụ học tập

 Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– Mỗi nhóm cử 1 HS đại diện lên trình bày kết quả 

– GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Bổ sung kiến thức

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

  1. Nhận biết các thành phần có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

    (1) màng tế bào           (2) chất tế bào

    (3) vùng nhân (tế bào nhân sơ) hoặc nhân (tế bào nhân thực).

  1. Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Thành phần cấu tạo Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Màng tế bào + +
Chất tế bào + +
Màng nhân +
  1.   Thành phần nào có trong tế bào thực vật mà không có trong tế bào động vật?

    Tế bào thực vật có lục lạp, tế bào động vật không có.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập 2 : Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật

– Yêu cầu HS quan sát hình 17.4, 17.5  và cho biết tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực là gì?

– GV sử dụng tranh, ảnh so sánh tế bào nhân thực và nhân sơ hoặc yêu cầu HS quan sát  SGK và so sánh tế bào thực vật và tế bào động vật. Tổ chức để HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Thực hiện nhiệm vụ học tập 

  –  HS hoạt động nhóm, quan sát tranh, thảo luận hoàn thành phiếu học 

     – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, và các nhóm nhận xét và lẫn nhau      

+ Nhóm 1,2 : Câu 1. So sánh tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ       

+ Nhóm 3,4 : Câu 2. So sánh tế bào thực vật và tế bào động vật

– Các nhóm treo hình lên bảng và thuyết trình kết quả làm việc.

– GV nhận xét, đánh giá các nhóm và bổ sung kiến thức.

. Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS trình bày theo phân công 

– GV đánh giá sản phẩm của HS và bổ sung kiến thức    

– Dự kiến sản phẩm của học sinh

Câu 1: Điểm giống và khác nhau ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: (H)

– Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.

– Khác nhau:

Các thành phần cấu tạo tế bào có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ: ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gongi,…

Câu 2: Điểm giống nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật:

 Giống nhau: 

– Đều là tế bào nhân thực.

– Trong cấu tạo có các thành phần: màng tế bào, tế bào chất và nhân. Ngoài ra còn có một số bào quan (ti thể, thể Gongi, mạng lưới nội chất,…).

Điểm khác nhau:

Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành tế bào Không
Không bào To, nằm ở trung tâm Nhỏ, chỉ có ở một số động vật đơn bào
Lục lạp Không

 

Luyện tập

* Tại sao thực vật có khả năng quang hợp?

– Tế bào thực vật có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp tổng hợp các chất cho tế bào.

    Thông qua các nội dung thảo luận của hoạt động, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận 

Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính là màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào; chất tế bào chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào; nhân tế bào (ở tế bào nhân thực) hoặc vùng nhân (ở tế bào nhân sơ) chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Tế bào động vật và thực vật đều là tế bào nhân thực. Tế bào thực vật có bào quan lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.

3.Sản phẩm học tập 

 – Nội dung các câu trả lời và phần trình bày của HS

  1. Phương án đánh giá:

Phương pháp đánh giá: hỏi – đáp

Công cụ đánh giá là câu hỏi tự luận:

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Nhận dạng được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực qua hình ảnh nhưng chưa biết đúng hay sai

– Mức 2:  Phân biệt được tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ qua một số dấu hiệu cơ bản.

– Mức 3: Vẽ được sơ đồ cấu tạo đơn giản của tế bào thực vật, tế bào động vật, tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ.

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: Lắng nghe

– Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3:Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

 

Hoạt động 3: Tìm chức năng các thành phần của tế bào (45 phút)

Mục tiêu hoạt động

  1. KHTN 1.2 17.TN
  2. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4nhóm;

Trò chơi, phiếu học tập. 

Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các thành phần chính trong tế bào 

      –  GV cho HS  thảo luận và thực hiện các nội dung sau: 

7. Xác định chức năng các thành phần của tế bào bằng cách ghép mỗi thành phần cấu tạo ở cột A với một chức năng ở cột B.

Quan sát 2 chiếc lá cây. Nhận xét về màu sắc của 2 chiếc lá? Tại sao lá 1 có màu xanh?

Lá 1  Lá 2

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Thành phần cấu tạo tế bào thực vật Chức năng
1.Màng tế bào
2. Chất tế bào
3. Nhân tế bào

 

 HS thực hiện nhiệm vụ học tập

    – HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập

Liên hệ bảo vệ môi trường : không được bẻ cành, hái lá, chặt phá thân cây làm ảnh hưởng đến sức  sống của cây (trừ các loại cây thu hoạch lá, hoặc sự cần thiết khác)      

GV: 2. Tế bào thực vật có lục lạp chứa sắc tố, tham gia quá trình quang hợp. Do đó thực vật có hình thức sống tự dưỡng. Tế bào động vật không có lục lạp nên không có khả năng quang hợp, do đó động vật là sinh vật dị dưỡng. (H)

Thành tế bào ở thực vật giúp cây cứng cáp dù không có bộ xương như ở động vật. (H)

GV cần nhấn mạnh vai trò của ba thành phần: thành tế bào, không bào, lục lạp đối với tế bào thực vật, đây cũng là đặc điểm khác biệt cơ bản so với tế bào động vật.

GV có thể mở rộng kiến thức về cấu tạo của lục lạp để HS biết được màu xanh trên hành tinh là do đâu mà có? Tại sao cây xanh có thể quang hợp được? Quang hợp có ý nghĩa gì cho cuộc sống trên Trái Đất? . Không bào trong tế bào thực vật được coi là “hồ chứa nước” cho cây. Thành tế bào được coi như “khung nhà”,…

. Báo cáo kết quả và thảo luận: 

– HS trình bày theo phân công 

– GV đánh giá sản phẩm của HS và bổ sung kiến thức    

Luyện tập:

Câu 1. Nêu khái niệm tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.

Câu 2. Tế bào ở hình bên mô tả tế bào động vật hay thực vật? Giải thích?

Câu 3. Thành phần cấu tạo nào dưới đây có ở mọi tế bào?

  1. Màng tế bào. B. Lục lạp. C. Không bào. D. Hệ thống nội màng.

Câu 4. Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường? Từ đó em hãy đưa ra cách bảo quản thực phẩm phù hợp.

  1. Sản phẩm học tập: 

 PHT 4:   1.b; 2.c; 3.a

Câu 1. B

Câu 2. Tế bào trong hình mô tả tế bào thực vật vì trong tế bào có cẩu trúc thành tế bào, lục lạp, không bào đặc trưng ở thực vật. (H)

Câu 3. A. (B)

Câu 4. Khi bảo quản rau củ trong ngăn đá, nước trong tế bào đông cứng, dãn nở phá vỡ cấu trúc thành tế bào dẫn đến tế bào thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt, cấu tạo tế bào động vật không có thành tế bào nên không xảy ra hiện tượng đó. Chỉ nên bảo quản thịt, cá trong ngăn đá; rau nên bảo quản ở ngăn mát. (VD)

  1. Phương án đánh giá:

Phương pháp đánh giá: Viết.

Công cụ đánh giá: Rubric

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng.

– Mức 2:  Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích.

– Mức 3: Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn.

– Mức 4: Trả lời đúng câu hỏi. Viết

Báo cáo rõ ràng ,chính xác

– Mức 1: trình bày khá tốt, lắng nghe

– Mức 2: trình bày khá tốt, hơi dài. Có lắng nghe, phản hồi

– Mức 3: trình bày rõ ràng, ngắn gọn. Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả

 

 

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bao (45 phút)

Mục tiêu hoạt động

10.KHTN.2.4            15. GT-HT.4            16. TT.1

  1. Tổ chức hoạt động

Chuẩn bị: GV chia lớp thành 4 nhóm; video, tranh

– GV sử dụng phương pháp trực quan kết hợp nêu vấn đề kết hợp với hoạt động thảo luận nhóm 

HS xem video sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật và tế bào động vật

     GV đặt vấn đề:  Vì sao cây đậu tương lớn lên được?

Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào

HS hoạt động thảo luận nhóm để nhận ra sự lớn lên và phân chia tế bào thông qua các câu hỏi gợi ý SGK và video clip. Hoàn thành phiếu học tập số 5,6

Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?

  1. Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.
  1.     Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n.
  2. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể năng 50 kg và sự phát triển của cây ngô, theo em, sự thay đổi này là do đâu? 
PHIẾU HỌC TẬP 5
Câu hỏi Trả lời
Vì sao tế bào lớn lên được?
Mô tả sự lớn lên của tế bào
Mô tả sự phân chia của tế bào
Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật
Vì sao tế bào lớn lên được?

 

PHIẾU HỌC TẬP 6
Câu hỏi Trả lời
8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
9. Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.
10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n.
11. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể năng 50 kg và sự phát triển của cây ngô, theo em, sự thay đổi này là do đâu? 

 

HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập 5

– Các nhóm gắn phiếu học tập 3 và trình bày kết quả thảo luận

Báo cáo kết quả và thảo luận:

– Các nhóm nhận xét trao đổi lẫn nhau hoàn chỉnh phiếu học tập 5

– GV nhận xét kết quả của mỗi nhóm và bổ sung 

Luyện tập

* Quan sát hình 17.8, 17.9, hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

– Sự phân chia của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.

    Thông quan các nội dung thảo luận của hoạt động 3, GV hướng dẫn cho HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.

Vận dụng

   * Vì sao khi thằn lằn đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh?

   – Do các tế bào có khả năng sinh sản để thay thế các tế bào đã mất.

  1. Sản phẩm học tập:
PHIẾU HỌC TẬP 5
Vì sao tế bào lớn lên được? Nhờ vào quá trình trao đổi chất
Mô tả sự lớn lên của tế bào Tế bào non thay đổi về kích thước, khối lượng lớn dần lên thành tế bào trưởng thành
Mô tả sự phân chia của tế bào – Tách một nhân thành 2 nhân tách xa nhau

– Phân chia chất tế bào đều sang 2 bên

– Hình thành vách ngăn chia tế bào mẹ thành hai tế bào con

Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia của tế bào đối với sinh vật Giúp cho cơ thể sinh vật lớn lên và trưởng thành 
Vì sao tế bào lớn lên được? Nhờ vào quá trình trao đổi chất

 

PHIẾU HỌC TẬP 6
8. Quan sát hình 17.6a, 17.6b, cho biết dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào? Tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tế bào (màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào).
9. Quan sát hình 17.7a, 17.7b, hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh sản của tế bào.   Nhân tế bào và chất tế bào phân chia. Ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn tạo hai tế bào mới không tách rời nhau. Ở tế bào động vật, hình thành eo thắt tạo thành hai tế bào mới tách rời nhau.
10. Hãy tính số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ I, II, III của tế bào trong sơ đồ hình 17.8. Từ đó, xác định số tế bào con được tạo ra ở lần sinh sản thứ n. – Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ I: 21 tế bào;

– Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ II: 22 tế bào;

– Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ III: 23 tế bào;

 – Số tế bào con tạo ra ở lần phân chia thứ n: 2n tế bào.

11. Em bé sinh ra nặng 3 kg, khi trưởng thành có thể năng 50 kg và sự phát triển của cây ngô, theo em, sự thay đổi này là do đâu?  Sự tăng lên về khối lượng và kích thước cơ thể là do sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  1. Phương án đánh giá:

Phương pháp đánh giá: Viết.

Công cụ đánh giá: Rubric

RUBRIC
Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Kết quả phiếu học tập

– Mức 1: Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng.

– Mức 2:  Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích.

– Mức 3: Trả lời đúng câu hỏi. Diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn

Mức độ tham gia hoạt động nhóm

– Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung

– Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

– Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực,  làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu.

Xem thêm các bài viết liên quan của Giáo án khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo trong bài viết này nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *